Cách gắn răng khểnh giả

Cập nhật lần cuối: 09/06/2020

Chào bác sỹ, em đang muốn tiến hành làm một chiếc răng khểnh để nụ cười của em thêm duyên dáng hơn. Nhưng hiện tại thì em chưa biết làm răng khểnh cần lưu ý những điều gì? Xin bác sỹ hãy tư vấn giúp em để em có thể tự tin hơn khi tiến hành làm răng khênh giả cho hàm răng của mình. Cảm ơn bác sỹ ( Hồng Anh – Hà Nội).

Trả lời:

Chào bạn Hồng Anh, cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi. Về trường hợp của bạn khi tiến hành làm răng khểnh giả cần phải có những lưu ý gì thì chúng tôi xin trả lời như sau:

Hiện nay, các nha khoa uy tín ở Hà Nội cũng rất nhiều và đi kèm với nhiều dịch vụ khác nhau cho bệnh nhân đồng thời các mức chi phí và chất lượng sau khi tiến hành làm cũng khác nhau.

Cho nên nếu bạn co ý định làm răng khểnh thì hãy tham khảo thật kỹ lưỡng các nha khoa và từ đó đưa ra cho mình một lựa chọn phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả hiện tại của mình.

Cách gắn răng khểnh giả
Làm răng khểnh là xu hướng được nhiều người yêu thích

Quá trình thực hiện làm răng khểnh cũng như quá trình cấy ghép răng implant giá bao nhiêu, chất lượng dịch vụ như thế nào và hiệu quả mang lại ra sao đều phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật cũng như tay nghề của bác sỹ.

Khi tiến hành trồng răng giả thì bạn phải bắt buộc mài 2 chiếc răng 2 bên nhỏ đi để tạo một khoảng trống để gắn răng giả, chính vì thế nó ảnh hưởng rất lớn tới phần men răng, bề mặt răng không còn nguyên vẹn cho nên dẫn tới tình trạng bị ê buốt răng, chiếc răng thật không còn lớp bảo vệ nên rất dễ bị sâu răng, bạn cần phải chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách để bảo vệ răng tốt hơn.

Cách gắn răng khểnh giả

Thức ăn khi bạn nhai và nuốt từ ngày này qua ngày khác sẽ bị ứ động lại tại các điểm tiếp nối giữa răng khểnh giả và răng thật, nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ dễ dàng dẫn tới việc viêm cổ chân răng, thành nơi chứa nhiều loại thức ăn thừa gây viêm nhiễm, hơi thở hôi.

Cách gắn răng khểnh giả
Cần lưu ý khi trồng răng khểnh để đảm bảo an toàn, hiệu quả

Mời bạn xem thêm các bài viết khác thuộc chuyên mục Kiến thức nha khoa

Mặt khác khi bạn đang gắn thêm 1 chiếc răng khểnh sức nhai của cả hàm răng sẽ giảm đi rất nhiều so với chiếc răng thật trước đó của bạn, nếu chiếc răng này không được ép kỹ vào lợi còn có nguy cơ bị viêm lợi và dây chằng nữa, cho nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ, nếu muốn đẹp thì phải chịu khó chăm sóc và vệ sinh răng miệng.

Thêm đó, khi bạn muốn tẩy trắng răng bằng máng tẩy để sở hữu một hàm răng trắng sáng tự nhiên sẽ có những nguy hại tiềm ẩn với việc trồng răng khểnh cho nên bạn cần thực hiện ở 1 cơ sở uy tín – nơi có đầy đủ các yếu tố hỗ trợ cần thiết.

Lựa chọn nha khoa có đội ngũ trình độ chuyên môn và tay nghề cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực trồng răng khểnh để quá trình thực hiện đúng chuẩn hơn.

Với những lưu ý trên đây hy vọng bạn sẽ có một kiến thức vững chắc hơn trước khi quyết định tiến hành làm răng khểnh cho hàm răng của mình nhé!

Với những lời quảng cáo mỹ miều như “Răng khểnh tự nhiên cao cấp”, “Trồng răng khểnh giả bền, đẹp, tự nhiên”… trên các trang mạng xã hội, nhiều người trẻ tuổi đã mua răng nhựa kèm keo gắn để tạo cho mình có hàm răng khểnh mong có được một nụ cười duyên.

Theo những lời giới thiệu trên mạng, loại răng khểnh giả này có nhiều kích cỡ để mọi người lựa chọn cho phù hợp với hàm răng của bản thân, chúng được làm từ nhựa mintame cao cấp ngà vàng giống răng thật. Một bộ đầy đủ có răng và keo gắn kèm dụng cụ, dùng được cho cả nam và nữ. Loại răng này có thể sử dụng được nhiều lần, thời gian sử dụng tùy theo khách hàng. Khi hòa keo vào với nhau sẽ tạo thành dung dịch đặc và nếu không may nuốt phải keo này thì cũng không sao. Giá từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng một bộ phụ thuộc vào kích cỡ răng.

Cách gắn răng khểnh giả

Khi sử dụng răng khểnh giả hãy cần thận tránh ảnh hưởng sức khỏe răng miệng

BS cho biết, việc gắn răng khểnh không khó nhưng nếu tự gắn sẽ có nhiều nguy cơ không tốt. Ngay cả khi thực hiện ở cơ sở nha khoa mà tay nghề bác sỹ không tốt cũng làm các chân răng kết cấu lỏng lẻo trở thành ổ thức ăn thừa dễ gây ra ê buốt chân răng.

Răng nhựa bán ở ngoài sẽ không tương hợp sinh học, đảm bảo trong môi trường miệng nên một thời gian gây ra hôi miệng hoặc nhựa sẽ đổi màu, đổi chất. Bởi không phải vật liệu nào cũng đưa được vào miệng mà tồn tại trong một thời gian dài vì trong miệng có cả vi khuẩn có lợi, có hại, nước bọt… Bên cạnh đó, còn tiềm ẩn những nguy cơ gây sưng đau, viêm lợi, sau này gây tiêu xương, tụt lợi ở vị trí răng khểnh.

Đó là chưa kể việc các loại răng nhựa rao bán trên mạng nếu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng sản phẩm ra sao sử dụng trong thời gian dài vô tình đưa các chất độc vào cơ thể, gây ra các bệnh răng miệng… Không ai có thể đảm bảo rằng, chúng không có chứa các độc tố kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen có hại… Bằng mắt thường khó có thể kiểm chứng được loại răng giả và keo gắn này của nó thực sự an toàn hay không?

Gắn đá vào răng thì sao?

Cách gắn răng khểnh giả

BS cho biết thêm, trào lưu này cũng giống trào lưu gắn đá, kim cương lên răng. Gắn đá có hai cách là dán trên bề mặt men răng và thứ hai là đục một lỗ ở trên răng để gắn. Với loại dán ở trên răng bao giờ cũng dễ bung và thời gian làm quen sẽ mất một thời gian. Còn cách đục một lỗ ở trên răng để gắn có ưu điểm đẹp, bền nhưng có nhược điểm phải lấy một ít tổ chức cứng vừa đủ cho chân viên đá gắn vào. Nếu kỹ thuật khoan không đảm bảo sẽ khiến răng có thể bị ê buốt. Việc gắn đá lên răng cũng sẽ làm thay đổi cấu trúc răng. Khi đá bị bong ra lỗ răng bị khoan phải được hàn lại. Sau khi gắn đá vào răng khiến cho nhiều người gặp khó khăn trong sinh hoạt, thức ăn nhiều khi bám xung quanh đá làm răng rất dễ bị sâu. Điều này đòi hỏi người thực hiện làm tốt.

“Trước khi chạy đua theo trào lưu để có nụ cười duyên dáng răng khểnh, các bạn trẻ nên cân nhắc thật kỹ lợi hại và đưa ra quyết định sáng suốt nhất. Tránh a dua chạy theo vẻ đẹp tức thời mà làm ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe răng miệng” – BS khuyến cáo.


Việc tự ý gắn răng giả để tạo răng khểnh như vậy gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng, rất dễ gây ra tình trạng viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh răng do các thức ăn mảng bám tích tụ lại. Về lâu sẽ dẫn tới tình trạng hôi miệng khó chịu, sâu răng hoặc nặng nề hơn có thể gặp phải biến chứng gây phá huỷ tổ chức cứng của răng.

Cách gắn răng khểnh giả

Chị N.T.T (ở Hà Đông, Hà Nội) từng có thời gian chạy theo mốt và đi đắp răng khểnh giả “nhanh và rẻ” đã gặp phải nhiều biến chứng. Theo chị T, vùng răng mới gắn thêm răng khểnh luôn bị đau nhức. Chỉ một thời gian răng khểnh giả đã xỉn vàng, vùng lợi xung quanh bị sưng đau, chảy máu, rất khó chịu khi đánh răng hoặc ăn uống. Không chỉ có vậy, chị thấy hơi thở ở miệng có mùi hơn so với trước. Không chịu được những sự bất tiện đó, chị đã tới nha sỹ để thăm khám và nhổ đi chiếc răng duyên “thừa thãi” ấy.