Cách làm kim cương từ tóc

Còn nhớ hồi năm 2002, công ty này cũng đã từng làm cả thế giới sửng sốt khi chế tác được các viên kim cương từ tro hài cốt con người. Với ý tưởng trên, LifeGem mong muốn mọi người có thể giữ được kỷ vật của người quá cố. Để quảng bá ý tưởng và cũng để gây quỹ từ thiện, công ty đã kết hợp với J.Reznikoff, người có tên trong sách kỷ lục thế giới Guinness với bộ sưu tập có giá trị nhất về tóc của những người nổi tiếng như cựu Tổng thống Mỹ A.Lincoln, ngôi sao màn bạc Marilyn Monroe và đại văn hào Anh Charles Dickens... Với 6-10 sợi tóc của Beethoven, LifeGem sẽ tạo ra 3 viên kim cương nặng từ 0,5-1 carat. Theo Giám đốc điều hành LifeGem, những viên kim cương này trước hết sẽ được đem đi triển lãm tại các bảo tàng và nhà hát opera trên khắp thế giới trong khoảng nửa năm. Sau đó, chúng sẽ được bán đấu giá để gây quỹ từ thiện.

H.Y
(Theo Reuters)

Kim cương là món trang sức cực sang trọng và đẳng cấp. Chính vì chỉ có 1 lượng kim cương nhất định trên thế giới đã làm cho kim cương đã đắt lại càng đắt hơn. Mới đây, dự án khởi nghiệp Diamond Foundry tại Santa Clara đã tuyên bố rằng họ đã có thể trồng được kim cương trong phòng thí nghiệm với chất lượng cao tương đương kim cương tự nhiên.​

Diễn viên Hollywood nổi tiếng Leonardo DiCaprio cùng với 10 tỷ phú khác đã đầu tư vào công ty này với lời hứa hẹn rằng họ có thể tạo ra hàng trăm viên kim cương chỉ trong 2 tuần, trọng lượng mỗi viên nặng 9 carat trở lên. Nghe đến đây, chắc chắn chúng ta sẽ tò mò muốn biết rằng liệu Diamond Foundry sẽ "trồng" kim cương bằng cách nào?

Đầu tiên, họ sử dụng 1 viên kim cương thật để làm hạt giống. Theo phát ngôn viên của công ty, phương pháp mới đã làm cho sản phẩm của họ khác biệt so với những viên kim cương nhân tạo khác. Họ sử dụng tia plasma siêu nóng để tạo ra thêm nhiều nguyên tử đắp thành từng lớp bên ngoài hạt giống kim cương cho tới khi họ có viên kim cương khác. Viên kim cương của Diamond Foundry được "trồng" trong lò phản ứng hóa học với nhiệt độ đạt tới 8.000 độ C, nóng hơn cả bề mặt của mặt trời (chỉ nóng 5.500 độ C).

Kim cương được tạo thành từ carbon, dạng vật chất cấu tạo nên than chì. Trong tự nhiên, trải qua các quá trình địa chất học kéo dài hàng triệu năm dưới sức nén và nhiệt độ trong lòng đất, nhưng viên kim cương mới được tạo ra. Ở phòng thí nghiệm, quá trình chế tạo kim cương cũng tương tự như vậy nhưng các nhà khoa học có thể thay đổi được các yếu tố vi lượng bên trong kim cương nhân tạo. 2 kỹ thuật phổ biến nhất để chế tạo kim cương nhân tạo là áp suất dưới nhiệt độ cao (HPHT) lắng đọng hơi hóa học (CVD).

phương pháp thứ nhất, 1 tinh thể hạt carbon được đặt bên trong 1 thiết bị áp suất đặc biệt cùng với 1 dung môi kim loại khác. Dưới áp suất lớn của nhiệt độ khoảng 1.400 độ C, tinh thể kim loại sẽ nóng chảy và hòa tan vào tinh thể carbon để tạo thành kim cương.​

Với phương pháp thứ hai, hỗn hợp ký carbon và hydro sẽ được được sử dụng. Hỗn hợp này được lắng đọng thành từng lớp trên 1 bề mặt với nhiệt độ khoảng 800 độ C.

Tuy nhiên, phương pháp của Diamond Foundry là sự kết hợp của 2 yếu tố nói trên ở một nhiệt độ cao hơn nhiều, McManus (trưởng nhóm khoa học của Materialytics, một công ty chuyên về phân biệt kim cương tự nhiên và nhân tạo để đánh giá giá trị) chia sẻ về cách thức "trồng" kim cương. Cuối cùng, thành phẩm sẽ là những viên kim cương tinh khiết như tự nhiên. Diamond Foundry rất tự tin về chất lượng kim cương do mình "trồng" được.

Dự án trồng kim cương quả thật rất tiềm năng bởi cho ra được những viên kim cương tinh khiết chỉ sau 2 tuần. Hy vọng rằng những nỗ lực của Diamond Foundary có thể giúp kim cương trở nên bớt đắt đỏ và phổ biến hơn trên thị trường.

  • Phát hiện kim cương trắng "siêu khủng"
  • Nến cháy tạo ra kim cương

Theo Trí Thức Trẻ

Vì kim cương tự nhiên rất đắt tiền, kim cương nhân tạo được sản xuất để thay thế cho những người không có khả năng mua kim cương đắt tiền và do đó làm tăng sự quan tâm để biết kim cương nhân tạo được sản xuất như thế nào. Kim cương là một chất tự nhiên được tìm thấy trong bề mặt trái đất. Nó không chỉ là chất cứng nhất mà còn là một trong những chất có giá trị nhất. Nó đã được sử dụng như một vật trang trí bởi con người bắt đầu từ thời xa xưa. Kim cương là biểu hiện của tình yêu và do đó trao đổi bởi các cặp vợ chồng kết hôn hoặc được trao đổi. Đối với những người không thể mua kim cương đắt tiền, có tùy chọn để tìm kim cương nhân tạo. Bài viết này cố gắng giải thích các phương pháp liên quan đến việc chế tạo kim cương tổng hợp.

Kim cương nhân tạo được tạo ra như thế nào - Sự thật về Kim cương nhân tạo

Kim cương nhân tạo về mặt hóa học giống như kim cương tự nhiên

Kim cương nhân tạo cũng được gọi là kim cương nuôi cấy hoặc kim cương được trồng trong phòng thí nghiệm. Chúng được tạo ra bằng cách sử dụng các công nghệ phức tạp bên trong môi trường được kiểm soát chặt chẽ nhằm mô phỏng các điều kiện dẫn đến sự hình thành kim cương thật bên trong lớp vỏ trái đất. Trên thực tế, kim cương nhân tạo giống hệt kim cương tự nhiên khi có liên quan đến thành phần hóa học của chúng. Kim cương nhân tạo có thể không màu cũng như màu. Những viên kim cương tổng hợp này có giá rất hợp lý so với kim cương được tìm thấy tự nhiên.

Kim cương nhân tạo khác với chất kích thích

Kim cương nhân tạo đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, có sẵn nhiều chất khác như zirconia khối và Moissanite trông giống kim cương nhưng chúng rẻ hơn nhiều và không phải là kim cương. Đây là lý do tại sao chúng được các chuyên gia trong ngành gọi là chất kích thích. CZ bắt chước vẻ ngoài của một viên kim cương nhưng nó không phải là kim cương. Kim cương nhân tạo là kim cương nhân tạo được trồng trong phòng thí nghiệm có thành phần và tính chất tương tự như kim cương thật.

Đó là vào năm 1893, những viên kim cương nhân tạo đầu tiên được tạo ra trong phòng thí nghiệm bởi Henri Moissan. Ông đã đề xuất một lý thuyết rằng kim cương có thể được tạo ra thông qua quá trình kết tinh carbon bằng cách đặt nó dưới áp suất sử dụng sắt nóng chảy. Ông đã tạo ra lò hồ quang điện để đạt được nhiệt độ cao khoảng 3500 độ C. Các thí nghiệm của ông đã được nhiều nhà khoa học nhân rộng và cải tiến. Năm 1954, những viên kim cương nhân tạo có bán sẵn đầu tiên đã được sản xuất. Họ bắt được trí tưởng tượng của người dân, nhưng chúng vẫn đắt tiền vì chúng được sản xuất để sử dụng cho mục đích công nghiệp.

Kim cương nhân tạo được làm như thế nào -Methods

Nhiệt độ cao áp suất cao (HPHT)

Đúng như tên gọi, đây là phương pháp mô phỏng các điều kiện giống hệt với những gì hiện diện dưới bề mặt trái đất. Áp suất rất cao được áp dụng cho carbon dưới nhiệt độ rất cao để chuyển đổi nó thành kim cương. Phương pháp này sử dụng máy ép đai với áp suất cao được áp dụng thông qua đe. Nhiệt độ cao đạt được với sự trợ giúp của dòng điện sưởi ấm. Có một trung tâm tăng trưởng chứa tất cả các vật liệu cần thiết để tạo ra kim cương nhân tạo. Chúng bao gồm than chì tinh khiết và tinh chế (carbon), một hạt kim cương nhỏ và chất xúc tác làm từ kim loại hỗn hợp để đẩy nhanh quá trình. Ở nhiệt độ cao 1300 độ C và áp suất 50000 atm, chất xúc tác tan chảy và than chì hòa tan trong dung dịch kim loại này. Việc làm mát dung dịch này được thực hiện trong vài ngày sau đó carbon lấy cấu trúc của một viên kim cương. Nó được làm sạch, cắt và đánh bóng để cho nó trông giống như một viên kim cương thật. Điều cần thiết là phải theo dõi tất cả các điều kiện áp suất và nhiệt độ trong suốt quá trình để có được kim cương có chất lượng mong muốn.

Lắng đọng hơi hóa chất

Trong phương pháp này, khí hydro và carbon được gửi bên trong một buồng. Nhiệt độ cao được duy trì bên trong buồng bằng cách sử dụng dây tóc và lò vi sóng. Những khí này bị phá vỡ vì nhiệt độ cao và sau đó áp suất cao và nhiệt độ cao được áp dụng để tạo ra kim cương. Phương pháp này đã trở nên rất phổ biến ngày nay vì nó cho phép kiểm soát tốt hơn nhiều và cũng có thể thu được những viên kim cương lớn. Tuy nhiên, CVD là một phương pháp rất tốn kém so với HPHT.

Hình ảnh lịch sự:

  1. Kim cương tổng hợp Apollo của Steve Jurvetson (CC BY 2.0)

Kim cương tưởng niệm là trào lưu không còn xa lạ tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hong Kong... Nhưng tại Việt Nam, đây là một khái niệm tương đối mới mẻ và hứa hẹn sẽ trở thành trào lưu trong tương lai gần.

Kim cương mang giá trị vĩnh cửu, một cách độc đáo để tưởng niệm người đã khuất.

Khái niệm

Kim cương tưởng niệm được chế tác từ carbon trích xuất trong tro cốt hoặc tóc của người đã khuất nhằm mục đích lưu giữ lại kỷ niệm về người thân yêu. Đó cũng là một cách để người thân luôn hiện diện, trong một hình thức gần gũi và quý giá nhất.

Một trong những lý do khác khiến khách hàng tìm tới dịch vụ chế tác kim cương từ tro cốt là vấn đề kinh tế bởi biến tro cốt thành kim cương rẻ hơn chi phí mai táng tại một nghĩa trang. Ngoài ra còn có một trường hợp khác, đó là người đã khuất sống một mình ở nơi cách xa quê hương và họ sợ rằng không ai chăm sóc cho ngôi mộ nếu họ được chôn cất.

Các viên kim cương đều có sắc xanh rất đặc trưng, màu xanh này được quyết định do một số chất của cơ thể khi hỏa thiêu.

Quy trình sản xuất

Tiếp nhận tro cốt

Trong quá trình hỏa thiêu, một lượng carbon lớn được thoát ra dưới dạng khí ga carbon dioxide và chỉ còn khoảng 0,5 - 2,5% còn sót lại trong tro cốt. Vì vậy, để chế tác kim cương tưởng niệm cần ít nhất khoảng 500g tro cốt. Còn đối với tóc, thành phần của tóc chứa khoảng 50% là carbon. Để chế tác nên ít nhất một viên kim cương tưởng niệm, khách hàng chỉ cần cung cấp 5g tóc.

Chiết xuất carbon

Khi bạn gửi tro cốt người thân của mình, bước đầu tiên của quy trình là tinh chế tro thành carbon ở dạng than chì. Điều này là cần thiết vì hầu hết carbon bị đốt cháy trong quá trình hỏa táng, chỉ để lại các muối cacbonat. Cacbonat là những liên kết phân tử rất bền giữa carbon và một nguyên tố khác như canxi hoặc oxy. Các liên kết phân tử này quá bền để bị đốt cháy dưới dạng khí oxy hóa trong quá trình hỏa táng. Để lọc ra được tinh chất carbon, người chế tác sử dụng môi trường nhiệt cao (từ 2.500 - 2.700 độ C), không có oxy và khí trơ. Mục đích là phá vỡ liên kết phân tử của cacbonat và đốt cháy mọi thứ khác trong đống tro cốt để chỉ còn lại carbon ở dạng than chì (còn gọi là graphite).

Ép kim cương

Sau khi tạo ra được than chì (graphite) từ carbon trong tro cốt hoặc tóc, graphite sẽ được đặt vào khuôn ép kim cương riêng biệt. Khuôn ép kim cương gồm 25 lớp được sắp xếp lắp ráp tỉ mỉ bằng tay từ đội ngũ chuyên gia của Thụy Sĩ. Các hạt tinh thể kim cương (diamond seed crystal) được đặt chung vào cùng bột than chì (graphite) trong khuôn để bổ trợ quy trình hình thành kim cương.

Khi khuôn ép sẵn sàng, khuôn sẽ được đưa vào máy HPHT (High Pressure-High Temperature). Máy HPHT là môi trường khép kín mô phỏng lại toàn bộ điều kiện trong tự nhiên để hình thành nên kim cương trong lòng trái đất. Nhiệt độ trong máy HPHT là 2.500 độ C và áp suất tương đương 1.450 ksi (khoảng 101945.1 kg/cm2).

Máy HPHT tạo môi trường khép kín mô phỏng lại toàn bộ điều kiện nhiệt độ và áp suất để hình thành kim cương tự nhiên.

Thay vì lưu trữ tro cốt theo cách đơn thuần, công nghệ chế tác kim cương từ tro cốt là một cách riêng để nói lời vĩnh biệt với người thân yêu. Kim cương sau khi được tạo ra có thể gắn lên nhẫn, dây chuyền hoặc cất giữ trong một chiếc hộp gỗ quý từ Algordanza. Khách hàng có thể cảm nhận được sự hiện diện của người thân đã khuất mãi mãi bên cạnh mình.

Algordanza là một trong những hãng tiên phong trong ngành sản xuất kim cương tưởng niệm và vận hành phòng thí nghiệm riêng để phát triển kim cương từ tro cốt. Trên thế giới có ít nhất 5 công ty cung cấp dịch vụ biến tro cốt người chết thành kim cương. Trong đó, Algordanza tại Thụy Sĩ đem tới dịch vụ này ở 33 quốc gia trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Quốc tế Nam Sơn trở thành đối tác của Công ty Algordanza mang đến cho người Việt những viên kim cương tưởng niệm quý giá.

Website: kimcuongtuongniem.vn.

(Nguồn ảnh: Công ty Algordanza)

Video liên quan

Chủ đề