Cách làm một bài văn nghị luận lớp 7

Để làm tốt các bài tập làm văn lớp 7, phần này liệt kê các bài văn hay và văn mẫu về chủ đề Văn nghị luận xã hội. Bạn vào tên bài để tham khảo các bài văn mẫu Văn nghị luận xã hội tương ứng.

  • "Không thầy đó mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn"
  • Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn
  • Bàn luận câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" ...
  • Giải thích câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (Bài 2)
  • "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn"
  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn (Bài 2)
  • Bình luận "Một cây làm chẳng nên non, Ba cây ..."
  • Bình luận câu tục ngữ "Có làm thì mới có ăn ..."
  • Chứng minh lời khuyên "Có công mài sắt, có ngày nên kim"
  • Chứng minh lời khuyên Có công mài sắt có ngày nên kim (Bài 2)
  • Bình luận câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương ..."
  • Bình luận câu ca dao "Ai ơi giữ chí cho bền, ..."
  • Giải thích câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân"
  • Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân (Bài 2)
  • Bình luận câu tục ngữ "Cá không ăn muối cá ươn, ..."
  • Giải thích câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm"
  • Giải thích câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm (Bài 2)
  • Bình luận câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở"
  • Bình luận câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"
  • Bình luận câu tục ngữ "Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau"
  • Ý nghĩa câu ca dao "Bầu ơi thương lấy bí cùng, ..."
  • Ý nghĩa câu ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng (Bài 2)
  • Giải thích câu tục ngữ "Mất tiền là mất nhỏ, mất danh dự là mất lớn, mất can đảm là mất hết"
  • Giải thích và chứng minh luận điểm "Lòng khiêm tốn có thể coi là ..."
  • Người xưa từng nhắc nhở: "Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì ..."
  • Giải thích nội dung câu nói "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt ..."
  • Bình luận câu tục ngữ "Ăn cây nào, rào cây nấy"
  • Bình luận câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"

  • Ngạn ngữ Hy Lạp có câu "Học vấn có những chùm rễ đắng cay ..."
  • Bình luận câu tục ngữ "Ở hiền gặp lành"
  • Giải thích và bình luận ý kiến "Tập quán xấu ban đầu là người khách qua đường ..."
  • Giải thích và bình luận câu tục ngữ "Ta về ta tắm ao ta, ..."
  • Tục ngữ có câu "Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời ..."
  • Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ ..."
  • Chứng minh ý kiến "Thiên nhiên là bạn tốt của con người. ..."
  • Chứng minh ý kiến thiên nhiên là bạn tốt của con người (Bài 2)
  • Chứng minh rằng "Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta"
  • Chứng minh rằng Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta (Bài 2)
  • Chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn ...
  • Chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường
  • Tìm ví dụ chứng minh sự giản dị trong thơ văn của Bác
  • Ý kiến của em về đề tài "Trên đời cái gì quý nhất? An cho là lúa gạo, Bình ..."
  • Lê-nin khuyên "Học, Học nữa, Học mãi!"
  • "Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"
  • Mùa xuân là tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (Bài 2)
  • Tục ngữ có câu "Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời ..."(Bài 2)
  • Giải thích câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
  • Giải thích câu nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người"
  • Nghị luận câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"
  • Nghị luận giải thích câu nói: "Rừng vàng biển bạc"
  • Nghị luận giải thích câu ca dao: "Thương người như thể thương thân"
  • Nghị luận: "Ôi sống đẹp là gì hỡi bạn"
  • Thuyết minh về lễ hội đặc sắc ở quê hương em
  • Thuyết minh về con trâu
  • Thuyết minh về lời ru
  • Thuyết minh về ca dao Việt Nam
  • Nghị luận: "Thời gian là vàng bạc"

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Cách làm một bài văn nghị luận lớp 7

Cách làm một bài văn nghị luận lớp 7

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 7Những bài văn hay đạt điểm cao lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Văn nghị luận giải thích là một trong những kiến thức trọng tâm và mới mẻ đối với các em học sinh lớp 7. Trong khối kiến thức của bộ môn Ngữ văn bậc THCS, chương trình Ngữ văn 7 đánh dấu sự thay đổi lớn về khối lượng kiến thức. Đây là bước ngoặt mà các em học sinh sẽ làm quen với một thể loại hoàn toàn mới là văn nghị luận- bàn bạc, bình luận về một vấn đề. Trong đó, nghị luận giải thích là dạng văn tương đối khó đối với các em học sinh. Novateen sẽ hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận giải thích để hỗ trợ các bạn học sinh cách tìm lí lẽ và đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận.

Xem thêm>>> Làm sao để học giỏi môn Ngữ Văn lớp 7

Bài văn nghị luận giải thích là gì?

Cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận giải thích

– Dẫn dắt vào vấn đề

Để thực hiện tốt việc dẫn dắt vào vấn đề, người viết cần tìm hiểu kĩ đề bài và xác định đúng trọng tâm của tư tưởng, đạo lí hay câu nói cần giải thích.

Ví dụ: Với đề bài Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, người viết cần xác định trọng tâm của đề đề cập đến “tình yêu thương, đùm bọc, sẻ chia giữa người với người”.

– Trích dẫn câu nói, tư tưởng hoặc đạo lí cần giải thích.

Sau khi nêu ra vấn đề trọng tâm, người viết cần trích dẫn vấn đề cần giải thích vào bài làm. Đồng thời kết hợp với việc khái quát nội dung của câu nói.

Ví dụ: Mở bài cho đề văn Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”:

Cách làm một bài văn nghị luận lớp 7
Lá lành đùm lá rách là một chủ đề hay có trong đề thi dạng bài văn nghị luận:

“Tình yêu thương là một trong những truyền thống quý báu thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người của dân tộc ta. Điều này đã được thể hiện rõ qua kho tàng ca dao, tục ngữ vô cùng phong phú và đa dạng. “Lá lành đùm lá rách” là một trong số những câu tục ngữ nằm trong dòng chảy xuyên suốt đó và thể hiện rõ một bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc về tình yêu thương con người”.

Ở phần thân bài, người viết cần có những luận điểm rõ ràng, mạch lạc với các thao tác về giải thích, bình luận, đánh giá.

– Giải thích vấn đề cần nghị luận
+ Giải thích những từ khóa quan trọng, những từ ngữ hay và khó:

Để giải thích những từ ngữ quan trọng một cách sâu sắc, người viết cần giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng. Ví dụ: Khi giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, người viết cần xác định rõ những từ ngữ cần giải thích là “lá lành”, “lá rách”. “Lá lành” là từ để chỉ những chiếc lá còn nguyên vẹn, xanh tươi và đẹp đẽ. Còn “lá rách” nói đến những chiếc lá không còn nguyên vẹn, úa vàng do chịu ảnh hưởng xấu từ thời tiết hoặc đã bị sâu bọ đục lỗ.

Tuy nhiên, nếu chỉ giải thích theo nghĩa đen như cách trên thì câu tục ngữ sẽ không có gì đặc sắc. Kho tàng tục ngữ luôn chứa đựng những bài học triết lí vô cùng sâu sắc và đúc kết kinh nghiệm về cuộc sống do cha ông ta để lại. Bởi vậy, để làm rõ được những bài học đó, chúng ta cần hiểu nội dung của mỗi câu chữ theo nghĩa bóng.

Để rút ra nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ từ nghĩa đen, người viết cần liên hệ đến cuộc sống của con người. Chẳng hạn, khi liên hệ đến cuộc sống của con người, hình ảnh “lá lành” trở thành hình ảnh ẩn dụ cho những con người có cuộc sống trọn vẹn, hạnh phúc, may mắn và đủ đầy. Còn “lá rách” để chỉ những con người có cuộc sống bất hạnh, thiếu thốn và không trọn vẹn. Như vậy, ý nghĩa của những từ ngữ khó và hay đã được làm rõ một cách triệt để.

Cách làm một bài văn nghị luận lớp 7
Cách làm bài văn nghị luận lớp 7
+ Giải thích nội dung của câu nói cần bàn luận

Từ việc giải thích những từ ngữ khó, người viết cần giải thích nội dung câu nói trên cả hai phương diện: nghĩa đen và nghĩa bóng. Ví dụ: câu “Lá lành đùm lá rách” với nghĩa đen chỉ hiện tượng trên cành cây, có những chiếc lá còn xanh tươi, nguyên vẹn đan cài, xen kẽ với những chiếc lá đã úa vàng, không còn nguyên vẹn do ảnh hưởng xấu của thời tiết hoặc do sâu bọ gây ra. Từ đó, rút ra nghĩa bóng của câu tục ngữ là: những người có cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy và may mắn hơn cần quan tâm, sẻ chia, đùm bọc, yêu thương và giúp đỡ những người có cuộc sống bất hạnh.

– Bình luận, đánh giá vấn đề, tư tưởng hay câu nói cần giải thích thông qua hệ thống lí lẽ và dẫn chứng

Để tìm những lí lẽ phục vụ cho thao tác bình luận, đánh giá trong bài văn giải thích, người viết có thể đặt ra và trả lời cho những câu hỏi “Vì sao?” “Tại sao”. Ví dụ, khi Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”,  người viết có thế đặt ra câu hỏi: “Tại sao con người cần phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau?”, từ đó từ việc tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này, người viết có thể thu được một số lí lẽ sau:

  • Tình yêu thương, sự đùm bọc có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và thiếu thốn.
  • Tình yêu thương không chỉ giúp người khác vượt qua khó khăn mà còn đem đến hạnh phúc cho chính bản thân mình, bởi “Tình thương là hạnh phúc của con người” và “cho đi có nghĩa là nhận lại”.

Ngoài ra,việc tìm lí lẽ có thể được tiến hành bằng cách lật lại vấn đề, phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch đang xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Chẳng hạn với đề về câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, người viết có thể nêu lên thực trạng sống vô cảm, ích kỉ của con người trong xã hội hiện đại.

+ Bên cạnh việc tìm lí lẽ, người viết cần biết sử dụng kết hợp với hệ thống dẫn chứng để đảm bảo tính thuyết phục. Chẳng hạn với đề bài Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”,  người viết có thể lấy một số dẫn chứng tiêu biểu như các chương trình quyên góp, ủng hộ quỹ vì người nghèo vẫn diễn ra thường xuyên và có sức lan truyền mạnh mẽ trong xã hội.

– Bài học nhận thức và hành động. Liên hệ bản thân

+ Đề xuất những phương hướng cụ thể về nhận thức và hành động trong cuộc sống. Chẳng hạn khi bàn luận về tình yêu thương, bài học nhận thức rút ra sẽ là sống cần biết quan tâm, chia sẻ và lắng nghe những người xung quanh. Còn bài học hành động sẽ là tích cực tham gia các phong trào, quyên góp, ủng hộ như “Tết ấm tình thương”, “Mua tăm ủng hộ quỹ vì người nghèo”,…

+ Liên hệ bản thân bằng việc rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong học tập, cuộc sống.

Khẳng định lại một lần nữa giá trị của vấn đề tư tưởng, đạo lí cần giải thích.

Chẳng hạn khi kết lại bài văn nghị luận giải thích “Lá lành đùm lá rách”, người viết có thể khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ trên: “Như vậy, câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách đã thể hiện một bài học giáo dục vô cùng sâu sắc về tình yêu thương, sự đùm bọc giữa người với người. Là những con người Việt Nam cùng chảy trong tim dòng máu Lạc Hồng. Chúng ta cần phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phát huy truyền thống và giá trị nhân văn cao đẹp của dân tộc ta”.