Cách làm thịt cho be ăn dặm kiểu Nhật

bởi Min Min

Thu, 28 Apr 2016 15:31:00 GMT

Tất cả những gì cho con ăn dặm các mẹ đều có thể chế biến thành đồ đông lạnh được, nên tùy theo khẩu vị của con, số lượng con ăn và tùy theo mùa để quyết định chế đồ ăn dặm đông lạnh cho con. Ngoài ra, sau khi chế biến các mẹ nhớ ghi ngày tháng chế biến vì đồ ăn dặm đông lạnh chỉ dùng được trong vòng 1 tuần.

Ở Nhật, các bà mẹ Nhật thường chế biến ăn dặm cho con 1 lần/ tuần và để vào ngăn đá tủ lạnh, đến bữa chỉ việc lấy ra làm nóng là con có thể ăn được luôn. Đây là một trong những cách tiết kiệm thời gian để làm những việc khác của mẹ Nhật.

Như ở Việt Nam mình các mẹ chỉ được nghỉ 6 tháng là phải đi làm lại, nên với cách chế biến này thì các mẹ sẽ yên tâm là con mình được ăn dặm đầy đủ, lại có thể đổi món cho con theo từng bữa, từng ngày. Các mẹ cùng xem nhé!

1. Việc chế biến đồ ăn dặm đông lạnh cũng có vài điều cần chú ý

- Mua đồ tươi mới về, trong ngày là chế biến luôn, rồi để đông lạnh luôn.

- Đồ ăn dặm đông lạnh chỉ ăn trong 1 tuần.

2. Các dụng cụ, đồ dùng cần thiết khi chế biến đồ ăn dặm đông lạnh

- Khay chứa thức ăn (giống như khay làm đá) và túi bảo quản thực phẩm.

- Ngoài ra, vì đồ đông lạnh sẽ nấu số lượng nhiều để dự trữ nên ngoài bộ dụng cụ chế ăn dặm thì các mẹ có thể sự dụng máy xay để tiện lợi và đỡ tốn sức lực mài, nghiền.

3. Cách chế đồ ăn dặm đông lạnh cho bé

Cháo nhuyễn:

Các mẹ nấu cháo nhuyễn như bình thường, có thể dùng tay hoặc máy để nghiền cháo. Nấu số lượng nhiều một chút rồi cho vào khay để đá, để đông lạnh. Các mẹ nấu 45g gạo, 450ml nước thì được như dưới đây, các mẹ dựa theo nhu cầu của con mình để ước lượng số cháo cần nấu cho con ăn trong vòng 1 tuần.

Sau khi đông thành đá thì lấy ra, cho vào túi bảo quản thực phẩm

Và đây là thành phẩm cháo đông lạnh

Cà rốt

Đối với rau củ quả, như cà rốt, khoai tây, khoai lang... các mẹ hãy luộc chín, sau đó:

  • Một là cho vào túi nylon đựng thực phẩm sạch rồi dùng muỗng, hoặc chày nghiền nhuyễn.
  • Hai là dùng máy xay để xay nhuyễn.

Dàn đều ra, sau đó lấy một chiếc đũa chia thành từng phần nhỏ

Sau đó cho vào đông lạnh. Khi lấy ra chúng ta chỉ cần bẻ nhẹ một cái là sẽ thành từng viên nhỏ để tiện phục vụ từng bữa ăn của bé.

Cách làm tương tự như cà rốt, và đây là thành phẩm khoai tây và cà rốt đông lạnh

Với bí đỏ các mẹ cũng làm tương tự. Với khoai lang, các mẹ cũng chế biến như thế nhé!

Nước rau củ luộc

Nước rau củ luộc cũng làm tương tự vậy nhé các mẹ. Thành phần để chế nước rau củ cho bé là một vài loại rau củ lấy nước (mùa nào thì rau củ đó là ngon nhất) bao gồm: củ cải, cà rốt, bắp cải, khoai lang, nấm + 600ml nước.

Sau khi luộc xong các mẹ để riêng nước và cái. Cái thì đem xay, nước thì để nguyên rồi cho vào khuôn làm đông đá.

Và thành phẩm nước luộc đã được đông đá

Thành phẩm hỗn hợp rau củ luộc đông đá

Cá 

Sau khi ăn dặm 3 tuần thì các mẹ nên cho con tập ăn đạm, và món cá là món đầu tiên. Cách chế biến cá để đông lạnh cũng hết sức đơn giản: cá đem luộc chín bỏ da, dùng tay kiếm tra xem có xương thì bỏ hết xương đi rồi cho vào cối nghiền nhuyễn.

Tiếp theo cho vào túi bảo quản thực phẩm, cũng chia thành từng phần nhỏ. Cuối cùng là cho vào ngăn đá.

Lưu ý: Tất cả những gì cho con ăn dặm các mẹ đều có thể chế biến thành đồ đông lạnh được, nên tùy theo khẩu vị của con, số lượng con ăn và tùy theo mùa để quyết định chế đồ ăn dặm đông lạnh cho con. Ngoài ra, sau khi chế biến các mẹ nhớ ghi ngày tháng chế biến vì đồ ăn dặm đông lạnh chỉ dùng được trong vòng 1 tuần.

Bạn có thể xem thêm:

St

(Còn tiếp)

Xem nội dung đầy đủ

Hiện nay, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được rất nhiều bà mẹ Việt quan tâm vì mang lại nhiều ưu điểm vượt trội trong việc chăm sóc trẻ. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật để lên thực đơn ăn dặm cho bé từ 5 – 18 tháng tuổi nhé.

4 ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Cách làm thịt cho be ăn dặm kiểu Nhật
Bộ cối rây dùng để chế biến thức ăn dặm cho trẻ
  1. Ưu điểm đầu tiên của phương pháp này là việc chế biến thức ăn không dùng cối xay mà dùng cối giã và rây để làm mịn thức ăn, giúp bé yêu dễ nuốt và cảm nhận được đầy đủ hương vị, tính chất của món ăn. Đồng thời, giúp các bà mẹ dễ dàng điều chỉnh được độ lỏng, đặc, độ thô của món ăn theo từng giai đoạn phát triển của bé.
  2. Trong quá trình bé tập ăn dặm, việc ăn từ lỏng đến đặc, từ mịn tới thô, từ ít tới nhiều… giúp bé dần tự học được kỹ năng nhai, nuốt tốt.
  3. Kích thích vị giác: Việc bạn cho bé ăn riêng từng loại thức ăn giúp con nhận biết được mùi vị của từng loại thực phẩm.
  4. Hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì: Người Nhật không dùng xương, thịt để nấu nước dùng chế biến thức ăn dặm cho trẻ mà dùng cá khô bào và rong biển (những thực phẩm có hàm lượng canxi cao, ít chất béo). Loại nước dùng này gọi là dashi. Nhờ vậy, trẻ khỏe mạnh và không bị béo phì.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 5 – 18 tháng tuổi

Tùy theo sự phát triển của bé mà bạn chọn thời điểm cho con ăn dặm thích hợp. Thông thường khi được 5 – 6 tháng tuổi, bé có thể ngồi được nếu có sự hỗ trợ. Đây là giai đoạn thích hợp để tập cho bé bắt đầu ăn dặm.

Để lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật phù hợp với nguồn thực phẩm ở địa phương, bạn có thể dùng các loại rau củ như cà rốt, củ cải, bắp cải, cải bó xôi, bí đỏ, thịt gà… để nấu nước súp cho bé. Dưới đây là thực đơn cho bé ăn dặm qua 4 giai đoạn chính. Cụ thể như sau:

1. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 – 6 tháng tuổi

Đây là giai đoạn bé tập ăn dặm, bạn chỉ nên cho bé ăn 1 bữa/ngày, thức ăn lỏng, mịn. Mục đích là để cho bé tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa, tập phản xạ nuốt thức ăn. Cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật như sau:

  • Lượng sữa tiêu thụ của bé trong một ngày:
    • Trẻ bú mẹ: Cho bé bú theo nhu cầu.
    • Trẻ uống sữa công thức: ngày 6 cữ, mỗi cữ khoảng từ 90 – 120ml.
  • Số bữa ăn/ngày: 1 bữa/ngày nên cho bé ăn vào gần trưa (10 giờ). Lượng thức ăn tăng dần: cháo 5 – 30g, rau củ quả 5 – 20g, đạm 5 – 10g.
  • Lưu ý khi nấu cháo cho bé 5 – 6 tháng tuổi:
    • Cháo trắng nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước hoặc 1 cơm : 4,5 nước. Lưu ý tỷ lệ này là dùng cho nồi cơm điện có chế độ nấu cháo. Nếu nấu bằng nồi thông thường, bạn phải tăng lượng nước lên cho phù hợp.
    • Không nêm muối vào thức ăn của bé, chỉ nên cho bé ăn cá có thịt màu trắng như cá lóc, cá rô, cá điêu hồng, cá thu, cá chẽm… nhằm tránh dị ứng.

Sau khi bé tập ăn dặm được khoảng 1 – 2 tuần, bữa ăn của bé phải có đầy đủ ba nhóm thực phẩm chính gồm: tinh bột (gạo, miến, mì, bún), đạm (thịt, cá, đậu…), chất xơ (rau, củ, quả).

Các loại rau củ mà bé có thể ăn trong giai đoạn này là: bí đỏ, cà rốt, bông cải, khoai tây, khoai lang, đậu Hà Lan, cải ngọt, cải bó xôi… hấp/luộc chín, giã nhuyễn, rây mịn. Với bé 5 – 6 tháng tuổi, bạn chỉ nên cho bé ăn đậu phụ trắng, thịt gà, lòng đỏ trứng gà (luộc chín kỹ), cá thịt trắng (cá lóc, cá điêu hồng, cá rô)… để tránh dị ứng.

Bạn có thể nạo nhuyễn các loại trái cây như: bơ, chuối, xoài, đu đủ chín nhừ, dưa hấu, lê, táo… cho bé ăn tráng miệng.

Skip to content

Khi áp dụng chế độ ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ được thưởng thức rất nhiều món ăn ngon với những hương vị khác nhau và đòi hỏi mẹ cần phải có nhiều quỹ thời gian. Để tiết kiệm thời gian chế biến, mẹ có thể nấu trước món cháo trắng với nồi nấu cháo cho bé của hãng BBcooker. Đây là nồi nấu chậm nên cháo sẽ được chín từ từ, mềm và mịn hơn. Khi nấu cho bé bạn chỉ cần múc 1 ít cháo ra, cho vào rây đánh nhuyễn không cần phải xay.

THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ 9 – 10 – 11 THÁNG TUỔI

Giai đoạn này, bé có thể ăn được hầu hết các loại rau. Có thể cho bé ăn cả phần cuống rau bina (cắt nhỏ). Bé có thể ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng. Tuy nhiên, nên cho bé ăn trứng chín hoàn toàn. Bé có thể ăn hầu hết các món cá, trừ món sashimi (cá sống). Nên cho bé ăn thêm gan gà, các loại thịt có màu đỏ, đậu quả, đậu hũ để bổ sung chất sắt

Số lượng bữa dặm: 3 bữa/ngày

Số lượng sữa: 600 ~ 800ml/ngày

Độ thô của cháo: tỷ lệ 1 gạo: 5 nước (4 -5 cup nước với 50g gạo, gần giống cơm của ng lớn nhưng nát hơn)

Nguyên liệu như giai đoạn trước cộng thêm

Đạm cá 15 gr (thêm tôm đồng)

Đạm thịt lợn/bò/gà: 5-18 gr

Cháo 1:5~1:3 90-100 gr (thêm bún, miến)

Rau: 30-40 gr (thêm giá đỗ, măng, nori)

Chú ý nấu các món thịt màu đỏ hoặc có thành phần là gan để chống thiếu sắt.

45. Cá nục sốt tương 10 phút

1/2 thìa cà phê tương hột, 1 thìa cà phê đường, 30 nước dùng, chút bột năng, 50g cá nục, 1 tẹo gừng tươi.

Cá nục hấp/luộc chín với 1 chút gừng cho thơm, rồi dằm nhuyễn để lọc hết da va xương nhỏ. Hòa nước dùng + đường + tương hột thành 1 hỗn hợp, cho thịt cá vào đun ở lửa nhỏ (rim) khoảng 5p. Cuối cùng hòa bột năng, đổ vào để làm sánh món ăn là xong.

Cách làm thịt cho be ăn dặm kiểu Nhật

Món này dùng để ăn với cháo.

46. Mực và khoai môn viên (15 phút)

30g khoai môn, 50g mực, ½ thìa cà phê bột chiên.

Khoai môn cắt lát mỏng, hấp chín, thái hạt lựu khoảng 0,5mm. Mực xay nhuyễn, trộn với bột chiên cho mịn, viên thành từng viên nhỏ đường kính 1cm rồi lăn qua khoai môn cho khoai dính đều. Cho các viên mực vào nồi, hấp cách thủy cho chín.

Chú ý: Có thể hấp khoai môn trong lò vi sóng cho chín trong 2 phút.

47. Món cơm thịt lợn viên (10 phút)

30g thịt lợn xay, 250ml nước dùng gà, hành lá vừa đủ, ½ thìa dầu hào, 60g gạo.

Dùng ½ chỗ nước dùng để nấu 60g gạo thành dạng cháo đặc (cơm nát). Trộn dầu hào với ½ chỗ nước dùng còn lại, rim thịt lợn trong khoảng 5 phút cho chín thịt. Cho chỗ cơm nát vào xào với thịt rim và hành lá cắt nhỏ, đun tới khi hành lá chín là ok.

Chú ý: Có thể đập thêm ½ cái lòng đỏ trứng gà vào, hỗn hợp cơm vừa xào, hấp thêm 3 phút cho trứng chín sẽ thành món cơm trứng ốp lết.

48. Thịt bò cuộn bắp cải (15 phút)

30g thịt bò xay (phần hơi mỡ), 1 thìa cà phê hành tây, 3 lá bắp cải cỡ vừa (có thể dùng lá cải thảo), 1 chút bột năng, 100ml nước dùng, tẹo muối.

(1) lá bắp cải rửa sạch, bỏ phần cuộng cứng, hấp chín nhưng chú ý không làm rách. (2), Thịt bò xào với hành tây cho chín tới. Dùng lá bắp cải để cuộn nhân là phần thịt bò vừa xào thành từng thanh thuôn dài, ghim lại bằng tăm tre cho khỏi tuột. Đổ nước dùng vào chảo sâu lòng, cho các cuộn thịt bò vào, rim nhỏ lửa tới khi nước cạn còn ½ (khoảng 5- 6p). Lấy các cuộn thịt bò ra, cắt nhỏ vừa bé ăn. Chỗ nước rim còn lại cho bột năng và chút muối vào, đun sôi lạitạo sốt rưới lên các miếng thịt bò cuộn.

Chú ý: Có thể dùng nước sốt trắng để ăn kèm, như vậy không cần làm sốt mà dùng tới muối.

49. Cơm trứng rau củ (15 phút)

20g củ cải, 10 – 20g rau chân vịt, ½ lòng đỏ trứng gà, 250ml nước dùng gà, 60g gạo.

Rau củ hấp chín, bằm nhở tới độ thô bé ăn. Dùng ½ lượng nước dùng để nấu 60g gạo thành cháo đặc (cơm nát). Dùng ½ chỗ nước dùng còn lại rim rau củ cho mềm nhừ. Đánh tan lòng đỏ trứng, xào với cơm.

Chú ý: Để riêng phàn rau củ rim 1 đĩa, và xúc cơm rang với trứng vào 1 bát nhỏ. Khi ăn mới trộn chung.

50. Ức gà xào cải thảo và dầu vừng cho bé 10-11 tháng tuổi ăn dặm (10 phút)

50g cải thảo, 30g ức gà, 1 thìa cà phê dầu vừng (mè), ½ thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê xì dầu

Cải thảo luộc chín cả lá, thái con chì cỡ 1mm theo chiều ngang của lá. Ức gà thái quân cờ cỡ 5mm, hấp/luộc chín. Trộn hỗn hợp gồm dầu vừng, đường, xì dầu cho đều, cho cải thảo và ức gà đã làm chín vào xào thêm khoảng 2p là ok.

Chú ý: nếu miếng thịt gà vẫn to hơn khả năng ăn của bé, thì có thể dùng tay xé thành miếng bé hơn.

51. Gà xào bí đỏ (10 phút)

30g ức gà, 60g bí đỏ, ½ thìa cà phê xì dầu, 100ml nước dùng, bột năng 1 chút

Bí đỏ hấp chín, cắt hình quân cờ cỡ 1,5cm. Ức gà bằm nhỏ tới độ thô bé ăn (hình quân cờ cỡ 5mm), rim với hỗn hợp gồm nước dùng + nc xì dầu ở lửa nhỏ cho chín mếm (khoảng 7p). Cho bí đỏ vào đun cùng. Cuối cùng cho bột năng vào cho sánh.

Cách làm thịt cho be ăn dặm kiểu Nhật

Chú ý: Nên đổ thịt gà vào hỗn hợp rồi mới đun, như vậy thịt sẽ không bị vón.

52. Gà hấp khoai lang và sữa (10 phút)

30g khoai lang, ½ quả trứng gà, 60ml sữa tươi, 20g ức gà

Khoai lang cắt lát mỏng, hấp trong LVS koảng 1p cho chín. Dằm nát bằng dĩa khi còn nóng. Trộn khoai lang nghiền với thịt gà bằm, trứng gà quậy nát và sữa thành 1 hỗn hợp đồng nhất. Trút vào 1 cái bát/ chén sứ sâu lòng có bôi lớp dầu mỏng cho khỏi dính. Cho vào lò vi sóng hấp từ 2 – 5p cho tới khi xăm ở giữa thấy không dính que thăm là chín.

Chú ý: Có thể hấp ½ tg, rồi bỏ ra phết 1 lớp lòng đỏ trứng lên mặt thì sẽ đẹp mắt và ngon hơn..

53. Bánh nướng kiểu Pháp (10 phút)

4 lát bánh mỳ gối, ½ quả trứng gà, 1 thìa cà phê đường, 45ml sữa, 5g bơ

Trộn hỗn hợp sữa + đường + trứng gà cho đều. Bánh mỳ gối bỏ riềm cứng, cắt miếng vừa bé ăn. Phết hỗn hợp vừa trộn lên mặt bánh mỳ, cho lên chảo đã có sẵn bơ nóng chảy, rán tới khi mỗi mặt có màu nâu nhạt là ok.

Nên dùng chảo không dính để bánh không bị cháy và dính khi rán.

54. Khoai lang rán (5 phút)

80g khoai lang, 1 thìa cà phê dầu mè, ½ thìa cà phê đường, 1 – 2 thìa cà phê xì dầu.

Khoai lang cắt miếng vừa ăn, hấp chín. Hòa hỗn hợp gồm đường + dầu mè + xì dầu cho tan đều, sau đó cho khoai lang vào rim cho tới khi nước cạn là ok.

Chú ý: Có thể rắc chút hạt vừng rang vàng lên trên cho đẹp mắt.

55. Gan nấu củ cải (15 phút)

50g củ cải, 40g gan gà, 100ml nước dùng, 1 thìa xì dàu, 1 chút bột năng

Luộc gan gà với 1 chút gừng cho thơm, rồi cắt miếng vừa ăn (hình quân cỡ cỡ 1cm). Củ cải cắt miếng vừa ăn (quân cỡ cỡ 1cm), cũng luộc chín bằng 1.2 chỗ nước dùng. Chỗ nước dùng còn lại cho chút bột năng vào tạo sánh, cho xì dầu vào đun làm thành nước sốt. Khi ăn thì rưới lên phần củ cải và gan gà đã làm chín.

Chú ý: Cần phải đảm bảo gan gà đã chín kỹ (không còn chảy ra nước đỏ) để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

56. Udon sốt thịt heo (10 phút)

1/2 muỗng lớn hành tây băm nhuyễn (7,5g), 1 muỗng lớn thịt heo băm (15 g), 1 gói sốt cà chua dành cho em bé, 1/4 ly nước (50 ml), 60 g udon (ở Việt Nam có thể thay bằng bánh canh hoặc bún sợi to)

(1) Cho nước, hành tây, thịt heo băm vào nồi, trộn đều, nấu trên lửa nhỏ khoảng 1 phút.

(2) Cho sốt cà chua vào trộn đều, tắt lửa. Cho undon cắt ngắn 2 cm vào, trộn đều.

Có thể thay nước bằng nước luộc gà và cho thêm phô mai lát xắt sợi để tăng dinh dưỡng cho bé.

57. Canh đậu hũ, nấm kim châm, cải ngọt (10 phút)

30g đậu hũ, 30g cải ngọt, 20g nấm kim châm, nước dashi, 1/3 ly nước lọc, nước tương

(1) Đậu hũ cắt miếng dày 1 cm. Cải ngọt luộc chín mềm, cắt khúc dài 1 cm. Nấm kim châm cắt khúc dài 1 cm.

(2) Cho (1) vào nồi cùng với nước lọc, nấu sôi trên lửa nhỏ khoảng 2 phút, cho thêm nước dashi vào trộn đều, nêm nước tương. Có thể chọn đậu hũ non hoặc đậu hũ trắng bình thường.

THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ TỪ 12 – 15 THÁNG TUỔI

Mục tiêu của giai đoạn này là cho bé ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để hướng đến việc thôi cho bé uống sữa. Sang giai đoạn này, bé có thể ăn gần như người lớn, vì vậy nên cho bé ăn cân bằng dinh dưỡng bằng nhiều loại thực phẩm. Cần chú ý ở giai đoạn này thức ăn của bé vẫn được nêm nhạt. Lượng muối nêm cho bé bằng 1/4 muỗng nhỏ (1 muỗng nhỏ bằng 2,5 g).

58. Súp rau kiểu Ý (minestrone) (10 phút)

10 g nui, 2 cây xúc xích, 1 muỗng lớn hành tây, 3 cm rau cần (lấy phần cọng nhỏ), 3 cm cà rốt, 1/4 quả cà chua, 1/2 ly nước rau luộc, một ít muối.

(1) Nui luộc chín, vớt ra rổ. Xúc xích cắt nhỏ vừa ăn. Rau cần xắt mỏng. Cà rốt xắt miếng dày 1 cm. Cà chua bỏ vỏ và hạt, băm nhỏ. Hành tây cắt miếng dày 2 cm.

(2) Cho nước luộc rau vào (1), nấu sôi 3 phút, nêm vừa ăn.

Nếu xúc xích mặn, nên luộc qua cho bớt mặn.

59. Cá ngừ lưỡi kiếm chiên (10 phút)

50 g cá ngừ lưỡi kiếm, 20 g rau bina, dầu ăn, một ít bột phô mai, một ít muối.

(1) Cá ngừ lưỡi kiếm cắt miếng dài, mỏng, ướp muối. Rau bina luộc chín, cắt khúc 1 cm.

(2) Cho dầu ăn vào chảo, chiên cá vàng hai mặt. Chỗ còn lại của chảo thì xào rau bina.

(3) Vớt cá ra dĩa, rắc bột phô mai lên trên. Cho thêm rau bina lên dĩa.

Có thể luộc rau bina rồi chia từng phần nhỏ, trữ đông, dùng dần.

60. Thịt và khoai tây viên bọc bột chiên (15 phút)

2 muỗng lớn hành tây, 30 g thịt xay, 1/2 củ khoai tây, một ít muối, một ít trứng, một ít bột cà mì

(1) Khoai tây bọc nilon, quay trong lò vi sóng 2 phút, lật lại quay thêm 1 phút. Lột vỏ khi còn nóng, nghiền nhuyễn.

(2) Thịt bằm trộn với hành tây, xào qua, nêm vừa ăn.

Cách làm thịt cho be ăn dặm kiểu Nhật

(3) Trộn đều (1) với (2), nặn thành viên, nhúng qua trứng, lăn qua bột cà mì, chiên vàng với dầu 170 độ C.

Đối với người lớn, món này có thể nêm thêm muối và thêm sữa sẽ ngon hơn.

61. Bánh mì sandwich kẹp trứng (15 phút)

1 trứng gà luộc chín, 15 g phô mai tươi, 2 lát bánh mì (loại 12 lát)

(1) Trứng gà dằm nhỏ, trộn với phô mai tươi, phết lên bánh mì, kẹp thêm một lát bánh mì lên trên.

(2) Gói (1) trong giấy bạc, ấn nhẹ khoảng 5 phút cho hailớp bánh mì dính vào nhau. Cắt bỏ phần bìa bánh mì, sau đó cắt miếng vừa ăn.

62. Hamburger đậu hũ và thịt băm (15 phút)

30 g đậu hũ, 20 g thịt băm, 1 muỗng lớn bột bánh mì, 1 muỗng lớn hành tây băm nhỏ, vài khoanh cà rốt dày 5 mm, 2 muỗng nhỏ đường, 40 ml nước, một ít bơ, muối, dầu ăn.

(1) Cho đậu hũ, thịt băm, hành tây, bột bánh mì, muối vào tô, trộn đều. Chia làm hai phần, nặn thành miếng tròn.

(2) Cho dầu vào chảo, dầu sôi thì cho (1) vào chiên 2 phút.

(3) Cho cà rốt, bơ, đường, muối, nước vào nồi, nấu sôi lửa nhỏ khoảng 4 ~ 5 phút cho đến khi nước sền sệt, chan lên

63. Cơm sốt kem cải thảo và thịt nguội (10 phút)

1 lát thịt nguội, 1/2 lá cải thảo (20 g), 1 gói white sauce (thực phẩm trẻ em, nước sốt màu trắng làm từ bơ, sữa), 80g cơm, muối, một ít bột gạo.

(1) Cải thảo cắt làm 3 rồi xắt mỏng, thịt nguội cắt làm 4 rồi xắt mỏng.

(2) Cho 40 ml nước vào nồi nấu sôi, cho white sauce vào, trộn đều.

(3) Cho (1) vào (2), nêm muối, nấu sôi 1~ 2 phút.

(4) Khuấy bột bột gạo cho vào để tạo độ sánh. Chan sốt lên cơm.

Chọn loại thịt nguội ít muối và chất phụ gia.

64. Thịt cua viên rán (15 phút)

30 g thịt cua, 1/2 củ khoai tây, 2 muỗng lớn hành tây, 1 muỗng lớn sữa tươi, một ít muối, dầu ăn, trứng, bột cà mì.

(1) Thịt cua luộc (hoặc hấp) chín, xé tơi. Hành tây băm nhỏ, xào qua.

(2) Khoai tây bọc nilon, quay trong lò vi sóng 2 phút, lật lại quay thêm 1 phút. Lột vỏ khi còn nóng, nghiền nhuyễn.

(3) Trộn (1) và (2) với muối và sữa tươi. Chia làm 4 phần, viên tròn, lăn qua trứng, lăn qua bột cà mì, chiên vàng 1 phút với dầu ở nhiệt độ 170 độ C.

Dùng thịt càng cua sẽ dễ xé tơi hơn.

65. Cơm sốt thịt gà và trứng (5 phút)

1/8 củ hành tây, 1 muỗng nhỏ rong biển, 50 g thịt gà ức, 1/2 trứng gà, 1/4 ly nước dashi, 1/2 muỗng nhỏ đường, một ít nước tương, 80 g cơm.

(1) Ức gà xắt lát mỏng ngang thớ. Hành tây xắt miếng dày 5 mm, dài 1,5 cm. Rong biển luộc chín, xắt nhỏ.

(2) Cho thịt gà, hành tây, nước dashi, đường, nước tương vào nồi, nấu sôi nhỏ lửa. Khi sôi trộn đều, khi thịt gà đã săn cho thêm rong biển vào, cho trứng vào khuấy đều. Chan sốt lên cơm. Có thể thay hành tây bằng đầu hành lá băm nhỏ.

66. Thịt bò nướng kiểu Nhật (15 phút)

40 g thịt bò, 20 g hành lá, 20 g sợi shirataki (sợi như bún làm từ bột củ nhược こんにゃく), 1 muỗng nhỏ đường, 1/2 muỗng nhỏ nước tương.

(1) Thịt bò cắt miếng dài 1,5 cm, hành lá xắt mỏng. Sợi shirataki cắt ngắn 2 cm, luộc qua.

(2) Cho thịt bò và hành vào chảo, nêm đường, nước tương, nướng lửa vừa. Cuối cùng cho sơi shirataki vào, cho thêm chút nước dùng vào, tắt lửa.

Không luộc sợi shirataki quá kỹ.

67. Bánh pizza kiểu Nhật (10 phút)

1/2 lá bắp cải, 1/2 muỗng lớn bột mì, 1 muỗng lớn trứng gà, 5 g thịt heo, 1/2 muỗng lớn tép, 1/2 muỗng lớn nước, một ít muối, dầu ăn.

(1) Bắp cải, tép băm nhỏ.

(2) Trộn đều bột mì, trứng, muối, nước sao cho không bị vón cục. Cho thêm tôm, bắp cải vào trộn đều.

(3) Cho dầu vào chảo nóng, chia (2) làm 2 phần cho vào chảo nướng 2 phút. Cho thịt heo lên trên, lật lại nướng thêm 1 phút.

Chọn loại tép đã chế biến.

68. Sốt thịt bò và đậu hũ (10 phút)

50 g đậu hũ, 20 g thịt bò băm nhỏ, 1 muỗng lớn hành tây, 1 gói nước sốt cà chua (thực phẩm em bé), 40 ml nước, một ít bột gạo, muối.

(1) Đậu hũ gói trong giấy thấm cho ráo nước.

(2) Thịt bò băm nhỏ, hành tây đánh tơi, cho nước và sốt cà chua vào nấu sôi 1 phút.

(3) Cho đậu hũ vào (2), cho bột gạo tạo độ sánh, nêm muối vừa ăn.

Đậu hũ dùng tay bóp vụn sẽ ngon hơn

80 g cơm, 1 muỗng lớn hành tây, 30 g thịt gà ức, 1 cây măng tây, 1 túi sốt cà chua (thực phẩm em bé), muối, dầu ăn.

(1) Hành tây, thịt gà băm nhỏ. Măng tây cắt khúc vừa ăn.

(2) Xào thịt gà và hành tây với dầu ăn. Khi thịt đã săn, cho sốt cà chua, măng tây, muối vào, nấu thêm 1~2 phút.

Có thể cho thêm tương cà để tạo màu.

70. Thịt gà viên kho củ cải, cà rốt, củ ngưu bàng (20 phút)

30 g thịt gà xay, 1/2 muỗng nhỏ bột khoai tây, 1 muỗng nhỏ bột cà mì, 50 g củ cải, 20 g cà rốt, 10 g củ ngưu bàng, 1 ly nước dashi, 1 muỗng nhỏ nước tương, một ít bột gạo.

(1) Củ cải và cà rốt cắt miếng dày 1 cm, luộc chín. Củ ngưu bàng xắt mỏng, ngâm nước 5 phút, luộc chín.

(2) Cho bột khoai tây và bột cà mì vào thịt gà xay, trộn đều, nặn thành viên tròn.

(3) Cho nước dashi và nước tương vào nồi nấu sôi, cho (1) và (2) vào. Nấu đến khi nước còn xấp xấp thì cho bột gạo vào tạo độ sánh.

Củ ngưu bàng cắt bỏ phần xơ.

71. Cơm xào nấm (10 phút)

80 g cơm, 20 g thịt gà băm, 10 g nấm kim châm, 10 g nấm quạt (まいたけ), 1 quả hạt dẻ luộc, 30 ml nước dashi

(1) Nấm kim châm cắt khúc 1 cm. Nấm quạt cắt nhỏ. Hạt dẻ luộc sơ, cắt nhỏ.

(2) Cho nước dashi và thịt gà vào nồi, trộn đều, nấu sôi lửa vừa 1~2 phút.

Cách làm thịt cho be ăn dặm kiểu Nhật

(3) Cho thêm (1) vào (2) nấu đến khi nước gần cạn, cho cơm vào trộn đều.

Lưu ý: Món này có thể thêm lượng nguyên liệu cho người lớn. Thay nấm bằng khoai lang cũng ngon.

72. Bánh mì nướng trứng (5 phút)

4 lát bánh mì nướng, 2 muỗng lớn trứng gà, 1/4 muỗng bột phô mai, một ít mùi tây, một ít bơ.

(1) Bánh mì nướng nhúng qua nước ấm, vắt ráo nước.

(2) Cho trứng, bột phô mai, mùi tây băm nhỏ vào tô trộn đều, phết lên bánh mì. Phết thêm bơ hai mặt bánh mì rồi cho vào lò nướng 2 phút.

73. Bánh mì chiên rau (10 phút)

1 gói rau trộn (thực phẩm em bé), 3 muỗng lớn bột mì, 1 muỗng lớn cà rốt băm nhỏ, 2 muỗng lớn trứng, dầu ăn

(1) Rau trộn trần qua nước sôi.

(2) Cho bột mì, cà rốt, trứng vào (1), trộn đều. Nếu đặc quá thì cho thêm nước.

(3) Cho dầu vào chảo, chia (2) làm 4 phần, trải mỏng, chiên vàng hai mặt trong 2~3 phút.

Lưu ý: Tránh dùng loại bột mì có vị quá ngọt.

74. Thịt heo kho tương miso (15 phút)

30 g thịt heo, 1/4 củ khoai tây, 1 khoanh cà rốt 1 cm, 1/16 củ hành tây, 1/2 muỗng tương miso, 2/3 ly nước, một ít bột gạo.

(1) Thịt heo xắt nhỏ. Hành tây cắt miếng 1 cm. Khoai tây xắt miếng 1 cm, ngâm nước. Cà rốt xắt miếng 1 cm, luộc

(2) Cho (1) vào nồi, thêm nước, tương miso, nấu sôi lửa nhỏ. Khi nước gần cạn, cho bột gạo tạo độ sánh.

Lưu ý: có thể thay thịt heo bằng thịt gà.

75. Soba xào thịt hun khói (15 phút)

80 g soba xào, 1/8 củ hành tây, 50 g bắp cải, 1/2 miếng thịt heo xông khói (bacon), 3 muỗng lớn bắp hộp, 1/2 ly nước luộc gà, một ít bột gạo

(1) Soba xào cắt khúc 3 cm, thịt heo hun khói xắt miếng 1 cm, luộc sơ, vớt ra rổ. Hành tây xắt mỏng, bắp cải cắt bỏ phần cuống, luộc chín, cắt miếng 1 cm.

(2) Cho (1) và bắp vào chảo, cho nước luộc gà vào nấu sôi lửa vừa. Khi nước sôi vặn nhỏ lửa nấu thêm 1~2 phút. Cuối cùng cho bột gạo tạo độ sánh.

Lưu ý: Thịt hun khói sẽ ra mỡ nên không cần dùng dầu ăn.

76. Hamburger thịt gà vị miso (10 phút)

40 g thịt gà xay, 1 muỗng lớn bột mì, 1/2 lòng đỏ trứng gà, 1/2 muỗng lớn dầu ăn, 1/2 muỗng nhỏ tương miso, 2muỗng lớn mirin (một loại rượu sake ngọt dùng làm gia vị của Nhật)

(1) Miso khuấy đều với mirin.

(2) Cho bột mì, lòng đỏ trứng vào thịt gà, trộn đều, chia làm 2 phần.

(3) Viên (2) thành miếng tròn, dày 1 cm. Cho dầu vào chảo nóng, chiên hơi vàng 2 mặt với lửa vừa.

(4) Chan (1) lên thịt gà vừa chiên xong.

Món này nêm mặn hơn một chút có thể làm món ăn cho người lớn.

77. Udon xào thịt heo (10 phút)

80 g udon luộc, 1 muỗng lớn hành lá, 2 lát thịt heo dùng để nướng, 1 lá cải ngọt, 2 muỗng lớn nước, nước tương, dầu ăn.

(1) Thịt heo xắt nhỏ. Cải ngọt luộc chín, phần cọng xắt khúc 1 cm, phần lá xắt nhỏ. Hành lá băm nhỏ. Udon cắt khúc 4cm.

(2) Cho dầu ăn vào chảo. Udon xào sơ, cho phần nguyên liệu còn lại vào, cho nước vào, nêm nước tương, nấu thêm 2 phút.

Lưu ý: Có thể thay thịt heo dùng để nướng bằng thịt heo thông thường.

78. Cánh gà kho mật ong và nước tương (10 phút)

2 cánh gà (phần cuối cánh), 2 muỗng nhỏ mật ong, 1/2 lát chanh, 1/2 ly nước, một ít muối

(1) Dùng dao cắt cánh gà một đường theo chiều dọc phía trước.

(2) Cho mật ong, nước, muối, chanh (bỏ vỏ) vào nồi trộn đều, cho (1) vào nấu trên lửa nhỏ đến khi cạn nước.

Lưu ý: Có thể thay cánh gà bằng đùi gà lóc xương.

79. Cơm sốt tôm, kem bắp, bắp cải (15 phút)

4 muỗng lớn kem bắp, 2 con tôm lột vỏ, 50 g bắp cải, 1/2 ly nước dashi, 80 g cơm, một ít bột gạo.

(1) Tôm băm nhỏ, nghiền nhuyễn. Bắp cải bỏ phần cọng, luộc chín, ngâm nước lạnh, xắt sợi 2 cm rồi xắt nhỏ.

(2) Cho tôm vào nước dashi nấu sôi lửa nhỏ, khi nước sôi vặn lửa nhỏ, cho kem bắp và bắp cải vào, trộn đều. Cho bột gạo tạo độ sánh. Chan sốt lên cơm.

Lưu ý: Bắp cải luộc có nhiều nước.

80. Khoai tây chiên chấm phô mai (5 phút)

5~6 miếng khoai tây chiên, 1/2 muỗng lớn pa-tê hoa quả (thực phẩm em bé), 1 muỗng lớn phô mai tươi

(1) Khoai tây chiên vàng đều với dầu 170 độ C.

Cách làm thịt cho be ăn dặm kiểu Nhật

(2) Trộn đều pa-tê hoa quả với phô mai tươi, chan lên khoai tây.

Lưu ý: Món này người lớn có thể dùng với rượu.

81. Bánh mì nướng phô mai (15 phút)

1/2 lát bánh mì (loại 12 lát), 1/2 muỗng lớn ớt chuông, 2 muỗng nhỏ phô mai, một ít dầu ăn

(1) Bánh mì cắt bỏ phần bìa, cắt làm 4 phần hình tam giác. Ớt chuông xắt nhỏ.

(2) Ớt chuông xào qua với dầu ăn. Cho ớt chuông, phô mai lên bánh mì rồi cho vào lò nướng đến khi bánh mì sém là được. Món này cho thêm tiêu có thể làm mồi nhắm bia.

82. Đậu hũ và thịt heo nấu vị dashi (10 phút)

10 g nấm kim châm, 10 g miến, 20 g thịt heo băm, 30 g đậu hũ trắng, 50 ml nước dashi, một ít hành lá, nước tương

(1) Miến ngâm nước ấm, cắt ngắn 2 cm. Đậu hũ cắt miếng1,5 cm. Nấm kim châm, hành lá cắt khúc 1 cm.

(2) Cho nước dashi vào nồi, cho thịt băm vào trộn đều, nấu sôi lửa nhỏ. Cho (1) vào nấu thêm 2 phút lửa vừa.

(3) Nêm nước tương, cho hành lá vào trộn đều.

83. Bánh mì lát cuốn mè đen (3 phút)

1 lát bánh mì (loại 12 miếng), 1 muỗng lớn mè đen, 1/2 muỗng lớn mật ong

(1) Mè đen trộn với mật ong.

(2) Phết (1) lên bánh mì, cuộn tròn, gói trong nilon để khoảng 5 phút cho bánh mì và mè dính vào nhau.

(3) Tháo nilon, cắt làm 4.

Chú ý: Có thể để bánh mì trên nilon để cuốn, sẽ dễ cuốn hơn.

84. Măng tây luộc, pa-tê gan gà trộn phô mai (10 phút)

Cách làm thịt cho be ăn dặm kiểu Nhật

Cách làm thịt cho be ăn dặm kiểu Nhật

Cách làm thịt cho be ăn dặm kiểu Nhật

Cách làm thịt cho be ăn dặm kiểu Nhật