Cách đặt tên ấn tượng

Tên shop có ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu của bạn sau này. Đặt tên shop hay, gây ấn tượng ngay từ đầu, bạn sẽ thuận lợi hơn về sau này khi xây dựng thương hiệu, làm SEO, ...

Sau này, khi bạn đưa shop lên thành một doanh nghiệp thì tên shop cũng là tên công ty. 

Nó có vài yếu tố mà bạn cần làm đúng ngay từ đầu để không rắc rối sau này.

7 Cách đặt tên shop hay và gây ấn tượng này, mình sẽ gợi ý giúp bạn những cái tên shop mà bạn có thể lựa chọn cho shop thời trang, mỹ phẩm, .. của mình.

Khi tên shop của bạn có một sự độc nhất, dễ nhớ, nó sẽ dễ trở thành thương hiệu quen thuộc trong tâm trí khách hàng.

Ví dụ: "thời trang nam lịch lãm" nó không nên là một cái tên cho shop quần áo nam.

Vì ai cũng có thể kinh doanh thời trang nam lịch lãm. Và bạn không có thứ gì để khiến người ta nhớ đến cái tên riêng của bạn.

Thay vào đó, sử dụng một cái tên kiểu NEM - Thời trang nam lịch lãm.

Bây giờ bạn khác người ta ở cái tên NEM.

Hoặc đơn giản bạn ghép các từ đầu của "nam lịch lãm" thành NLL nó cũng tạo cho bạn một sự khác biệt để nhận diện được bạn là ai rồi.

Và sau này khi bạn chọn tên miền đẹp cho website, nó cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Lúc này tên miền của bạn sẽ là nem.vn. Ngắn gọn & dễ nhớ hơn rất nhiều so với thoitrangnamlichlam.vn

Tên shop dễ nhớ

Tên shop dễ nhớ sẽ giúp thương hiệu của bạn dễ đong lại trong đầu khách hàng hơn.

Để đặt tên shop dễ nhớ thì, đầu tiên là phải ngắn, thứ hai là dễ liên tưởng.

Ví dụ:

  • Elly là tên shop ngắn & cũng dễ nhớ. Nó là một cái tên riêng của một cô gái đẹp. Và hợp cho shop thời trang thanh lịch nữ.
  • Bunny Toys cũng là tên shop ngắn dễ thương cho shop đồ chơi trẻ em. Và nó dễ nhớ.
  • Nana có thể là tên shop đẹp cho một cửa hàng quần áo, thời trang nữ. Nó ngắn, vần điệu, và rất dễ nhớ.

Tên shop không nên bị trùng

Tất nhiên, bạn sẽ muốn tên shop của mình không bị trùng với tên những shop khác.

Đặc biệt là phải tránh tên của những shop lớn có thương hiệu mạnh.

Ví dụ bạn lấy cái tên Elly hay Juno cho shop thời trang của mình là tiêu rồi.

Một lưu ý khác nữa ở khâu chọn tên shop, là nó liên quan tên miền cho website nếu sau này bạn tạo website để bán hàng.

Thường tên miền bạn nên chọn giới hạn trong .com hoặc .vn.

Và tên miền là độc nhất. Nghĩa là ai đó mua rồi thì bạn không mua được nữa.

Ví dụ tên shop là Nana, mình kiểm tra thử ở PAVietNam (nhà cung cấp tên miền) thì cả tên miền nana.com và nana.vn đều đã có người mua rồi.

Nên mình sẽ đổi sang một cái tên shop khác có sẵn tên miền khả dụng để đăng ký.

Về sau này khi bạn làm SEO cho website, thì tên thương hiệu độc nhất nó có ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả SEO.

Nên việc chọn tên shop và tên miền cho website độc nhất ngay từ đầu sẽ có lợi cho bạn sau này.

Gợi ý 7 cách đặt tên shop hay

Giờ thì mình đi vào những gợi ý giúp bạn chọn được tên shop hay cho cửa hàng của mình nhé.

Đặt tên shop theo biểu tượng

Cách đặt tên shop theo một biểu tượng là cách ưa chuộng nhất của mình.

Vì nó có tính gợi nhớ cao.

Biểu tượng ở đây có thể là con vật, loài hoa, hành tinh ...

Ví dụ tên shop Bunny Toys tạo sự liên tưởng về chú thỏ. Bạn có thể thiết kế logo hình chú thỏ dễ thương.

Nó tạo cho bạn sự khác biệt và gây ấn tượng riêng trong tâm trí khách hàng.

Hay tên shop Chồi Non cũng là cái tên tạo sự liên tưởng đến trẻ em. Nó có thể phù hợp cho shop quần áo trẻ em, đồ chơi, đồ mẹ & bé, ...

Một ví dụ tên shop khác liên quan đến quần áo, mỹ phẩm, làm đẹp là Bella. 

Nó là tên một cô gái đẹp trong tiếng Ý. Bella House có thể phù hợp với những sản phẩm giúp các cô gái làm đẹp cho bản thân.

Đặt tên shop theo tên chủ cửa hàng

Nhiều shop đặt tên theo tên chủ cửa hàng. Nó cũng giúp bạn tạo ra một cái tên riêng biệt.

Ví dụ Thanh Hiền Shop, Hằng Shop, Việt Đức Shop, ...

Tuy nhiên, tên shop đặt theo cách này (cảm nhận của cá nhân mình), là nó thiếu tính chuyên nghiệp, không được hay cho lắm.

Thay vào đó, có thể bạn chọn tên shop theo biệt hiệu sẽ hay hơn.

Đặt tên shop theo biệt hiệu

Ví dụ như Nana là tên shop theo biệt hiệu, tên dễ thương của một chủ cửa hàng quần áo, túi xách nữ.

Bạn có cái biệt hiệu nào dễ thương, dễ nhớ,, vần điệu không? Thử xem sao.

Một số ví dụ về biệt hiệu ở Việt Nam mà ba mẹ hay đặt cho con: Nô, Ni, Na, Tom, ...

Nó có thể thành các tên shop như: Nina, Nani, TomLand, TomTom, ...

Bạn cứ thỏa sức sáng tạo nhé.

Đặt tên shop có liên quan đối tượng khách hàng

Đặt tên shop theo đối tượng khách hàng cũng là một hướng tiếp cận tốt.

Nó giúp đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn nhiện diện được ngay chỗ này bán gì.

Ví dụ như đồ trẻ em thì bạn thêm từ kids, baby, ... vào: Kids

Land, Kids Toys, Kids Plaza, Kids Mart, Kids Store, Kids Clothes...

Với những cái tên shop được đặt theo đối tượng khách hàng tiềm năng thế này, bạn nên sử dụng tiếng anh.

Vì tiếng Việt nó dài, khó nhớ, và nó không tạo được tên riêng, vì cái tên trở thành từ khóa sản phẩm mất rồi.

Ví dụ Kids Toys sang tiếng Việt nó thành đồ chơi trẻ em. Và đó không phải là cách tốt để bạn đặt tên shop.

Đặt tên shop theo tiếng anh

Tên shop tiếng Anh là xu hướng, vì nó sang, nghe có vẻ chuyên nghiệp.

Và đặc biệt là bạn sử dụng được từ khóa sản phẩm, từ khóa về đối tượng khách hàng của mình mà vẫn có sự khác biệt.

Ví dụ "Kids Mart" nó sẽ hay hơn nhiều so với "cửa hàng đồ trẻ em"

Với một cửa hàng, thì bạn có một số hậu tố có thể áp dụng như: Mart, Plaza, Land, Shop, Store, ...

Ghép các chữ cái hoặc một cái tên vô nghĩa

Bạn thấy là trong lưu về cách đặt tên shop, thì nên ngắn gọn, dễ nhớ, vần điệu một chút càng tốt.

Nên khi khó quá, khi bạn không chọn được một cái tên như vậy, thì mình quay sang ghép các chữ cái lại.

Hoặc bạn có thể lấy một cái tên dễ thương bất kỳ. Nó dễ nhớ, ngắn, vần điệu là được.

Ví dụ: JUNO, olala, Zola, LuLu, ...

Bạn thấy những cái tên shop như: Nem, Gem, Juno, Elly, ... thực ra nó không mang lại một ý nghĩa nào trong đầu bạn.

Nhưng nó cực kỳ dễ nhớ!

Đặt tên shop liên quan đến sản phẩm

Đặt tên shop theo tên sản phẩm cũng là một cách tiếp cận.

Nhưng bạn lưu ý là nó sẽ làm giảm yếu tố thương hiệu riêng của bạn.

Ví dụ các từ khóa sản phẩm như: đồ chơi, thời trang, ...

Trong trường hợp này, bạn dùng tiếng Anh sẽ hay hơn.

Ví dụ Nana Fashion, Bunny Toys, ...

Kết về cách đặt tên shop hay

Hy vọng bài viết gợi ý được cho bạn một cai tên shop hay cho mình.

Đức là founder của BeeDigi Agency, công ty chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế website bán hàng & dịch vụ chăm sóc website chuyên nghiệp.

Có thể một lúc nào đó bạn sẽ cần, bạn tham khảo nhé.

Chúc bạn bán hàng thuận lợi!

Hoàng Việt Đức

1. Cách đặt tên shop theo tên cá nhân hay biệt danh:

Nếu bạn không muốn mất nhiều thời gian suy nghĩ cho việc đặt tên shop mà vẫn muốn tên shop độc, lạ và mang dấu ấn riêng của cá nhân thì việc sử dụng ngay tên cá nhân của bạn để đặt tên cho shop, cửa hàng chính là cách đơn giản nhất. Ví dụ như Nguyễn Kim, Trần Anh, Nhật Cường mobile, Bé Mập, Hùng Trọc, Quý Ròm,… hoặc ghép tên bạn với tiếng nước ngoài để có một tên cửa hàng sang chảnh hơn như Cường Dollar, Hùng Paris, Mạnh London…

Cách đặt tên đơn giản và mang đậm dấu ấn cá nhân nhất chính là lấy ngay tên mình làm tên cửa hàng, thương hiệu

Còn nếu bạn không dùng được hoặc không muốn dùng tên thật của mình thì việc sử dụng những cái tên Hán Việt đầy ý nghĩa như Mộc Miên (mộc mạc, thanh cao) hay An Nhiên (yên bình, may mắn), Túc Mạch (ấm no, sung túc)… cũng sẽ khiến cho cửa hàng của bạn như được mang một làn gió nhẹ nhàng và ấn tượng, làm cho khách hàng sẽ ấn tượng và nhớ đến nhiều hơn.

2. Đặt tên shop theo ngành hàng, theo đặc tính nổi bật của sản phẩm kinh doanh:

Đây là cách đặt tên shop, cửa hàng một cách truyền thống và phổ biến nhất. Khi không có ý tưởng nào đặc biệt thì hầu hết mọi người đều thực hiện theo nguyên tắc này. Cách đặt tên shop này có ưu điểm là khách hàng biết luôn được cửa hàng bạn bán hàng gì, có phải là sản phẩm họ cần hay không. Ví dụ: Siêu Thị nội thất Quang Tèo, shop mỹ phẩm Xixon, shop quần áo xuất khẩu, shop điện thoại xách tay, shop đồ gia dụng Nhật Bản…

Như vậy chỉ cần nhắc đến tên cửa hàng của bạn là khách hàng có thể biết bạn đang kinh doanh mặt hàng nào. Tuy nhiên, nhược điểm của việc đặt tên này là không tạo nên sự khác biệt, khách hàng khó nhớ đến cửa hàng của bạn nếu không có thiết kế nhận diện thương hiệu nổi bật. Cách này chỉ giúp khách hàng nhận diện mặt hàng kinh doanh của bạn tốt hơn, thích hợp với các cửa hàng có mặt bằng kinh doanh rộng lớn, nhiều người qua lại cửa hàng.

3. Đặt tên cửa hàng theo địa phương, địa danh, địa chỉ:

Có rất nhiều chủ cửa hàng lấy luôn địa chỉ mặt bằng để đặt tên cho của hàng của mình. Đó là một cách hay để khách hàng nhớ luôn cả tên và địa chỉ mua hàng. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng với các shop, cửa hàng có địa chỉ đẹp, độc đáo và dễ nhớ kiểu như số nhà 99, 111, 88, 100,… ví dụ như Giày 99, Giày 68,… Hoặc bạn là công ty, doanh nghiệp quy mô lớn thì trụ sở đặt ở đâu, bạn có thể lấy tên địa danh đó ghép vào tên thương hiệu. Ví dụ như: Nhà đất Thủ đô, Bia Sài Gòn, Phân lân Sông Thao,…

Nếu địa chỉ cửa hàng của bạn là số đẹp thì có thể lấy để đặt tên shop, cửa hàng vừa gợi nhớ vừa độc đáo

Nếu bạn đang kinh doanh đặc sản, hãy lấy tên địa phương của món đặc sản đó làm tên cửa hàng. Ví dụ: Cà phê Buôn Ma Thuột, Nem chua Thanh Hóa, Bánh cuốn Thanh Trì, Vịt cỏ Vân Đình, Phở khô Gia Lai,… Cách đặt tên shop, cửa hàng theo địa phương, địa danh này rất tiện lợi, không cần phải suy nghĩ nhiều. Thậm chí bạn cũng có thể ghép tên các quốc gia vào tên cửa hàng của mình để thể hiện nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa nhập về, đặc biệt là với các bạn đang kinh doanh hàng xách tay. Ví dụ như: Hàng Gia Dụng Việt Đức, Shop Mẹ & Bé Việt Nhật, Mỹ phẩm chính hãng USA,…

4. Đặt tên shop theo đặc điểm nổi bật của cửa hàng, hoặc theo quy mô shop:

Với những cửa hàng có đặc điểm nổi bật về vị trí, về phong cảnh xung quanh thì hãy sử dụng phương pháp đặt tên này. Ví dụ như: Cà phê Mũi Tàu, Quán ăn Bờ Kè, Lẩu dê Ngã Bảy,… Cách đặt tên theo đặc điểm nổi bật của cửa hàng giúp tạo được sự gần gũi, bình dân, vừa mang tính gợi nhớ. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt tên shop theo quy mô, tuy nhiên chỉ nên áp dụng khi bạn có quy mô lớn, sản phẩm đa dạng thì nó mới tạo sự thu hút và nâng tầm cửa hàng cửa bạn. Ví dụ như Thế giới di động, Thế giới đồ da, Vua đồ chơi, Siêu thị gia dụng,… Còn nếu bạn đang kinh doanh nhỏ lẻ thì không nên áp dụng theo cách đặt tên này.

Nếu bạn kinh doanh với quy mô lớn có thể chọn tên như trong hình “Siêu thị Hello Baby” giúp khách hàng biết bạn kinh doanh sản phẩm gì và cả quy mô bán hàng của bạn

5. Đặt tên shop bằng tiếng nước ngoài:

Cách đặt tên shop, thương hiệu bằng tiếng nước ngoài hiện đang là xu hướng được ưu chuộng Việt Nam, đặc biệt những bạn trẻ khởi nghiệp rất ưa chuộng phương thức này. Vừa giúp tên cửa hiệu bạn không trùng lặp hay nhầm lẫn, lại nghe rất sang chảnh, thu hút khách hàng hơn. Bạn có thể thấy việc đặt tên shop quần áo hay mỹ phẩm online hiện nay đa số đều dùng cách này.

Đặc biệt khi kinh doanh quần áo hay giày dép thời trang. Nếu kinh doanh sản phẩm cho nam giới, bạn có thể đặt một số tên shop đậm chất nam tính như Adam Store, X-Men, Men World, Menly Shop còn nếu đặt tên shop hướng tới đối tượng khách hàng là phái đẹp thì có một số cái tên bạn có thể lựa chọn như I’m A Girl, Venus, Lady’s House, Sweet Dream hay She’s Beautiful, Girl Boutique,…

Tên shop “I’m A Girl” gợi sự dễ thương, nữ tính, hoàn toàn phù hợp cho các cửa hàng thời trang, mỹ phẩm, nhắm đến khách hàng là phái nữ

Ngoài tiếng Anh thì bạn có thể đặt tên theo một số nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp hay Tây Ban Nha tùy theo mặt hàng mà cửa hàng bạn đang kinh doanh chủ yếu hoặc bạn cảm thấy cái tên đó ấn tượng. Ví dụ như Oppa Shop (Tiếng Hàn Quốc), Zara, Mango (Tiếng Tây Ban Nha), Hikaru, Sakura (Tiếng Nhật Bản).

6. Đặt tên thương hiệu theo các danh từ, tính từ gợi nhắc:

Ngoài các cách đặt tên shop trên thì bạn có thể đặt tên gợi sự liên tưởng đến sản phẩm bằng cách danh từ gợi nhắc. Chẳng hạn bạn đang kinh doanh gas, bếp gas thì bạn có thể đặt tên shop là Ngọn Lửa, kinh doanh sản phẩm làm đẹp thì có thể đặt tên shop là Mặt Hoa Da Phấn. Cách đặt tên theo sự liên tưởng này đòi hỏi chủ cửa hàng phải là người thông minh, tinh tế mới có thể có một cái tên hay và thực sự ấn tượng vừa độc đáo lại mang đậm dấu ấn thương hiệu của bạn.

Trên thực tế khảo sát cho thấy cách đặt tên theo các tính từ cũng được sử dụng khá nhiều. Bạn có thể chọn các tính từ gợi lên sự may mắn, phát tài để đặt tên cho shop, cửa hàng của mình như Bất Động Sản Thịnh Phát, Tài Lộc,… Hoặc gợi sự tin tưởng như Nhà đất Đại Tín, Bảo hiểm Bảo Việt,… Triết lý kinh doanh Hiệp Phát, Hòa Bình,… Hay gợi khát vọng tương lai như Tiền Phong, Tiên Phong, Thắp Sáng…

7. Đặt tên shop dễ thương theo tên các loại thú cưng:

Với các cửa hàng thiên về thời trang hay có khách hàng mục tiêu ở độ tuổi vị thành niên thì các chủ shop có thể đặt các tên dễ thương, độc đáo của các thú cưng thu hút các khách hàng này. Một số ví dụ về tên này như: Bin Bon, Dog Shop, Thỏ Tây, Miu Miu, Red Cat, Black Cat, PetXinh, Mèo lười, Gấu, Miu xinh, Miu Shop, Thỏ Con, Gấu Trắng, Boo Shop hay Vện,… Đây là các gợi ý tên shop rất độc đáo và thích hợp nếu như bạn muốn đặt tên shop theo tên của các thú cưng mà mình yêu thích.

8. Đặt tên shop theo kiểu độc, lạ hoặc chỉ sử dụng một từ:

Bạn có thể lựa chọn thêm một cách đặt tên shop, đó là đặt theo kiểu độc đáo và mới lạ. Ví dụ như I’m a girl, Đẹp 24/7, Váy xinh, Mê giày, Xóm Giày, Thiên đường áo đôi, Đẹp từng Centimet, Mê giày, Góc của Pao, Nàng Gốm, Suri, Giày Xấu Giá Cao… Đặt tên theo phong cách độc đáo này không chỉ tạo ấn tượng và sự thu hút đối với khách hàng mà còn giúp khách hàng ghi nhớ tên shop của bạn lâu hơn, nhận diện thương hiệu shop hiệu quả hơn. Đặc biệt với các shop kinh doanh online thì tên cửa hàng càng ấn tượng càng tốt.

Đặt tên shop theo kiểu độc lạ “Giày Xấu Giá Cao”

Nếu muốn tạo sự độc đáo và ấn tượng, dễ nhớ mà lại rất ngắn gọn, tạo nên sự tò mò với người nghe thì bạn có thể chọn cách đặt tên chỉ sử dụng một từ duy nhất. Ví dụ như Mưa, Mây, Chảnh, Lily, Yumi, Boo, Bi, YOLO, Méo…. Việc sử dụng tên shop một từ vừa ngắn gọn, độc đáo, thậm chí khiến khách hàng tò mò và ghi nhớ lâu. Tuy nhiên dù chỉ có một từ nhưng nó cũng nên có ý nghĩa nào đó. Ví dụ như tên shop của nữ nghệ sĩ Chi Pu là GOM trong tiếng Hàn Quốc tức là Gấu, một nickname khá đáng yêu của Chi Pu. Hay tên shop là YOLO tức là You only live once (Bạn chỉ sống một lần duy nhất) hoặc YAME là viết tắt của You are my everything (Bạn là tất cả của tôi).

Tên shop chỉ sử dụng một từ “Méo” vừa độc lạ, dễ nhớ và lại gợi liên tưởng đến loài mèo, rất sáng tạo và độc đáo

9. Đặt tên cửa hàng hợp tuổi theo phong thủy:

Để đem đến tài vượng cho cửa hàng thì hầu hết các chủ cửa hàng quan tâm đến phong thủy đều muốn tìm cho mình một cái tên hợp mệnh hợp tuổi. Nó không chỉ mang dựa trên yếu tố khoa học nghiên cứu phong thủy mà còn giúp cho chủ shop an tâm hơn tự tin hơn trong công việc kinh doanh. Bạn có thể áp dụng Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ cho việc đặt tên shop bắt đầu bằng từ nào.

– Kim gồm các từ C-Q-R-S-X-Z

– Mộc gồm có G và K

– Thủy gồm B-F-M-H-P

– Hỏa gồm D-J-L-N-T-V

– Thổ gồm A-E-I-O-U-W-Y

Ví dụ bạn thuộc mệnh Kim thì có thể lấy tên shop là Ruby, Zeni Sunday hoặc kết hợp nguyên tắc mệnh tương sinh để đặt tên cửa hàng như mệnh Kim – Thủy có thể đặt tên cửa hàng Ruby Baby (R thuộc hành Kim, B thuộc hành thủy).

Hiện nay việc đặt tên cửa hàng hay và ý nghĩa được thực hiện dựa theo rất nhiều cách. Dưới đây là 1 số ý tưởng bạn có thể tham khảo và áp dụng

Nếu không muốn mất nhiều thời gian suy nghĩ cho việc đặt tên shop. Thế nhưng vẫn có những cái tên cửa hàng độc, lạ và mang dấu ấn riêng của cá nhân. Vậy thì:

  • Hãy sử dụng ngay tên cá nhân của bạn để đặt tên cho cửa hàng chính là cách đơn giản nhất.

Ví dụ: Nguyễn Kim, Trần Anh, Nhật Cường mobile, Bé Mập, Hùng Trọc, Quý Ròm,…

  • Hoặc ghép tên bạn với tiếng nước ngoài để có một tên cửa hàng sang chảnh hơn.

Ví dụ: Cường Dollar, Hùng Paris, Mạnh London…

  • Còn nếu bạn không dùng được hoặc không muốn dùng tên thật của mình. Vậy thì việc sử dụng những cái tên Hán Việt đầy ý nghĩa cũng là ý tưởng không tồi.

Ví dụ: Mộc Miên (mộc mạc, thanh cao) hay An Nhiên (yên bình, may mắn), Túc Mạch (ấm no, sung túc)…

Đặt tên theo tên cá nhân          

Đây chính là cách đặt tên shop một cách truyền thống và phổ biến nhất. Nếu không có ý tưởng nào đặc biệt thì hầu hết mọi người đều thực hiện theo nguyên tắc này.

  • Cách đặt tên cửa hàng theo ngành hàng, hay đặc tính nổi bật của sản phẩm này có ưu điểm là khách hàng biết luôn được cửa hàng bạn bán hàng gì, có phải là sản phẩm họ cần hay không. Nghĩa là nhắc đến tên cửa hàng, khách sẽ có thể biết bạn đang kinh doanh mặt hàng gì luôn.

Ví dụ: Siêu Thị nội thất Quang Tèo, shop mỹ phẩm Xixon, shop quần áo xuất khẩu, shop điện thoại xách tay, shop đồ gia dụng Nhật Bản…

  • Tuy nhiên, nhược điểm của việc đặt tên này là không tạo nên sự khác biệt. Từ đó khách hàng khó nhớ đến cửa hàng của bạn nếu không có thiết kế nhận diện thương hiệu nổi bật. Vậy nên nó chỉ thích hợp với các cửa hàng có mặt bằng kinh doanh rộng lớn, nhiều người qua lại cửa hàng.
  • Việc đặt tên shop dựa theo khách hàng mục tiêu được hiểu đơn giản là bạn có thể đặt các từ thể hiện giới tính.
  • Việc đặt tên như vậy sẽ giúp phân loại được khách hàng của shop ngay từ đầu nên sẽ dễ dàng thu hút khách hàng mục tiêu hơn.

Ví dụ: về đặt tên shop quần áo nữ, mỹ phẩm mang sự nữ tính như: “Nàng gốm”, “Đẹp từng cm”, “I’m a girl”, “Đẹp 24/7”, “Váy xinh”, “Venus”, “Sweet Dream”, “She Boutique”, “Lady’s House”, “Da sáng dáng xinh”,…

Đặt tên theo khách hàng mục tiêu
  • Nếu bạn đang kinh doanh đặc sản, hãy lấy tên địa phương của món đặc sản đó làm tên cửa hàng. Thực tế cách đặt tên shop, cửa hàng theo địa phương này rất tiện lợi, không cần phải suy nghĩ nhiều.

Ví dụ: Cà phê Buôn Ma Thuột, Nem chua Thanh Hóa, Bánh cuốn Thanh Trì, Vịt cỏ Vân Đình, Phở khô Gia Lai,…

  • Việc lấy luôn địa chỉ mặt bằng để đặt tên cho shop của mình được rất nhiều chủ cửa hàng áp dụng. Đây là một cách hay để khách hàng nhớ luôn cả tên và địa chỉ mua hàng.
  • Thế nhưng cách này chỉ áp dụng với các shop, cửa hàng có địa chỉ đẹp, độc đáo và dễ nhớ kiểu như số nhà 99, 111, 88, 100,…

Ví dụ: Giày 99, Giày 68,…

  • Hoặc là công ty, doanh nghiệp quy mô lớn thì trụ sở đặt ở đâu thì bạn có thể lấy tên địa danh đó ghép vào tên thương hiệu.

Ví dụ: Nhà đất Thủ đô, Bia Sài Gòn, Phân lân Sông Thao,…

  • Bạn cũng có thể ghép tên các quốc gia vào tên cửa hàng của mình để thể hiện nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa nhập về. Đặc biệt là với các bạn đang kinh doanh hàng xách tay.

Ví dụ: Hàng Gia Dụng Việt Đức, Shop Mẹ & Bé Việt Nhật, Mỹ phẩm chính hãng USA,…

Với những cửa hàng có đặc điểm nổi bật về vị trí hay phong cảnh xung quanh. Vậy thì hãy sử dụng phương pháp đặt tên này. Cách đặt tên này sẽ giúp tạo được sự gần gũi, bình dân, vừa mang tính gợi nhớ.

Ví dụ: Cà phê Mũi Tàu, Quán ăn Bờ Kè, Lẩu dê Ngã Bảy,…

Bạn cũng có thể đặt tên shop theo quy mô. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng khi bạn có quy mô lớn, sản phẩm đa dạng thì nó mới tạo sự thu hút và nâng tầm cửa hàng cửa bạn. Còn nếu bạn đang kinh doanh nhỏ lẻ thì không nên áp dụng theo cách đặt tên này.

Ví dụ: Thế giới di động, Thế giới đồ da, Vua đồ chơi, Siêu thị gia dụng,…

Cách đặt tên shop, thương hiệu bằng tiếng nước ngoài hiện đang là xu hướng được ưu chuộng Việt Nam. Nó vừa giúp tên cửa hiệu bạn không trùng lặp hay nhầm lẫn. Mà đồng thời lại nghe rất sang chảnh, thu hút khách hàng hơn.

Hiện nay đa phần tên shop quần áo hay mỹ phẩm online hiện nay đa số đều dùng cách này.

Ví dụ: Khi kinh doanh quần áo hay giày dép thời trang cho nam. Bạn có thể đặt tên shop là: Adam Store, X-Men, Men World, Menly Shop. Còn các tên shop hướng tới đối tượng khách hàng là phái đẹp thì có thể chọn như: I’m A Girl, Venus, Lady’s House, Sweet Dream hay She’s Beautiful, Girl Boutique,…

Ngoài tiếng Anh thì bạn có thể đặt tên theo một số nước khác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp hay Tây Ban Nha. Nó sẽ tùy theo mặt hàng mà cửa hàng bạn đang kinh doanh chủ yếu hoặc bạn cảm thấy cái tên đó ấn tượng.

Ví dụ: Oppa Shop (Tiếng Hàn Quốc), Zara, Mango (Tiếng Tây Ban Nha), Hikaru, Sakura (Tiếng Nhật Bản).

Đặt tên shop theo tiếng nước ngoài
  • Bạn có thể đặt tên gợi sự liên tưởng đến sản phẩm bằng cách danh từ gợi nhắc. Tuy nhiên cách này đòi hỏi chủ cửa hàng phải là người thông minh, tinh tế mới có thể có một cái tên hay và thực sự ấn tượng. Từ đó mang đậm dấu ấn thương hiệu của bạn.

Ví dụ: Bạn kinh doanh gas, bếp gas thì bạn có thể đặt tên shop là: Ngọn Lửa. Kinh doanh sản phẩm làm đẹp thì có thể đặt tên shop là Mặt Hoa Da Phấn.

  • Hay việc sử dụng tên được đặt theo các tính từ cũng được sử dụng khá nhiều.

Ví dụ: Bạn có thể chọn các tính từ gợi lên sự may mắn, phát tài như: Bất Động Sản Thịnh Phát, Tài Lộc,… Hoặc gợi sự tin tưởng như: Nhà đất Đại Tín, Bảo hiểm Bảo Việt,… Hay gợi khát vọng tương lai như Tiền Phong, Tiên Phong, Thắp Sáng…

Đặt tên theo “Hot Trend”, là cách không tồi mà các chủ shop có thể áp dụng. Đây là cách có thể đánh dấu thời điểm “khai sinh” cửa hàng. Đồng thời nó lại vừa tạo được dấu ấn đối với người mua hàng.

Ví dụ: Shop U23,Quang Hải, Tiến Dũng,..

Với các cửa hàng thiên về thời trang hay có khách hàng mục tiêu ở độ tuổi vị thành niên. Vậy thì có thể đặt các tên dễ thương, độc đáo của các thú cưng nhằm thu hút các khách hàng.

Ví dụ: Bin Bon, Dog Shop, Thỏ Tây, Miu Miu, Red Cat, Black Cat, PetXinh, Mèo lười, Gấu, Miu xinh, Miu Shop, Thỏ Con, Gấu Trắng, Boo Shop hay Vện,…

Đặt tên shop theo tên thú cưng
  • Đặt tên shop theo kiểu độc đáo và mới lạ không chỉ tạo ấn tượng và sự thu hút đối với khách hàng. Mà đồng thời còn giúp khách hàng ghi nhớ tên shop của bạn lâu hơn. Từ đó nhận diện thương hiệu shop hiệu quả hơn. Đặc biệt với các shop kinh doanh online thì tên cửa hàng càng ấn tượng càng tốt.

Ví dụ: I’m a girl, Đẹp 24/7, Váy xinh, Mê giày, Xóm Giày, Thiên đường áo đôi, Đẹp từng Centimet, Mê giày, Góc của Pao, Nàng Gốm, Suri, Giày Xấu Giá Cao…

Tên shop ấn tượng và độc lạ

Bạn hãy thử dựa trên những đặc tính nổi bật của sản phẩm để từ đó có thể tìm ra những từ ngữ văn hoa một chút để đặt tên.

Ví dụ: Ngọn lửa thần, Mùa đông không lạnh,  Bảo Tín,..

  • Nếu muốn tạo sự độc đáo và ấn tượng, dễ nhớ mà lại rất ngắn gọn. Đồng thời lại tạo nên sự tò mò với người nghe. Vậy thì bạn có thể chọn cách đặt tên chỉ sử dụng một từ duy nhất.

Ví dụ: Mưa, Mây, Chảnh, Lily, Yumi, Boo, Bi, YOLO, Méo….

  • Tuy nhiên dù chỉ có một từ nhưng nó cũng nên có ý nghĩa nào đó.

Ví dụ: tên shop của nữ nghệ sĩ Chi Pu là GOM trong tiếng Hàn Quốc tức là Gấu, một nickname khá đáng yêu của Chi Pu.

Tên shop chỉ có 1 từ
  • Đây là cách đặt tên vô cùng ấn tượng.

Ví dụ: Ở Hà Nội có cửa hàng mang một cái tên gây sự tò mò không hề nhỏ: “TOFU – HƠN CẢ TÀO PHỚ”. Như bạn thấy chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ thôi thúc khách đến rồi.

  • Đặt tên lấy cảm hứng từ cây cối, loài vật

Ví dụ: Cây đa, Hoa Hồng, Hoa Quỳnh,

  • Lấy cảm hứng từ văn học, truyền thuyết dân gian của Việt Nam.

Ví dụ: Chú Cuội, Thằng Bờm, Thị Mầu,..…

  • Lấy cảm hứng từ tên bài hát.

Ví dụ: Chênh Vênh, Xe Đạp, Thu Cuối.

  • Đặt tên lấy cảm hứng từ truyện, hay từ bộ phim nào đó.

Ví dụ: Coffe Harry Porter, Tom và Jerry.

  • Để đem đến tài vượng cho cửa hàng thì hầu hết các chủ cửa hàng quan tâm đến phong thủy đều muốn tìm cho mình một cái tên hợp mệnh hợp tuổi. Nó không chỉ mang dựa trên yếu tố khoa học nghiên cứu phong thủy. Mà đồng thời còn giúp cho chủ shop an tâm hơn tự tin hơn trong công việc kinh doanh.
  • Cách đặt tên cừa hàng theo phong thủy là: áp dụng Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ cho việc đặt tên shop bắt đầu bằng từ nào.
Đặt tên cửa hàng theo phong thủy

Tên cửa hàng sẽ bao gồm các từ C-Q-R-S-X-Z

Ví dụ: Bạn thuộc mệnh Kim thì có thể lấy tên shop là: Ruby, Zeni Sunday. Hoặc kết hợp nguyên tắc mệnh tương sinh để đặt tên cửa hàng như mệnh Kim – Thủy có thể đặt tên cửa hàng Ruby Baby (R thuộc hành Kim, B thuộc hành thủy).

Tên cửa hàng sẽ có G và K.

Đặt tên cửa hàng sẽ bao gồm B-F-M-H-P.

Đặt hàng cửa hàng bao gồm D-J-L-N-T-V.

Đặt tên shop theo mệnh này sẽ bao gồm A-E-I-O-U-W-Y.

Để có thể đặt được các tên cửa hàng, thương hiệu hay thì bạn cần lưu ý đến các nguyên tắc đặt tên cửa hàng sau:

  • Hãy tránh đặt tên shop khó nhớ với nhiều ký tự mà các ký tự đó lại không liên quan với nhau và đặc biệt là không có tính logic.
  • Tuyệt đối không nên ghép các chữ cái lại với nhau để tạo nên một từ phức tạp. Đặc biệt là đến mức khách hàng của bạn mà còn khó phát âm thì làm sao họ có thể nhớ và nhớ lâu được.
Đặt tên shop rất dễ nhớ vì nó đặc biệt
  • Tên shop cũng cần ngắn gọn vừa là để dễ nhìn dễ đọc và dễ ăn sâu vào tâm trí của khách hàng.
  • Bạn chỉ nên chọn những tên shop ngắn gọn với 2 hoặc 3 từ thậm chí 1 từ cũng được rồi, đừng dài quá.
  • Muốn cho tên shop hay thì trước hết cần phải có tính độc nhất. Đặc biệt là những tên mà bạn đặt không được trùng với các thương hiệu khác nếu không bạn sẽ phải chịu sự cạnh tranh khá lớn và hiểu nhầm của khách hàng.
  • Có trường hợp chọn luôn một câu cửa miệng mà bạn thường sử dụng và chỉ mình bạn mới nói cũng là một ý tưởng rất hay cho việc đặt tên shop độc. Cách này vừa có thể giúp sản phẩm gắn liền với thương hiệu shop và mang đặc thương hiệu cá nhân của bạn.
Tên cửa hàng độc lạ
  • Hãy tìm hiểu được sở thích cũng như những mối quan tâm của khách hàng mà bạn nhắm tới để tham khảo.
  • Nếu như khách hàng là khối dân văn phòng vậy thì nên lựa chọn một tên shop thời trang tao nhã, lịch thiệp. Thế nhưng nếu khách hàng này là ở độ tuổi teen thì nên chọn tên kiểu nhí nhảnh, đáng yêu và phá cách sẽ dễ gây ấn tượng hơn.

Không chỉ ý nghĩa của cái tên cần được chú trọng mà kể cả cách phát âm của nó nữa. Nếu tên cửa hàng của bạn dễ gây hiểu lầm. Vậy thì khách hàng sẽ có ấn tượng không tốt ngay từ lần đầu. Thậm chí đấy có thể sẽ trở thành lí do khiến họ không muốn lựa chọn hay quay lại cửa hàng của bạn nữa.

Tên công ty vừa phản ánh hình ảnh thương hiệu, vừa có liên hệ mật thiết với tài vận doanh nghiệp.

Đây là vấn đề khiến nhiều startup phải đau đầu suy nghĩ.

Bạn có thể tham khảo ngay 1 số công cụ hỗ trợ cho bạn đặt tên cửa hàng hay bằng tiếng Anh hay dưới đây:

Shopify có phần mềm hỗ trợ việc đặt tên đó. Công cụ đặt tên của Shopify là một phần mềm miễn phí, tự động kết hợp các từ khóa người dùng mong muốn để tạo thành danh sách các tên thương hiệu khả thi nhất để chọn lựa.

Đây sẽ là ứng dụng đặt tên hoàn hảo nếu như bạn đang tìm kiếm sự sáng tạo nào đó trong cách đặt tên.

Shopify

Namelix là một website cung cấp cho người dùng tên cửa hàng cũng như các ý tưởng về thiết kế logo.

Bạn hay nhập một hoặc nhiều từ khóa khác nhau. Từ đó Namelix sẽ sử dụng các từ tương đương để tạo ra một danh sách các ý tưởng. Nền tảng này đồng thời cũng liệt kê đầy đủ các domain của website chưa ai sở hữu.

Namelix

Oberlo cũng có một website miễn phí để tìm kiếm và tạo tên phù hợp cho người sử dụng. Nhập một từ bạn muốn có trong tên cửa hàng của mình. Sau đó công cụ sẽ tự động liệt kê ra các biến thể để bạn lựa chọn.

Wordoid là một công cụ đặt tên rất thông minh. Nó cung cấp cho người dùng những cái tên rất sáng tạo và thú vị.

Đầu tiên bạn sẽ phải lựa chọn các danh mục đặc điểm tên cửa hàng như vui vẻ, sôi động hay cool ngầu. Sau đó Dot-o-mator sẽ tự động liệt kê các từ phù hợp với danh mục lựa chọn của bạn. Click vào ô kết hợp, bạn sẽ thầy đầy đủ các domain khi kết hợp các từ phía trên lại với nhau.

NameStation là một công cụ lý tưởng. Nó cung cấp các hướng dẫn tìm kiếm và gợi ý từ khóa cũng như các biến thể của tên bạn nhập.

Ngoài ra, công cụ này cũng sở hữu tính năng liệt kê các cái tên chưa bị sử dụng giống các phần mềm trên.

Bustaname cho phép người dùng nhanh chóng tìm kiếm các cái tên chưa được sở hữu bằng cách kết hợp các từ khóa lại. Bạn chỉ cần nhập các ý tưởng của mình. Từ đó công cụ đặt tên Bustaname sẽ liệt kê vô vàn các ý tưởng khác nhau.

Bustaname

Impossibility là một phần mềm tạo tên cho cửa hàng khá đơn giản. Bạn có thể lựa chọn tính từ, động từ hoặc danh từ.

Hơn thế nữa, bạn có thể lựa chọn độ dài của tên tuỳ thích.

Ngoài ra, phần mềm này cũng sẽ kiểm tra liệu tên bạn lựa chọn đã có người sử dụng chưa.

Trên đây chính là các ý tưởng, tiêu chí và các công cụ hỗ trợ đặt tên cửa hàng hay và ý nghĩa mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn.

Hy vọng nó sẽ giúp bạn lựa chọn và đặt được cái tên “độc nhất vô nhị” cho shop của mình nhé.

Video liên quan

Chủ đề