Cách kiểm tra dấu hiệu đột quỵ

Đột quỵ cấp luôn là vấn đề được quan tâm bởi nếu việc cấp cứu bị trì hoãn có thể gây ra những mối nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng. Chỉ khi nắm rõ dấu hiệu và cách xử trí ban đầu, chúng ta mới có thể hạn chế tối đa nguy cơ tử vong và những di chứng nặng nề sau đột quỵ. Hãy cùng tìm hiểu cách nhận biết và xử trí đột quỵ qua bài viết sau đây.

1. Đột quỵ cấp là gì và nhận biết ra sao?

Đột quỵ não cấp là tình trạng tế bào não bị chết cho tắc nghẽn đột ngột mạch máu não hoặc chảy máu bên trong nhu mô não hay hộp sọ. 

Bộ não giữ vai trò quan trọng trong việc điều khiển các hoạt động của cơ thể. Vì thế, nếu não bị tổn thương thì các hoạt động đều có thể bị rối loạn, gây ra nhiều biểu hiện bất thường về biểu cảm, vận động, ngôn ngữ…

1.1 Nhận biết đột quỵ cấp qua quy tắc F.A.S.T

Hầu hết các trường hợp đột quỵ cấp đều có thể nhận diện qua quy tắc F.A.S.T:

– Face: Gương mặt mất cân đối, hoặc méo xệ một bên miệng, kiểm tra bằng cách để bệnh nhân ngồi ngay ngắn để quan sát hoặc yêu cầu bệnh nhân cười, “thổi lửa”, nhe răng.

– Arm: Yếu liệt ở tay, chân, kiểm tra bằng cách yêu cầu bệnh nhân giơ đều hai tay, hai chân lên, bên nào yếu hơn, hoặc rơi xuống trước chứng tỏ bên đó có liệt.

– Speech: Ngôn ngữ bất thường như không lưu loát, giọng “méo” hoặc không nói được là dấu hiệu đột quỵ. Điều này thể hiện khá rõ nét khi bạn yêu cầu bệnh nhân nói, lặp lại một cụm từ đơn giản. 

– Time: Nếu cùng lúc có 3 dấu hiệu trên thì bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ rất cao. Khi đó, hãy khẩn trương, nhanh nhất đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ.

Cách kiểm tra dấu hiệu đột quỵ

Yếu, liệt tay, chân có thể là biểu hiện của đột quy.

1.2 Dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ sắp tới

Thông qua những dấu hiệu trên, bạn có thể nhận định cơn đột quỵ cấp. Nhưng không phải trường hợp nào, các dấu hiệu đột quỵ cũng rõ ràng. Đôi khi các cơn đột quỵ thực sự được cảnh báo từ những cơn đột quỵ nhẹ (thiếu máu não thoáng qua). Các triệu chứng của một cơn đột quỵ nhỏ tuy giống với một cơn đột quỵ bình thường nhưng mức độ lại hết sức nhẹ nhàng và tồn tại trong thời gian ngắn nên rất khó để nhận biết. Các triệu chứng thường gặp là: 

– Huyết áp tăng đột biến

– Yếu, tê, liệt một chân, tay

– Đột nhiên thấy chóng mặt

– Bất tỉnh, hôn mê

– Bối rối

– Mất thị lực, song thị

– Khó phát âm, diễn đạt

– Mất thăng bằng

– Mất trí nhớ tạm thời

– Ngứa ran

– Thay đổi tính tình

Cách kiểm tra dấu hiệu đột quỵ

Người bị đột quỵ có thể ngất xỉu do tế bào não bị tổn thương nghiêm trọng.

2. Cách xử trí đối với trường hợp đột quỵ

2.1 Nên làm gì khi phát hiện có người bị đột quỵ cấp?

Khi quan sát thấy ai đó có ít nhất 1 trong 3 biểu hiện lệch mặt, yếu chân tay, nói khó, hãy nghĩ đến bệnh lý đột quỵ não và gọi cấp cứu ngay không trì hoãn.

Gọi người trợ giúp, gọi ngay xe cấp cứu chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng bệnh nhân hôn mê. Nếu bệnh nhân tỉnh táo, tình trạng cho phép có thể vận chuyển thì bằng bất cứ phương tiện nào sẵn có, hãy chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu về đột quỵ để được cấp cứu kịp thời.

Trong thời gian chờ cấp cứu:

– Để phần đầu và lưng của bệnh nhân nằm nghiêng 30 – 45 độ so với cơ thể, phòng tránh bị sặc đường thở

– Mặc quần áo rộng, thoáng, kiểm tra hô hấp, nhịp, mạch của người bệnh

– Trong trường hợp người bệnh ngừng tim thì tiến hành xoa bóp, ép tim ngoài lồng ngực

– Lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh

– Trong trường hợp người bệnh bị co giật thì phải lấy chiếc đũa, quấn vải xung quanh và để ngang miệng, ngăn người bệnh cắn vào lưỡi

– Ghi chú lại những biểu hiện bất thường kể từ thời điểm khởi phát bệnh

– Mang theo đơn thuốc hoặc ghi chú lại các loại thuốc mà người bệnh đang dùng

Cách kiểm tra dấu hiệu đột quỵ

Khi thấy người bị đột quỵ, cần gọi cấp cứu ngay và tiến hành sơ cứu.

2.2 Không nên làm gì?

Một số mẹo dân gian thường được truyền tai nhau rằng có thể cứu người bị đột quỵ như cạo gió, chích máu đầu ngón tay. Nhưng theo các chuyên gia thần kinh, các phương pháp này chưa được kiểm chứng về hiệu quả, tuyệt đối không áp dụng cho bệnh nhân vì có thể làm cho tình trạng nặng thêm. Ngoài ra, không cho bệnh nhân sử dụng thuốc hay ăn uống bất cứ thứ gì vào lúc này để tránh gây sặc và bít tắc đường thở, đường hô hấp. 

Nhiều người có tâm lý chờ đợi bệnh nhân ổn hoặc tình trạng nặng hơn mới gọi cấp cứu hoặc mới đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nên nhớ rằng, đây là cuộc chiến với thời gian, càng được cấp cứu sớm, bệnh nhân càng gia tăng được cơ hội sống và hạn chế được các di chứng về sau. Vì thế, hãy gọi cấp cứu ngay khi thấy những dấu hiệu đầu tiên.

Trên đây là các dấu hiệu nhận biết đột quỵ cấp và cách sơ cứu tại nhà mà bạn có thể tham khảo để xử trí trong trường hợp cần thiết. Khi thấy các dấu hiệu đột quỵ dù là thoáng qua, bạn cũng nên nhờ người thân đưa đến bệnh viện ngay để kiểm tra, tránh các các diễn tiến nguy hiểm hơn. Đồng thời, nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để dự phòng các nguy cơ đối với hệ thần kinh. 

2 năm 3 tháng trước #1337 bởi bapcaixanh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để tham gia cuộc hội thoại.

2 năm 3 tháng trước #1340 bởi admin.cih

Vui lòng Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để tham gia cuộc hội thoại.

Cách kiểm tra dấu hiệu đột quỵ

Đứng một chân và nhắm mắt 20 giây là bài kiểm tra có thể phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ luôn đến bất ngờ mà không báo trước, nên khó biết khi nào cần thăm khám, trừ khi ngã xuống phải đi cấp cứu. Tuy nhiên, Ts.Bs Vũ Trí Thanh - Phó Trưởng cơ sở 2, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: "Người ngoài 50 tuổi có thể ghi nhớ 2 dấu hiệu và thực hiện 1 thử thách này mỗi ngày để sàng lọc sớm nguy cơ đột quỵ".

1 thử thách đơn giản

Người ngoài 50 tuổi có thể thực hiện thử thách "đứng một chân và nhắm mắt 20 giây" để phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ. Cách thực hiện gồm đứng một chân, chân còn lại co lên, vuông góc với chân trụ, nhắm mắt và không dựa tường, không dùng tay giữ chân.

Thử thách này xuất phát từ nghiên cứu trên 1.387 người (trung bình 67 tuổi) của Đại học Y khoa Kyoto (Nhật Bản). Kết quả cho thấy, có đến 95,8% người không đứng được quá 20 giây.

Cả nghìn người thử thách thất bại được đưa đi chụp cộng hưởng từ não bộ để đánh giá mạch máu não. Không ngờ là có đến 50% người xuất hiện 1-2 ổ nhồi máu lỗ khuyết do cục máu đông (tắc động mạch nhỏ nằm sâu trong não) và 45% có 1-2 điểm vi xuất huyết (chảy máu ít trong não).

Các chuyên gia gọi đây là đột quỵ "thầm lặng". Việc không thể đứng quá 20 giây là dấu hiệu cho thấy các mạch thần kinh nằm sâu trong não đang gặp trục trặc (tắc nghẽn mạch máu não, chảy máu trong não...), nên không thể phối hợp ăn ý tay và chân đứng.

Khả năng đứng một chân và nhắm mắt giữ thăng bằng kém còn liên quan đến các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ như: mỡ máu, huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá… Nói cách khác, khi các yếu tố nguy cơ này tăng lên, thời gian đứng sẽ giảm xuống, và dưới 20 giây là ngưỡng đáng lo.

2 dấu hiệu nhận biết

Tiến sĩ Thanh cho biết, "xây xẩm chóng mặt và tê yếu tay chân" là 2 dấu hiệu cơn thiếu máu não thoáng qua (đột quỵ nhỏ), do các cục máu đông rất nhỏ làm tắc nghẽn lòng mạch và giảm lưu lượng máu đến não tạm thời. Mọi người thường chủ quan bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này, và bỏ qua luôn cả cơ hội cứu sống chính mình trước cơn đột quỵ sắp ập đến.

Ở tuổi 30, các cơn xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân thường thoáng qua, tự hết sau vài phút. Điều này có được nhờ động mạch còn dẻo dai, nhanh chóng giãn nở khơi thông dòng máu nghẽn, điều động enzym plasmin tới đánh tan cục máu đông. 

Nhưng đến tuổi 50, mạch máu xơ cứng lại kém đàn hồi, cơ thể cũng sản sinh plasmin ít đi. Hệ quả là cục máu đông tích tụ ngày càng lớn hơn, làm tắc nghẽn mạch máu não và gây ra cơn đột quỵ đoạt mạng.

Cách kiểm tra dấu hiệu đột quỵ

Ở tuổi 50, xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân có thể là dấu hiệu cơn thiếu máu não thoáng qua, cảnh báo trước nguy cơ đột quỵ

Chỉ cần là trên 50 tuổi, ai cũng tiềm tàng nguy cơ đột quỵ cao. Song nếu bạn thất bại khi làm thử thách trên, nguy cơ sẽ tăng thêm vài bậc. Và nếu chợt nhớ ra bản thân từng xây xẩm chóng mặt và tê yếu tay chân đôi lần trước đó, nhất định phải cảnh giác nguy cơ đột quỵ và đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Cùng với đó là thay đổi lối sống ngay hôm nay để sống mạnh khỏe về sau mà không lo đột quỵ ghé thăm. Trời kêu không muốn dạ, lại muốn "cãi số" thì cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn lành mạnh hơn. Tiến sĩ Thanh gợi ý, có thể lấy ngay thử thách trên làm bài tập thể dục hàng ngày, vừa rèn sức khỏe lại sàng lọc được phần nào nguy cơ đột quỵ.

Nếu các thử thách trên được đúc kết từ loạt nghiên cứu tin cậy, thì các sản phẩm dự phòng đột quỵ dựa trên nghiên cứu khoa học cũng đáng tin dùng. Trong đó, có các sản phẩm nguồn gốc từ món natto (đỗ tương lên men), beni-koji (men gạo đỏ)... lịch sử nghìn năm của Nhật Bản, được ứng dụng vào phòng ngừa đột quỵ rộng khắp thế giới.

Cách kiểm tra dấu hiệu đột quỵ

NattoEnzym và NattoEnzym Red Rice hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông trong lòng mạch

Natto chứa enzym nattokinase đánh tan cục máu đông mạnh gấp 4 lần enzym plasmin nội sinh trong cơ thể, nên bổ sung để bù đắp lượng plasmin thiếu hụt ở tuổi 50. Trong khi đó, beni-koji chứa monacolin giúp ức chế tổng hợp cholesterol xấu trong gan và beta-sitosterol, campesterol... cản trở hấp thụ cholesterol trong ruột, từ đó giảm mỡ máu, hỗ trợ thêm ngăn ngừa đột quỵ.

Cách kiểm tra dấu hiệu đột quỵ

TPBVSK viên nang "NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông - Nguyên liệu Nhật Bản", giúp cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não; giúp làm tan cục máu đông trong lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu; hỗ trợ phòng ngừa bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu.

NattoEnzym Red Rice còn hỗ trợ giảm cholesterol máu cho người mỡ máu cao.

Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang - Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 2097/2020/XNQC - ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

P.Q