Cách chữa người uống thuốc trừ cỏ

Thời gian gần đây, tại nhiều vùng nông thôn ở Tây Nguyên đã xảy ra rất nhiều vụ tự tử bằng thuốc diệt cỏ cháy Paraquat. Chỉ cần phun thứ dung dịch này vào cỏ dại, ít lâu sau chúng sẽ chết cháy, còn khi nó đi vào cơ thể của con người thì đường ruột và các cơ quan nội tạng khác sẽ bị hủy diệt. Chính vì đặc tính độc hại của Paraquat mà nhiều người khi gặp phải chuyện buồn, bất hạnh đã dùng nó để tìm đến cái chết. Bởi vậy người dân thường ví von thuốc trừ cỏ Paraquat là “chai hủy diệt màu xanh”.

Sau khi uống dung dịch chứa Paraquat, bệnh nhân sẽ xuất hiện cảm giác nóng bỏng miệng, họng hay loét miệng họng. Nôn, buồn nôn, đau bụng, có thể bỏng thực quản, loét trợt dạ dày, nếu uống thuốc diệt cỏ cháy Paraquat đậm đặc có thể gây thủng dạ dày, tràn khí màng phổi. Người uống nhanh chóng bị suy thận cấp, hoại tử cơ, sốc và tử vong trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. 

Thực tế cho thấy trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các bệnh viện vẫn còn đang rất lúng túng và khó khăn khi phải giải được độc tính Paraquat. Phương pháp tiến hành xúc ruột, lọc máu có thể có thể cứu được những trường hợp ngộ độc thuốc Paraquat, nhưng xác suất thành công là vô cùng thấp.

Cách chữa người uống thuốc trừ cỏ

Bà Tiếng chăm sóc bệnh nhân. 

Chúng tôi tìm đến nhà bà Lò Thị Tiếng (người dân gọi là bà Thâm - PV) ngụ thôn Đăk Tân, xã Nam Xuân, huyện Krôngnô, tỉnh Đăk Nông, người nổi tiếng với phương thuốc bí truyền có thể “cải tử hoàn sinh” cho những nạn nhân ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat. 

Bà Tiếng cho biết: “Tôi được sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo trên miền núi xa xôi ở tỉnh Thanh Hóa. Ở đó, dòng tộc tôi đã có nhiều đời bốc thuốc gia truyền, trị bệnh cứu người bằng thuốc Nam. Đặc biệt là các phương thuốc giải độc”.

Trước khi di cư vào Tây Nguyên, bà Tiếng đã được cha truyền thêm bí kíp chữa các trường hợp ngộ độc cực nặng. 

Bà Tiếng tâm sự: “Tôi vẫn nhớ như in ngày đầu tiên tôi sử dụng phương thuốc giải độc gia truyền của gia đình là một ngày cuối năm 2004. Bệnh nhân ấy là một cô con dâu nhà hàng xóm của tôi. Vì cãi nhau với chồng nên cô này đã tự tử bằng thuốc diệt cỏ cháy và bệnh viện đã trả về để gia đình lo hậu sự. Khi tôi sang thăm, hình ảnh đập vào mắt tôi là đứa trẻ 9 tháng tuổi con của cô ấy đang khóc ngặt nghẽo vì khát sữa mẹ. Đêm đó, hình ảnh đứa trẻ nhỏ đã khiến tôi day dứt, dằn vặt. 

Tôi trằn trọc suy nghĩ bởi mình đứng giữa hai lựa chọn, hoặc là để yên đó vì bệnh viện đã trả về thì mình làm gì có cách nào cứu vãn, hoặc là thử chữa cho cô ấy bằng bài thuốc Nam gia truyền xem sao vì “còn nước, còn tát”... Nghĩ mãi, tôi chìm vào giấc ngủ một cách mệt nhọc. Nhưng trong mơ, tôi lại bất ngờ gặp được người cha hiền hậu của mình. 

Ông hiện về trong bộ đồng phục trắng cười hiền từ nói với tôi rằng: “Con phải tự tin lên, cứu người là việc nên làm của dòng tộc ta, hãy vận dụng những gì ta truyền cho con để cứu người”...”.

Cách chữa người uống thuốc trừ cỏ
Bà lang Tiếng. 

Thế là quyết định “vào cuộc” được bà Tiếng đưa ra. Thật trùng hợp vì sáng hôm đó, người nhà bệnh nhân ấy cũng chủ động sang xin bà chữa cho con dâu nhà họ với lời quả quyết: “Gia đình tôi chỉ còn trông cậy vào bà”. Bà Tiếng nhận lời mà không cần suy nghĩ thêm, sau đó tiến đến tủ thuốc Nam của mình, kết hợp nhiều vị thuốc khác nhau, rồi sắc thành nước. 

Trong lúc chờ thuốc nguội, bà hái những loại lá quanh vườn có công dụng làm mát để đắp lên cơ thể người bệnh. Trước những cố gắng không mệt mỏi, với mong muốn cháy bỏng là người mẹ trẻ có thể khỏe lại, bà đã cần mẫn, tỉ mỉ chăm sóc người bệnh suốt 1 tuần. Và cuối cùng thì điều kỳ diệu đã xảy ra. Người bệnh từ sốt mê man, không ăn uống được đã thôi sốt và tỉnh táo trở lại. Cứ thế chăm sóc thêm khoảng 4 tuần thì bệnh nhân này đã hoàn toàn bình phục. Cho đến nay, người bệnh này vẫn sống khỏe mạnh và sinh con bình thường.

Bà Tiếng tâm sự: “Lúc đó tôi cũng chỉ nghĩ đến việc mình phải làm sao để cứu được người. Hình ảnh đứa bé 9 tháng tuổi đó đã thúc giục tôi vận dụng các phương thuốc chữa ngộ độc của dòng tộc. Lần đầu tiên chữa trị cho bệnh nhân trúng độc nặng như vậy tôi cũng rất lo lắng, nhưng sau khi thành công rồi thì tôi rất vui. Từ đó tôi đã hoàn thiện hơn phương thuốc để rút ngắn thời gian điều trị”.

Tính từ năm 2004 đến nay, bà Tiếng đã có 10 năm dùng phương thuốc giải độc để cứu người ngộ độc thoát chết. Bà Tiếng không nhớ chính xác là đã cứu được bao nhiêu người, chỉ áng chừng 500-600 trường hợp. Tính riêng trong năm 2012 đến 2013 đã có hơn 200 trường hợp thoát khỏi cái chết nhờ bàn tay bà Tiếng, trong đó phần nhiều bệnh nhân đến từ các huyện Cư’Mgar, huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk), huyện Chư Prông, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai).

Đa số các bệnh nhân nghe đến danh bà Tiếng mà tìm đến. Người bệnh tìm đến ngày một đông khiến bà phải dựng một chiếc nhà ba gian mái ngói, sắm thêm vài chiếc giường để tiện cho việc điều trị và theo dõi. Lúc cao điểm có tới 15 trường hợp cùng điều trị. Đa số những trường hợp bị bệnh viện trả về lo hậu sự, gia đình bệnh nhân đã chuẩn bị sẵn quan tài, căng phông bạt nhưng khi được bà Tiếng cứu chữa thì những thứ đó đều không cần dùng đến nữa.

Dương Tử - Tự Lập

TH1: Chống đối ăn uống:
Một số bệnh nhân nghi nhờ đồ ăn, đồ uống của họ bị bỏ thuốc độc => họ không ăn.

Cách xử trí: Giải thích cho bệnh nhân là đồ ăn hoàn toàn không có độc. Nếu được, bạn có thể ăn trước mặt bệnh nhân hoặc đổi cho họ đồ ăn khác.

 Bệnh nhân nói chính bạn bỏ độc vào đồ ăn của họ.

Cách xử trí: Tìm một người khác thân cận với bệnh nhân hơn cho bệnh nhân ăn. Khi bệnh nhân ổn định hơn, hãy từ từ giải thích cho bệnh nhân hiểu.

 Bệnh nhân cho rằng đồ ăn đó là không ăn được( nghĩ đồ ăn là cát, đá ,gạch …)

Cách xử trí: Ăn trước mặt bệnh nhân hoặc đổi cho họ đồ ăn khác.

Trong mọi trường hợp, có thể sử dụng các viên dinh dưỡng hoặc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch nếu như bệnh nhân không chịu ăn uống.

TH2: Dùng thuốc độc:

 Đường tiêu hóa: uống thuốc ngủ, uống thuốc độc

Cách xử trí: Mở miệng bệnh nhân, lau sạch miệng và họng.

  • Kiểm tra hô hấp và tuần hoàn. Cấp cứu tim phổi nếu có ngừng thở- ngừng tim.
  • Móc họng, làm cho bệnh nhân nôn( nếu bệnh nhân dùng những chất như acid không cố làm cho bệnh nhân nôn)
  • Cho bệnh nhân nằm nghiêng một bên (nghiêng trái) , đầu thấp.(Nếu bệnh nhân dùng thuốc trừ sâu- thuốc diệt cỏ cần nằm đầu cao để tránh chất nôn sặc vào phổi)
  • Cho bệnh nhân uống nước, sữa để trung hòa chất độc.( Bệnh nhân dùng thuốc trừ sâu- thuốc diệt cỏ không được cho uống sữa)
  • Rửa dạ dày, dùng than hoạt tính(nếu có điều kiện).
  • Dùng các chất/thuốc giải độc đặc hiệu( nếu có)
  • Chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế.(Mang mẫu thuốc,vỏ hộp thuốc, chất độc để tiện việc xác định)
  • Đường hô hấp: hít khí gas, khí CO/CO2, …

Cách xử trí:Cách ly bệnh nhân với nguồn khí độc.

  • Đưa bệnh nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần áo.
  • Đặt tư thế nằm đầu cao.
  • Kiểm tra tim phổi, cấp cứu ngừng hô hấp- tuần hoàn( nếu có dấu hiệu ngừng thở, ngừng tim)
  • Cho thở Oxy (nếu có)
  • Chuyển tới bệnh viện.

 Đường tuần hoàn: Tiêm, chích, dùng động vật/côn trùng có độc cắn,đốt…

Cách xử trí:Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể( nếu có thể)

  • Cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nới rộng quần áo, đặt nơi bằng phẳng thoáng khí.
  • Hạn chế cử động nhằm làm chậm thời gian chất độc xâp nhập vào cơ thể.
  • Không khuyến cáo sử dụng dây Garo.
  • Sơ cứu vết cắn, vết đốt.
  • Chuyển ngay tới cơ sở y tế ( Mang theo các bơm tiêm chất độc đã dùng, mẫu/ vỏ thuốc độc, chụp ảnh hoặc mang mẫu vật nếu là các loài động vật có độc).

TH3: Cắt cổ tay hoặc cổ họng hoặc tự đâm mình

Cách xử trí: Kiểm tra hô hấp và tuần hoàn, tiến hành cấp cứu tim-phổi nếu cần.

  • Ấn động mạch vùng trên vết thương.
  • Gấp chi tối đa nếu tổn thương ở các chi.

Băng ép để cầm máu. Sử dụng băng/ gạc băng nhiều lớp để cầm máu. Có thể cầm máu bằng các cách sau: Dùng kẹp để kẹp mạch máu, khâu vết thương, Garo(lưu ý nới Garo 20-30p/lần, mỗi lần từ 4-5p,trước khi nới cần nhớ ấn động mạch. Nếu trong quá trình nới dây Garo mà máu tiếp tục chảy nhiều, buộc lại dây Garo ở vị trí cao hơn vị trí cũ.)

  • Nâng cao vùng bị tổn thương lên so với mức tim (nếu bệnh nhân cắt cổ, cho bệnh nhân nằm đầu cao)
  • Không cố gắng rút dao ra khỏi vết thương nếu vết thương không chảy máu nhiều, việc rút dao đột ngột hoặc không đúng cách có thể làm chảy máu nhiều hơn.
  • Chuyển ngay bệnh nhân tới cơ sở y tế.

TH4: Ngừng hô hấp (đuối nước cố ý, ngộ độc …)

Cách xử trí:Phải tiến hành ngay lập tức.

  • Đánh giá cùng lúc cả hô hấp và tuần hoàn.
  • Tát vào má 2-3 cái thật mạnh để gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại.
  • Đưa bệnh nhân tới nơi thoáng khí, nới rộng quần áo.
  • Đặt bệnh nhân nằm sấp, đầu thấp( nếu đuối nước). Các trường hợp khác để bệnh nhân nằm ngửa, cổ ngửa tối đa. Nếu nghi ngờ có chấn thương cột sống kèm theo thì dùng thủ thuật “nâng cằm- đẩy trán”.
  • Mở miệng ,móc đờm dãi, dị vật, tháo răng giả, hàm giả(nếu có). Sử dụng nghiệm pháp Hiemlich nếu có dị vật.
  • Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp nhẹ hai cánh mũi để đóng kín mũi bệnh nhân. Áp chặt miệng và miệng bệnh nhân thổi 2 hơi (mỗi hơi dài 1-2s). Ngoài cách hô hấp miệng – miệng nếu trên,có thể hô hấp miệng- mũi, bóp bóng qua ambu.
  • Chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế.

TH5: Ngừng tuần hoàn (điện giật, các trường hợp ngộ độc)

Cách xử trí: Phải được tiến hành ngay lập tức.

  • Đặt bệnh nhân nằm trên nền cứng, cổ ngửa tối đa.
  • Mở miệng, lấy dị vật, đờm dãi, chất nôn, làm sạch và thông thoáng đường thở.(Nghiệm pháp Hiemlich nếu có dị vật đường thở).
  • Hô hấp nhân tạo trực tiếp miệng- miệng hoặc miệng – mũi hoặc qua bóp bóng Ambu.
  • Dùng nắm đấm đấm vào vùng dưới xương ức để kích thích tim đập trở lại).
  • Đặt hai bàn tay chồng lên nhau, vị trí giữa xương ức và vuông góc với xương ức, dùng lực của cả cánh tay và toàn thân. Ép tim ngoài lồng ngực khoảng 60 lần 1 phút liên tục kết hợp với thổi ngạt theo tần số:30 lần ép tim -2 lần thổi ngạt. (với trẻ em có thể dùng một bàn tay hoặc 2-3 ngón tay tùy theo tuổi).
  • Vừa cấp cứu, vừa gọi người tới trợ giúp.
  • Đặt đường truyền ngay nếu có điều kiện.
  • Chuyển bệnh nhân tới ngay cơ sở y tế.

Phòng ngừa tự sát:

Tăng cường giáo dục, truyền thông về tự sát. Tự sát là một cấp cứu tâm thần, có thể điều trị được. Nếu bạn hoặc người nào đó có ý nghĩ tự sát, hãy tới bệnh viện chuyên khoa tâm thần để được khám và điều trị.

  • Xây dựng nếp sống tích cực, lành mạnh nhất là trong lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Đối với các tự sát do nguyên nhân về bệnh tật, phải đảm bảo bệnh nhân được sử dụng thuốc đầy đủ, nhất là các bệnh lý cần phải điều trị thuốc duy trì. Cần lưu ý là nhóm đối tượng người nhà của những người bệnh cũng có thể tự sát.
  • Nhóm người già, người không nơi nương tựa, người có trí tuệ kém cần phải có người chăm sóc và theo dõi.
  • Theo dõi đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao: Các bệnh rối loạn tâm thần, trẻ em, người già, người nghiện chất, nghiện cờ bạc, người đã từng có ý tường/ hành vi tự sát trước đó.
  • Không được bỏ sót các dấu hiệu của tự sát dù là nhỏ nhất. Nếu nghi ngờ, hãy hỏi thêm ý kiến của các bác sỹ và chuyên gia tâm lý.
  • Lập các đường dây nóng phòng ngừa tự sát tập thể. Chế tài bằng pháp luật đối với các hành vi tự sát kèm theo mưu đồ gây tổn thương về tính mạng và tài sản cho người khác.
  • Đặt biển báo, các đội cứu hộ, cứu nạn tại những địa điểm nguy cơ cao về tự sát: các tòa nhà cao tầng, các cây cầu lớn …

 BS Nguyễn Khắc Dũng

Cách chữa người uống thuốc trừ cỏ

Gọi ngay 043. 627 5762 đề tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!