Cách đánh máy tính bằng mười ngón tay

Một điều quan trọng là các ngón tay đặt lên trên bàn phím sẽ đảm nhiệm một nhóm các ký tự tương ứng với vị trí của ngón tay đó, điều đó giúp cho bạn đánh máy tính mà không cần phải nhìn vào bàn phím máy tính. Muốn được như vậy thì bạn phải trải qua việc luyện tập để có thể thành thạo việc gõ bàn phím bằng 10 ngón.

Kỹ thuật để có thể đánh máy tính bằng 10 ngón là hết sức quan trọng, dưới đây là các kỹ thuật cơ bản mà bạn phải thực hành để có thể đặt được mục tiêu của mình.

- Ngồi thẳng và phải luôn giữ cho lưng của bạn được thẳng.

- Luôn giữ cho khủy tay bẻ cong ở góc bên phải

- Giữ cho đầu hơi nghiêng về phía trước khi ngồi trước màn hình máy tính

- Giữ khoảng cách vị trí trong khoảng từ 40 tới 75 cm so với màn hình máy tính

- Cổ tay giữ chạm vào ngay mép của máy tính ở phía trước bàn phím 

Cách ngồi phù hợp khi sử dụng máy tính để đánh văn bản
Vị trí ngón tay trên bàn phím

Bạn để ý trên bất kỳ bàn phím của máy tính nào tại vị trí chữ cái F và J đều có hai điểm gờ (dấu nhỏ nhô lên trên bàn phím). Mục đích của điểm gờ này trên bàn phím là để cho chúng ta đặt tay đúng vị trí khi gõ. Cách đặt bàn tay trái: ngón trỏ bắt đầu đặt vào chữ cái F, sau đó lần lượt đặt các ngón còn lại của bàn tay trái tiếp theo cho các chữ cái D S A, tương tự như vậy, cách đặt bàn tay phải bắt đầu tại vị trí ngón trỏ đặt tại chữ cái J, sau đó lần lượt đặt các ngón còn lại của bàn tay phải cho các vị trí K  L  ;

Luôn nhớ rằng phải đặt vị trí hai bàn tay bắt đầu đúng như vậy, đây cũng là vị trí sẽ phải trả lại sau mỗi lần gõ xong các chữ cái. Hai bàn tay của bạn sẽ luôn luôn đặt tại các vị trí này (tay trái: A  S  D  F, tay phải: J  K L  ;  ) 

Vị trí các ngón tay cụ thể như sau: 


Tay trái:
- Ngón trỏ: R, F, V, 4, T, G, B, 5.
- Ngón giữa: E, D, C, 3.- Ngón áp út: W, S, X, 2.
- Ngón út: phím Q, A, Z, 1, ` và các phím chức năng như Tab, Caps lock, Shift.

Tay phải


- Ngón trỏ: H, Y, N, 6, 7, U, J, M.
- Ngón giữa: 8, I, K, <.- Ngón áp út: 9, O, L, >.
- Ngón út: 0, P, :, ?, “, [, ], -, +, \, Enter, Backspace.

Vị trí đặt ngón tay trên bàn phím để di chuyển thuận lợi nhất

Tại hình bên trên là các màu tương ứng cho mỗi ngón tay để di chuyển và gõ phím tương ứng.

- Chỉ nhấn các phím tương ứng với ngón tay tương ứng theo như màu sắc ở hình trên, không sử dụng các ngón khác để nhấn các phím không đúng với màu sắc theo như hình trên

- Luôn luôn đưa hai bàn tay về vị trí đặt tay ban đầu đó là ASDF – JKL;

- Khi gõ phím, hãy tưởng tượng vị trí của phím đó trên bàn phím

- Sử dụng ngón tay cái của tay trái hoặc tay phải (bên nào dễ hơn thì dùng) để nhấn phím khoảng cách space

Phương pháp này có thể khó khăn cho những bạn khi lần đầu tiên tập, nhưng bạn đừng nản chí, hãy luyện tập thường xuyên, học tin học là như vậy và tới lúc thành thạo bạn sẽ rất ngạc nhiên về khả năng gõ bàn phím chuyên nghiệp của mình.

Để gõ được tiếng việt nhanh nhất, bạn hãy chọn kiểu gõ TELEX, vì đây là kiểu gõ bạn không phải di chuyển tay lên hàng cao trên cùng của bàn phím để gõ dấu. Vì vậy, tốc độ gõ phím của bạn sẽ nhanh nhất.

Bạn chỉ cần quen hết các ký tự chữ cái, và bằng kiểu gõ telex, bạn sẽ bỏ dấu cho tiếng việt một cách nhanh nhất.

- Cố gắng đừng nhìn xuống bàn phím, mà hãy tưởng tượng ra các vị trí của phím đó đầu ngón tay và nhấn xuống, nếu nhấn sai thì nhấn lại

- Nên dùng các chương trình tập gõ hoặc game gõ chữ để nâng cao khả năng gõ phím của mình như bên dưới.

- Bây giờ bạn đã nắm vũng được các nguyên tắc đánh máy 10 ngón, hãy nhấn vào bài thực hành bên dưới để tập gõ ngay tại địa chỉ //www.ratatype.com/

Bạn có muốn việc soạn thảo văn bản của mình nhanh hơn, chuyên nghiệp hơn, giảm mỏi tay khi gõ văn bản với thời gian dài và tăng năng suất làm việc? Đây là bí quyết gõ mười ngón chuẩn và nhanh chỉ trong 10 ngày thôi nhé. Mỗi ngày sử dụng khoảng 90 phút vừa tập gõ vừa thư giãn trên máy tính. Tập theo 3 giai đoạn và các bạn sẽ nắm được các gõ bàn phím bằng 10 ngón tay nhanh và chính xác các bạn nhé!

Giai đoạn 1: Gõ chuẩn 10 ngón chuẩn

Tư thế gõ:

Thả lỏng tay trong trạng thái tự nhiên ở tư thế úp. Đặt nhẹ 2 bàn tay lên bàn phím sao cho ngón trỏ tay trái đặt vào phím F, ngón trỏ tay phải đặt vào phím J.

Danh sách các phím cho từng ngón tay:

Tay trái Tay phải
– Ngón út: Q, A, Z, Phím Ctrl trái, Shift trái – Ngón áp út: W, S, X – Ngón giữa: E, D, C – Ngón trỏ: R, T, F, G, V, B

– Ngón cái: Space bar (phím cách trống)

– Ngón trỏ: Y, U, H, J, N, M – Ngón giữa: I, K – Ngón áp út: O, L – Ngón út: P, Phím Ctrl phải, Shift phải

– Ngón cái: Space bar (phím cách trống)

Vị trí đặt các ngón tay

Với mỗi ngày 90 phút bạn chỉ cần tối đa trong khoảng 5 ngày để thuộc các phím này và hơn thế nữa bạn sẽ học được cách gõ nhanh các dấu chấm, phẩy…., các con số và kết hợp hợp lý các phím đặc biệt Shift, Ctrl… trong khi gõ

* Giai đoạn 2: Luyện đánh máy nhanh

Giai đoạn 1, bạn đã làm chủ được bàn phím của mình, gõ chuẩn đúng, đôi mắt không còn bị lệ thuộc vào bàn phím nữa. Nhưng bí quyết làm sao để đẩy nhanh tốc độ gõ?

Bí quyết để gõ mười ngón với tốc độ nhanh ở đây là: Muốn tăng nhanh tốc độ gõ đòi hỏi có động lực. Vừa thư giãn, vừa học hỏi với “Game” trong phầm mềm “Typing Master” bạn sẽ làm được điều này.
Để tăng tốc độ tôi thường chọn Game “WordTris” trong mục game của phần mềm. Rất thú vị, bạn chỉ cần chọn chế độ gõ mình muốn, khi đó sẽ có các “thanh chứa từ cần” gõ xuất hiện. Bạn cần gõ chuẩn đúng, từ trên đó. Nếu gõ đúng thanh ngang sẽ biến mất và hệ thống sẽ cộng điểm cho bạn, còn gõ sai hệ thống sẽ trừ điểm của bạn thành ngang sẽ rơi vào ngăn xếp. Khi ngăn xếp đầy thì bạn sẽ bị “Game Over” đó.

Các thanh ngang chứa các từ cần gõ sau một khoảng thời gian sẽ chạy nhanh hơn đòi hỏi bạn phải gõ chuẩn và chính xác hơn để tránh bị “Game Over”.
Bạn thử tham gia trò chơi nhé, ban đầu có khi bạn chỉ đạt vài trăm điểm nhưng chỉ sau vài tiếng, vài ngày tập luyện số điểm có thể lên tới hơn 10.000 điểm. Khi đó bạn có thể yên tâm với tốc độ gõ của mình rồi đó.

Với mỗi ngày 90 phút bạn có thể hoàn thành giai đoạn này trong vòng từ 3 ngày.

* Giai đoạn 3:Thực hành nâng cao tốc độ và độ chính xác với văn bản tiếng Việt

Bạn đã gõ được chuẩn, nhanh nhưng chỉ trên phần mềm thôi, khi đưa một văn bản cụ thể nhất là văn bản tiếng Việt thì lại thấy “mắc” chỗ nào đó. Vì tiếng Anh không có dấu mà tiếng Việt của chúng ta thì lại phải gõ dấu. Đơn giản thôi, chúng ta hãy cùng thư giãn một chút nhé, mở một bài hát nào đó mà mình thích vừa mở phần mềm Microsoft Word. Và công việc của bạn là gõ theo bài hát đó. Ban đầu bạn nhớ chọn bài hát nào mà lời hát rõ và giai điệu chậm một chút. Sau một thời gian gõ để “đuổi kịp” lời bài hát mà mình thích có thể bạn sẽ không biết mình để có thể gõ nhanh và chuẩn văn bản bằng 10 ngón từ lúc nào.

Để tăng tốc độ chúng ta cùng “Chat” với bạn bè nhé. Tìm xem có tập bài hát hay, mẩu chuyện ấn tượng nào mình cần soạn thảo để đưa lên Facebook chia sẻ với bạn bè không. Hãy tập gõ thật nhiều để chuẩn kỹ năng 10 ngón của mình bạn nhé!

Với mỗi ngày 90 phút bạn có thể hoàn thành giai đoạn này trong khoảng 2 ngày.

Bạn cứ thử xem, có được kỹ năng gõ 10 ngón nhanh, chuẩn đảm bảo bạn sẽ thấy bất ngờ và tự hào vì độ nhanh, chuẩn và chuyên nghiệp của mình!

Nguồn: www.a3dtinhoc.blogspot.com/

Video liên quan

Chủ đề