Cách giảm đau viêm đường tiết niệu

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo rằng đối với những người từ 19 tuổi trở lên nên bổ sung ít nhất 75mg vitamin C mỗi ngày đối với nữ và khoảng 90mg vitamin C mỗi ngày đối với nam giới.

6. Lau sạch vùng kín

Nhiều trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn từ trực tràng hoặc phân tiếp cận với niệu đạo. Một khi vi khuẩn xâm nhập được vào trong niệu đạo, chúng có thể đi vào các cơ quan đường tiết niệu khác, từ đó dẫn đến nhiễm trùng.

Do vậy, sau khi đi vệ sinh, bạn hãy dùng giấy để lau khô cẩn thận, nhất là ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.

7. Cách chữa nhiễm trùng đường tiểu tại nhà: Có thói quen vệ sinh tốt

Quan hệ tình dục tạo điều kiện làm cho vi khuẩn từ bên ngoài cơ thể và bên trong đường tiết niệu gặp được nhau. Vậy nên, hãy chú ý đến thói quen vệ sinh vùng kín để giúp giảm số lượng vi khuẩn có thể “ghé thăm” bạn trong khi giao hợp và các hành vi tình dục khác. Một số ví dụ bao gồm:

  • Đi tiểu trước và ngay sau khi quan hệ
  • Sử dụng biện pháp tình dục an toàn, chẳng hạn như dùng bao cao su
  • Vệ sinh nhẹ nhàng bộ phận sinh dục, đặc biệt là bao quy đầu, trước và sau khi tham gia vào các hành vi tình dục
  • Vệ sinh nhẹ nhàng bộ phận sinh dục hoặc thay đổi bao cao su nếu chuyển từ quan hệ tình dục từ đường hậu môn sang quan hệ tình dục bằng đường âm đạo.

8. Cách trị nhiễm trùng đường tiểu bằng tinh dầu

Một cách trị nhiễm trùng đường tiểu khác mà bạn có thể áp dụng là sử dụng tinh dầu bằng cách pha loãng với dầu nền để dùng ngoài da hoặc khuếch tán mùi hương vào trong không khí xung quanh. Các loại tinh dầu được gợi ý gồm:

Tinh dầu khuynh diệp

Tinh dầu khuynh diệp vốn nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Một nghiên cứu năm 2016 thậm chí cho thấy loại dầu này có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn S. aureus, E. coli và Listeria innocua.

Bạn hãy đều đặn khuếch tán tinh dầu trong không khí để ngăn ngừa cũng như cải thiện tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu nhé.

Tinh dầu nụ đinh hương

Vi khuẩn E. coli là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường tiết niệu. May mắn thay, tinh dầu nụ đinh hương đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc tiêu diệt và làm chậm sự phát triển của loại vi khuẩn này.

Bạn hãy sử dụng dầu này bằng máy khuếch tán để có kết quả tốt nhất.

Cách trị nhiễm trùng đường tiểu bằng tinh dầu rau mùi

Một số loại tinh dầu phát huy tối đa công dụng khi kết hợp với kháng sinh, chẳng hạn như tinh dầu mùi già. Biện pháp này đã được chứng minh là có khả năng giết chết sự kết hợp của E. coli và S. aureus.

Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng tinh dầu mùi già mang đến hiệu quả chống lại một số chủng vi khuẩn kháng thuốc khi kết hợp với kháng sinh. Do đó, loại tinh dầu này chủ yếu nên được sử dụng kết hợp với phương pháp điều trị y tế hơn là một biện pháp phòng ngừa.

Tinh dầu thì là

Tinh dầu thì là cùng nằm trong những cách trị nhiễm trùng đường tiểu khác khá hiệu quả. Chất kháng khuẩn mạnh mẽ này được biết là tiêu diệt vi khuẩn E. coli cũng như một số mầm bệnh khác.

Hãy sử dụng tinh dầu thì là trong máy khuếch tán một hoặc hai lần một ngày như một biện pháp tự nhiên.

Tinh dầu húng quế

Tinh dầu húng quế không chỉ có mùi hương tuyệt vời mà còn hiệu quả trong việc chống lại vi khuẩn như E. coli, từ đó hạn chế tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. Tinh dầu húng quế có thể được sử dụng trong một bộ khuếch tán hoặc pha loãng trong dầu dừa để bôi lên da.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thanh Hùng - Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Viêm đường tiết niệu ở nữ là bệnh lý gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Căn bệnh này có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phòng ngừa và điều trị tích cực. Để có cái nhìn toàn diện về bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới, hãy tham khảo các thông tin chia sẻ dưới đây.

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu do vi khuẩn. Cụ thể, khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận, sinh sôi nảy nở ở các cơ quan này; chúng có thể gây nhiễm khuẩn nước tiểu và cuối cùng là ảnh hưởng nghiêm trọng tới từng cơ quan của hệ tiết niệu.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ. Bất kỳ bộ phận nào trong hệ tiết niệu đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, từ thận, niệu quản tới bàng quang và niệu đạo. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh.

  1. Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ không chỉ ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt hằng ngày mà nó còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
  • Phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể bị sảy thai, sinh non.
  • Bệnh viêm đường tiết niệu có thể gây tắc vòi trứng dẫn tới vô sinh ở phụ nữ.
  • Người bị viêm đường tiết niệu luôn trong tình trạng tiểu buốt, thậm chí tiểu ra máu nên khi quan hệ tình dục thường bị đau đớn, gây ảnh hưởng tới cảm xúc trong chuyện chăn gối.
  • Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm thận, bể thận cấp tính hay mạn tính.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không được điều trị triệt để có thể dẫn tới áp xe hóa, nhiễm trùng máu, suy thận hay thậm chí tử vong.
  • Khi viêm đường tiết niệu trở thành bệnh lý mạn tính thì hậu quả tất yếu là dẫn tới suy thận mạn tính.

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý hay gặp ở nữ giới

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ thường gây ra những triệu chứng điển hình dưới đây:

  • Người bệnh thường có cảm giác buồn đi tiểu, thường đi tiểu vào ban đêm, bị đau tức bụng dưới, đặc biệt là trong lúc đi tiểu.
  • Chị em thường có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, nóng rát khi đi tiểu, màu nước tiểu đục và có mùi khai nồng. Một số trường hợp có thể tiểu ra máu.
  • Người bệnh đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít.
  • Một số bệnh nhân bị đau dữ dội vùng bụng dưới và vùng thắt lưng do nhiễm trùng đường tiết niệu ở niệu quản, thận. Trường hợp nặng; người bệnh còn có cảm giác sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn ói.

Bệnh viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây nên. Vi khuẩn thường xâm nhập theo đường viêm ngược dòng từ cơ quan sinh dục ngoài rồi lan lên thận. Các loại vi khuẩn thường gặp ở bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu là E.Coli, Proteus mirabilis, Enterobacter, Citrobacter, Klebsiella, Chlamydia, lậu cầu,... Nước tiểu là môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của các loại vi khuẩn nói trên. Khi số lượng vi khuẩn trong nước tiểu đạt số lượng cao thì sẽ gây nhiễm khuẩn tiết niệu.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ: Người bị sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, mắc bệnh đái tháo đường, dị dạng thận, suy giảm miễn dịch, già yếu,...

Bên cạnh đó, quan hệ tình dục với người bị viêm đường tiết niệu cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. Ngoài ra, những phụ nữ bị viêm bàng quang tái phát nhiều lần (trên 3 lần/năm, hẹp lỗ tiểu, vệ sinh không đúng cách sau khi giao hợp hoặc khi có kinh nguyệt, táo bón thường xuyên,... cũng dễ bị viêm nhiễm tiết niệu.

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ mãn kinh có tỉ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu cao do suy giảm nội tiết tố nữ, thay đổi độ pH nước tiểu, niêm mạc âm đạo, niệu đạo và đáy bàng quang mỏng hơn nên dễ mắc bệnh hơn.

Người bị đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu cao hơn so với người bình thường

Việc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ bao gồm diệt trừ những vi khuẩn, virus gây bệnh và loại trừ các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Thông thường, các triệu chứng viêm đường tiết niệu sẽ hết sau ít ngày điều trị, số khác thì phải dùng kháng sinh dài kỳ hơn. Những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần thường phải kéo dài thời gian điều trị hoặc điều trị thêm nhiều đợt kháng sinh ngắn sau khi đã hết triệu chứng. Với những trường hợp bị viêm tiết niệu do bị nhiễm trùng liên quan tới quan hệ tình dục thì cần điều trị dự phòng bằng cách uống một liều kháng sinh sau mỗi lần quan hệ tình dục.

Đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu nặng thì họ được khuyên nên vào bệnh viện điều trị và dùng kháng sinh đường tĩnh mạch. Nếu bệnh tái phát hoặc nhiễm trùng trở thành mạn tính thì bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa thận theo dõi để tìm và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, giảm nguy cơ dẫn tới biến chứng suy thận.

Đặc biệt, viêm đường tiết niệu ở nữ rất dễ tái phát. Vì vậy, những bệnh nhân bị viêm tiết niệu tái phát thường xuyên (trên 2 lần/tháng) nên sử dụng kháng sinh dự phòng liều thấp theo chỉ định của bác sĩ trong nhiều tháng hoặc có thể sử dụng ngắt quãng (dùng 1 tuần nghỉ 1 tuần rồi dùng lại), uống trước khi đi ngủ hoặc sau khi giao hợp. Ngoài ra, với trường hợp viêm bàng quang tái phát, chị em phụ nữ có thể dùng vắc xin (chiết xuất của E. Coli): uống 1 viên/ngày trong 3 tháng rồi cứ 3 tháng uống nhắc lại 30 ngày trong 1 năm. Liệu pháp này giúp giảm rõ rệt số lần tái phát và mức độ nặng của mỗi đợt viêm bàng quang. Đồng thời, bạn cũng có thể uống nước râu ngô, bông mã đề thường xuyên để ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh.

Người bệnh tuyệt đối không tự điều trị, không tự dùng lại thuốc còn thừa của lần điều trị trước. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi rất dễ dẫn tới tình trạng vi khuẩn nhờn thuốc và không thu được hiệu quả trị bệnh như ý muốn.

Uống nước râu ngô để giảm nguy cơ tái phát viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, các bạn nên tham khảo và làm theo hướng dẫn sau:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là trước khi giao hợp.
  • Tránh sử dụng các chất dễ gây kích thích niệu đạo như: Ngâm tắm trong bồn tắm pha xà phòng, dùng chất khử mùi tại chỗ,... Thay vào đó, bạn nên tắm dưới vòi hoa sen.
  • Uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu tống xuất các vi khuẩn khỏi đường tiểu.
  • Đi tiểu trước và sau khi giao hợp.
  • Khi đi đại tiện nên lau hậu môn từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào lỗ niệu đạo.
  • Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vitamin C như các loại hoa quả có múi để giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu.
  • Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh hoạt tình dục thường xuyên bị viêm đường tiết niệu nên xem lại tư thế giao hợp để tránh các tư thế tác động nhiều tới lỗ niệu đạo.
  • Tuyệt đối không được nhịn tiểu vì việc này sẽ khiến nước tiểu bị ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Không chỉ vậy, nhịn tiểu còn làm tăng nguy cơ trương cơ, co thắt bàng quang.
  • Khi đi tiểu nên đi từ từ, không quá sức để tránh ảnh hưởng tới xương chậu.
  • Điều trị loại bỏ các nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu như u phì đại tuyến tiền liệt, sỏi đường tiết niệu.
  • Tránh mặc quần áo, đồ lót quá chật, làm bằng chất liệu bí, nóng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ nếu không sớm điều trị thì sẽ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh và thậm chí là dẫn tới những biến chứng khó lường. Do vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên sớm đi đặt hẹn với các bác sĩ giàu kinh nghiệm tại Vinmec để được tư vấn và khám chữa kịp thời.

Để phòng tránh viêm đường tiết niệu, bạn nên điều trị loại bỏ dứt điểm các căn bệnh như: sỏi đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt bằng phương pháp nội soi bốc hơi laser ít xâm lấn, hồi phục nhanh tại các cơ sở y tế uy tín.

Hiện tại, bệnh Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ đang được điều trị tại các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc tiên tiến, hiện đại như hệ thống C-Arm, máy siêu âm trong mổ,...

Phòng mổ Hybrid hiện đại nhất trên thế giới, tích hợp phòng mổ và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tiên tiến (chụp CT, chụp MRI, siêu âm,...) giúp giảm thời gian phẫu thuật và đem lại hiệu quả phẫu thuật tốt nhất cho người bệnh.

Trong gây mê hồi sức, Vinmec tuân thủ các phác đồ gây mê, các hướng dẫn an toàn gây mê, bảng kiểm gây mê đối với 100% ca phẫu thuật nhằm giảm thiểu tối đa sự cố và tác dụng không mong muốn. Ngoài ra, bệnh nhân được chăm sóc toàn diện, các bữa ăn, chế độ nghỉ ngơi, tập luyện, giáo dục sức khỏe chu đáo, phòng bệnh được trang bị tiện nghi, thông tin bệnh nhân được bảo mật.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Phương pháp điều trị và phòng ngừa rối loạn đường tiết niệu

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề