Cách chữa mộng mắt bằng mẹo

Mô tả cây dành dành

Cây nhỡ cao tới 2m, phân cành nhiều. Lá mọc đối hay mọc vòng 3 cái một, hình thuôn trái xoan hay bầu dục dài, nhẵn bóng. Lá kèm mềm ôm lấy cả cành như bẹ lá. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, màu trắng, rất thơm; cuống có 6 cạnh hình như cánh. Đài 6, ống đài có 6 rãnh dọc; tràng có ống tràng nhẵn, phía trên chia 6 thuỳ; nhị 6, bầu 2 ô không hoàn toàn, chứa nhiều noãn. Quả thuôn bầu dục, mang đài tồn tại ở đỉnh, có 6-7 rãnh dọc như cánh; thịt quả màu vàng da cam. Hạt dẹt. Hoa tháng 5-7, quả tháng 8-10.

Bài thuốc chữa mộng mắt với cây dành dành như sau:Phải đi hái lá cây này từ lúc chập tối hoặc ban sáng để tránh người khác chào nói. Lúc thấy cây Dành dành phải nín thở bước đến (Nam 7 bước, Nữ 9 bước) rồi hái 7 lá hoặc 9 lá, hái xong mới được thở. Hái lá đủ số lượng như trên, tuyệt đối không được hái thêm để dành.

  

Cây Dành dành được dân tộc Mường sử dụng chữa mộng mắt

Lá đem vể rửa sạch bụi, để ráo nước, đem giã nát, hòa chút rượu và vài hột muối quấy nhuyễn thành hồ hơi nhão, rồi đắp vào mắt có mộng ban đêm trước khi đi ngủ. Nhớ lấy băng vải buộc cho khỏi rớt đến sáng gỡ ra, rửa sạch mặt mũi…Có thể làm 3 đêm liền là mộng mắt biến mất. Kể từ đêm thứ 2, khi đi lấy lá không phải nín thở (trừ lần đầu). Đây là bài thuốc kết hợp với mẹo mà dân tộc Mường thường dùng để chữa bệnh mộng mắt.

Mộng được chữa bằng phẫu thuật.

Nhãn khoa gọi bệnh này là “mộng”, không kèm thêm từ “mắt” vì không có từ "mộng" nào dành cho các bộ phận cơ thể khác có bản chất na ná. Chẳng hạn, thịt thừa hậu môn thì là polyp hậu môn. Thịt thừa cổ tử cung thì gọi là polyp cổ tử cung, không ai gọi là “mộng” của hậu môn hoặc của cổ tử cung cả. Dân gian hay dùng từ “mộng thịt” mặc dầu là không hề có mộng sụn hoặc mộng xương.

Theo định nghĩa tóm tắt, “mộng là nếp tăng sinh của kết mạc nhãn cầu, hình tam giác, bò vào giác mạc”. Tuy nhiên, mộng không phải lúc nào cũng hình tam giác. Có cái mộng đầu không nhọn, nó là hình thang.

Quảng cáo

Theo cấu trúc mô, mộng được chia thành hai loại. Mộng xơ ít mạch máu, nhiều tổ chức xơ, ít bị tái phát sau mổ. Mộng máu có rất nhiều mạch máu, nhìn đỏ rực. Tuy nó có tên máu nhưng không nên “máu” quá khi điều trị, phải cân nhắc, chọn kỹ thuật và tuổi mổ, vì loại này rất dễ tái phát sau mổ.

Theo mức độ bò vào giác mạc, mộng được chia ra thành 4 mức độ. Độ 1, đầu mộng chớm bò vào giác mạc; độ 2, đầu mộng bò sâu hơn nhưng chưa vào diện đồng tử. Độ 3, đầu mộng bò vào diện đồng tử và độ 4, đầu mộng bò vượt cả diện đồng tử.

Quảng cáo

Mộng còn được chia ra đơn và kép. Mộng đơn chỉ có ở một phía (từ phía mũi đi vào hoặc từ phía tai đi vào). Với mộng kép, cả hai phía trong và ngoài của giác mạc đều có mộng bò vào.

Ngoài việc làm mất mỹ quan, mộng còn có các tác hại khác, đáng ngại hơn: Bò vào che con ngươi, làm giảm thị lực; hạn chế động tác liếc mắt; co kéo làm méo giác mạc, gây loạn thị; cộm vướng khi chớp mắt. Mộng cũng hay đánh bẫy bụi và dị vật vào khe mi và giữ chúng lại; hoặc phối hợp với viêm kết mạc, gây cương tụ, phù nề làm bệnh thêm nặng. Về già, bệnh nhân dễ đục thủy tinh thể, cùng một lúc phải lo mổ mộng và thủy tinh thể, rất phiền toái.

Phương pháp điều trị nói chung là phẫu thuật, thuộc trung phẫu, chỉ tác động vào vỏ nhãn cầu, nội nhãn an toàn. Phẫu thuật không quá khó, quá phức tạp, tất nhiên là vẫn phải thận trọng. Sau mổ, tỷ lệ tái phát mộng cũng còn cao. Vì vậy, việc phòng mộng là quan trọng. Đơn giản nhất là hằng ngày giữ mắt sạch, khi đi đường, làm việc, môi trường nhiều bụi cần đeo kính bảo hộ. Dùng nước sạch và khăn sạch để tránh bị đau mắt. Nếu bị đau mắt, nhất là bệnh mắt hột, phải khám và chữa triệt để.

BS Hoàng Sinh, Sức Khỏe & Đời Sống

03/09/2015 11:45 PM

Mộng thịt là nếp gấp của kết mạc nhãn cầu (lòng trắng) thường xuất hiện ở hai khóe mắt: khóe thái dương và khóe mũi. Đầu mộng hoặc đỉnh mộng dính và phủ lên giác mạc (lòng đen). Tìm hiểu mộng thịt ở mắt là gì, triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị mộng thịt.

Mộng thịt ở mắt là gì?

Mộng thịt là nếp gấp của kết mạc nhãn cầu (lòng trắng) thường xuất hiện ở hai khóe mắt: khóe thái dương và khóe mũi. Đầu mộng hoặc đỉnh mộng dính và phủ lên giác mạc (lòng đen). Thân mộng xòe hình nón quạt và di động trên củng mạc, mộng thịt phát triển, xâm lấn dần dần và phủ lên giác mạc, có thể che kín đồng tử làm giảm thị lực.

I. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mộng thịt

Đầu tiên bạn sẽ thấy một cục gì mới xuất hiện trong mắt khiến mắt bạn trông bớt đẹp. Mắt có thể hơi xốn một chút, do mộng thịt nổi cộm lên như vậy, làm nước mắt tiết ra không tráng đều được vùng có mộng thịt như tráng các vùng khác của mắt, khiến vùng này hay bị khô. Thỉnh thoảng, vùng có mộng thịt bị viêm, trở thành đỏ và làm bạn khó chịu hơn.

Rồi bạn lờ nó đi vì nghĩ không có gì nghiêm trọng cả chỉ là xốn mắt.Bạn vẫn tiếp tục đem mắt ra phơi liên tục dưới ánh mặt trời, mộng thịt sẽ lớn lên, bò dần vào tròng đen của bạn, và trông như một miếng màng trắng hình tam giác. Đến giai đoạn này, thị giác bạn có thể kém đi, vì mộng thịt khi bò dần vào tròng đen, từ từ làm thay đổi dạng thể của giác mạc, khiến màng này méo lệch, không còn tròn đều như trước. Thị giác tất nhiên cũng bị ảnh hưởng nhiều, khi mộng thịt đã từ ngoài, nay bò vào tận con ngươi, phía giữa tròng đen.

Mộng thịt chẳng qua là 1 u xơ, có đầy đủ những dấu hiệu của quá trình viêm. Ở phía trước, đầu mộng dính vào giác mạc, làm giảm vẻ đẹp của đôi mắt. Ngoài vấn đề thẩm mỹ, không có gì đáng lo ngại cả. Tuy nhiên nếu mộng phát triển nhanh và rộng sẽ làm giảm thị lực và loạn thị.

Mặc khác mắt có thể bị cương tụ, xung huyết sau khi tắm, gội đầu hoặc mỏi mệt.

II. Nguyên nhân gây mộng thịt

Mộng thịt này là phản ứng của mắt do ánh mặt trời chiếu vào quá nhiều thường xảy ra cho người sinh sống nơi những vùng chan hòa ánh nắng như Đông Nam Á. Đặc biệt cho những người phải suốt ngày lặn lội ngoài trời nắng. Nó thường bắt đầu ngoài tròng trắng, trông như một chỗ cộm lên chút chút, có màu trắng hơi ửng vàng.

Bệnh mộng thịt

III. Cách phòng ngừa mộng thịt

Cách tốt nhất là tránh nắng hoặc đeo kính mát khi ra ngoài nắng. Không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào mắt. Và chữa trị khi còn sớm thì sẽ tốt hơn không lơ là những triệu chứng đầu tiên như xốn mắt, ngứa mắt.

IV. Cách điều trị mộng thịt

Bằng thuốc để điều trị các đợt viêm gây cương tụ, xung huyết hoặc có thể do nhiễm trùng nhằm ngăn cản tốc độ tiến triển của bệnh. Thuốc nhỏ mắt không thể loại trừ được mộng thịt. Nói chung, mộng không lấn chiếm đáng kể đối với giác mạc thì tiếp tục theo dõi định kỳ, trường hợp xâm lấn đến đồng tử thì phẫu thuật.

Phẫu thuật mọng thịt

- Phẫu thuật cắt bỏ mộng thịt tương đối đơn giản , chỉ cần gây tê tại chổ và thời gian phẫu thuật khoảng 10 phút. Không phải nằm viện, chỉ cần điều trị ngoại trú từ 3 - 4 tuần.

- Khi mộng thịt xâm lấn đến bờ đồng tử hoặc che khuất đồng tử nhất thiết phải phẫu thuật.

- Trường hợp mộng còn nhỏ phải cân nhắc xem mức độ ảnh hưởng tới sinh hoạt mà quyết định phẫu thuật.

Phẫu thuật mộng thịt bằng phương pháp mới

Các bác sĩ bóc tách thân mộng, lạng mộng khỏi giác mạc rồi tạo vạt kết mạc để vá và di chuyển đến vị trí mộng thịt bị cắt ở mắt để vá lại. Tại bảy địa phương được chuyển giao kỹ thuật và triển khai phương pháp này, có trung tâm đã phẫu thuật cho 600 bệnh nhân mộng thịt ở mắt trong năm 2008 với tỉ lệ tái phát rất thấp, chỉ 1,8%. Trong khi với phương pháp cắt mộng thịt cũ (không vá), tỉ lệ bệnh nhân tái phát lên đến 30-80%.

V. Những vấn đề đặt ra sau phẫu thuật mộng thịt

Phẫu thuật mộng đơn giản, nhưng vấn đề cần quan tâm chính là sự tái phát.

Dù cho phẫu thuật cẩn thận tỷ mỷ, thì khả năng tái phát vẫn ở mức độ cao từ 40 - 50% thường gặp ở bệnh nhân trẻ. Có nhiều phương pháp để đề phòng mộng thịt tái phát như chiếu xạ, ghép kết mạc, ghép giác mạc mộng, hóa học, nhưng vẫn chưa có phương pháp nào mang lại hiệu quả hoàn toàn.

Do vậy, trước khi quyết định phẫu thuật, người bệnh cần cân nhắc cẩn thận về vấn đề tái phát để chọn lựa việc phẫu thuật.

VI. Bài thuốc chữa mộng mắt từ cây Dành dành

Phẫu thuật là cách chung nhất khi điều trị bệnh này. Sau mổ, tỷ lệ tái phát mộng cũng còn cao. Trong dân gian ở vùng cao, núi rừng người ta đã chữa mộng mắt từ cây Dành dành và kết hợp chút mẹo nhỏ là khỏi đứt. Bài thuốc như sau:

Phải đi hái lá cây này từ lúc chập tối hoặc ban sáng để tránh người khác chào nói. Lúc thấy cây Dành dành phải nín thở bước đến (Nam 7 bước, Nữ 9 bước) rồi hái 7 lá hoặc 9 lá, hái xong mới được thở. Hái lá đủ số lượng như trên, tuyệt đối không được hái thêm để dành.

Cây Dành dành được dân tộc Mường sử dụng chữa mộng mắt.

Lá đem vể rửa sạch bụi, để ráo nước, đem giã nát, hòa chút rượu và vài hột muối quấy nhuyễn thành hồ hơi nhão, rồi đắp vào mắt có mộng ban đêm trước khi đi ngủ. Nhớ lấy băng vải buộc cho khỏi rớt đến sáng gỡ ra, rửa sạch mặt mũi…

Có thể làm 3 đêm liền là mộng mắt biến mất. Kể từ đêm thứ 2, khi đi lấy lá không phải nín thở (trừ lần đầu). Đây là bài thuốc kết hợp với mẹo mà dân tộc Mường thường dùng để chữa bệnh mộng mắt.

Video liên quan

Chủ đề