Cách chữa hôi miệng cho trẻ sơ sinh

Hôi miệng ở trẻ nhỏ là vấn đề nhiều bé thường gặp phải, đặc biệt là khi cha mẹ không quan tâm chăm sóc răng của của trẻ. Vậy trẻ bị hôi miệng do những nguyên nhân nào và cách điều trị ra sao? Bài viết dưới đây, Dược Liệu Ngọc Châu sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1.  Nguyên nhân khiến trẻ em bị hôi miệng 

  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên lười đánh răng hoặc đánh không đúng cách sẽ kiến vụn thức ăn còn đọng lại. 
  • Bé sơ sinh dưới 18 tháng vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: đối với những trẻ chưa biết tự sử dụng, cha mẹ không chú ý vệ sinh răng nướu cho bé hàng ngày
  • Trong chế độ ăn hàng ngày của bé có chứa nhiều hành, tỏi… cũng có thể khiến hơi thở bé có mùi
  • Khô miệng: Khi lượng nước bọt tiết ra không đủ, sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn và sinh ra mùi hôi.
  • Một số thói quen có hại của trẻ như nhét đồ chơi, thức ăn vào mũi khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, dẫn đến bội nhiễm.
  • Bé bị sâu răng, viêm nướu, cao răng nhiều… là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây mùi khó chịu trong khoang miệng. 
  • Nguyên nhân do một số bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, viêm amidan, viêm xoang…
  • Sau khi tiến hành phẫu thuật amidan, vùng cắt sẽ có mùi hôi khó ngửi nhưng tình trạng này sẽ hết sau khoảng vài tuần. 

2. Cách trị hôi miệng cho bé 

2.1. Súc miệng bằng nước muối 

Nước muối có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi. Do đó, cha mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần/ngày, để đẩy lùi các tác nhân gây mùi và mang đến hơi thở thơm mát hơn. 

2.2. Dùng chanh và muối 

Hỗn hợp nước chanh và muối có tính sát khuẩn cao, đồng thời có chứa các thành phần dưỡng chất giúp răng lợi chắc khỏe hơn. Do đó, cha mẹ có thể pha hỗn hợp nước cốt chanh với một chút muối và cho bé súc miệng. 

Tuy nhiên, trong chanh có chứa nhiều axit, có thể làm mòn men răng nếu dùng quá nhiều. Do đó, cha mẹ chỉ nên áp dụng cách này cho bé 2 – 3 lần/tuần. 

2.3. Dùng mật ong và bột quế

Bột quế có tác dụng loại bỏ các tác nhân khiến hơi thở có mùi hôi. Kết hợp với mật ong có tính sát khuẩn sẽ giúp cải thiện vấn đề này ở trẻ. Cha mẹ chỉ cần pha mật ong với bột quế theo tỉ lệ 1:1. Sau đó cho bé súc khoảng 3 – 5 phút rồi nhổ bỏ. Cuối cùng làm sạch răng nướu bằng nước sạch.

2.4. Rau mùi tàu

Dùng rau mùi tàu để sắc nước cho trẻ súc miệng cũng là cách giúp khử mùi hôi hiệu quả. Cha mẹ chỉ cần dùng một nắm mùi tàu rửa sạch, sắc với nước cho đến khi thu được nước thuốc đặc. Đợi hỗn hợp nguội thì cho bé dùng hàng ngày. 

2.5. Điều trị nha khoa 

Trong trường hợp miệng trẻ có mùi do các bệnh nha khoa như viêm nướu, sâu răng, viêm tủy… thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị. Khi bệnh lý được chữa khỏi, hơi thở của bé cũng sẽ trở nên dễ chịu hơn. 

2.5. Chữa trị các bệnh nhiễm trùng

Đối với một số bệnh nhiễm trùng sinh ra mùi khó chịu như viêm amidan, viêm họng… cha mẹ cũng cần phải tiến hành chữa bệnh để loại bỏ mùi trong miệng của trẻ. Tránh trường hợp chủ quan khiến bệnh nặng và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. 

3. Cách ngăn ngừa trẻ bị hôi miệng 

3.1. Dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em 

Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em dành cho các bé từ 2 – 6 tuổi

Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em được chiết xuất từ các vị dược liệu tự nhiên và bổ sung thêm vitamin giúp nuôi dưỡng răng nướu chắc khỏe. Sản phẩm này có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, giúp làm sạch răng và hỗ trợ loại bỏ các mảng bám trên bề mặt răng. Nhờ đó góp phần ngăn ngừa các tác nhân gây hôi miệng hiệu quả. 

Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng giúp ngăn ngừa một số bệnh lý về răng nướu như sâu răng, viêm lợi, nhiệt miệng, chảy máu chân răng rất tốt. 

3.2. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 

Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng nướu sạch sẽ, để loại bỏ hoàn toàn các vụn thức ăn. Từ đó giúp ngăn ngừa hôi miệng và nhiều bệnh lý về răng lợi khác. 

3.3. Hạn chế ăn các thực phẩm có mùi 

Cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn các thực phẩm có mùi như hành, tỏi…. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng thở ra có mùi. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế các thực phẩm giàu protein như thịt, phô mai vì có thể khiến vấn đề này nghiêm trọng hơn. 

3.4. Uống nhiều nước

Uống đủ nước sẽ giúp duy trì sự ổn định của hoạt động tiết nước bọt, tránh bị khô miệng. Từ đó giúp ngăn ngừa vấn đề hơi thở có mùi hiệu quả. 

Như vậy, bài viết đã giúp cha mẹ hiểu rõ về vấn đề trẻ bị hôi miệng, cũng như cách chữa trị và phòng ngừa bệnh lý này. Cha mẹ có thể chọn phương pháp phù hợp nhất để mang lại hơi thở thơm tho, dễ chịu cho bé.

Nguồn tham khảo / Source

Dược Liệu Ngọc Châu chỉ sử dụng các nguồn có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

//kidshealth.org/en/kids/bad-breath.html

19/07/2016

Vệ sinh miệng lưỡi không chỉ giới hạn ở người lớn mà còn rất quan trọng với trẻ nhỏ đặc biệt là với trẻ sơ sinh.

Bề mặt lưỡi và khoang miệng trẻ rất nhiều vi sinh vật  sẽ gây mùi hôi, nếu  miệng trẻ không được sạch sẽ và bị bao vây bởi tưa lưỡi làm cho trẻ không cảm nhận được hương vị một cách tốt nhất và sinh ra chán ăn. Vì vậy cần phải giữ khoang miệng sạch để giúp trẻ cảm nhận được hương vị tốt và đặc biệt là mát xa lợi, tốt cho quá trình trẻ mọc răng sau này.

Có 2 cách vệ sinh miệng: vệ sinh miệng hàng ngày và vệ sinh miệng khi trẻ bị tưa.

1. Vệ sinh miệng hàng ngày

1.1. Khái niệm cặn sữa:

Thông thường sau khi trẻ ăn sữa xong trong miệng trẻ hay xuất hiện các chấm nhỏ mầu trắng dễ bong và trôi theo nước hoặc trẻ nuốt nước bọt, không gây đau đó là cặn sữa.

1.2. Nguyên nhân

  • Nuôi trẻ bằng sữa công thức.
  • Trẻ ngậm sữa khi ngủ.

1.3. Triệu chứng:

  • Chấm trắng nhỏ trên mặt lưỡi dễ bong.

1.4. Chăm sóc

  • Rửa tay sạch.
  • Đặt trẻ nằm trên giường hay bế trẻ.
  • Quấn gạc quanh ngón chỏ hoặc đeo gạc tưa lưỡi hình ống.
  • Nhúng ẩm gạc bằng dung dịch NaCl 0,9% hoặc nước đun sôi để nguội.
  • Chạm nhẹ vào môi dưới của trẻ để trẻ mở miệng.
  • Nhẹ nhàng lau vòm miệng và massage nướu trẻ trước.
  • Cuối cùng đặt ngón tay vào trong phía gốc lưỡi kéo ra phía ngoài để loại bỏ cặn sữa.
  • Vệ sinh miệng thực hiện đều đặn ngày 2 lần.

Chú ý: không đưa ngón tay vào sâu trong miệng trẻ vì có thể khiến trẻ bị nôn trớ, không vệ sinh miệng khi trẻ vừa ăn xong.

2. Vệ sinh miệng khi trẻ bị tưa miệng

2.1. Khái niệm tưa miệng:

Tưa miệng là những màng giả màu trắng ở niêm mạc miệng, đặc biệt là mặt trên của lưỡi. Những màng giả này phát triển nhanh và ăn sâu vào niêm mạc lưỡi, vòm họng, khó bóc và bóc đi dễ chẩy máu, đau rát.

2.2. Nguyên nhân

Do nấm candida albicans sống ký sinh trong miệng, khi gặp điều kiện thuận lợi trở thành tác nhân gây bệnh.

Trẻ nhỏ dễ bị tưa do bài tiết ít nước bọt và niêm mạc miệng ở môi trường toan, PH thấp.

Bệnh lây truyền từ dụng cụ cho trẻ ăn: chén, cốc, chai sữa nhất là đầu vú cao su không sạch.

Lây qua đường sinh dục của mẹ bị nấm trong lúc đẻ.

2.3. Triệu chứng

  • Bắt đầu là những chấm trắng nhỏ mọc trên đầu lưỡi, sau đó thành đốm trắng to trên mặt lưỡi và lan sang hai bên niêm mạc má, vòm miệng dần dần tạo thành từng đám mầu trắng sữa (mầu vàng kem hay xám) khó bóc.
  • Trẻ biếng ăn, bú kém.
  • Trẻ đau rát, quấy khóc.
  • Nếu nặng trẻ bị tiêu chẩy, ho, viêm phế quản phổi.

2.4. Nguyên tắc điều trị

Thuốc có dạng nước hoặc dạng kem có chứa hoạt chất chống nấm. Các loại thuốc phổ biến Mycostatin/ Nilstat/ Nystatin, Miconazole/ Daktar.

Đảm bảo vệ sinh: vệ sinh dụng cụ cho trẻ ăn, khăn ăn, vệ sinh vú mẹ trước sau khi cho trẻ bú bằng khăn ấm.

2.5. Chăm sóc

  • Rửa tay.
  • Để trẻ nằm cố định trên giường hoặc bế trẻ.
  • Dùng miếng gạc mềm quấn quanh đầu ngón tay trỏ một lượt hoặc đeo miếng gạc tưa lưỡi dạng ống vô trùng bán sẵn.
  • Nhúng dung dịch Nystatin 500.000đv.
  • Chạm nhẹ vào môi dưới của trẻ để trẻ mở miệng, đưa nhẹ ngón tay chỏ vào mặt trên của lưỡi và lau từ trong lưỡi kéo ra ngoài, bỏ miếng gạc đó đi và lặp lại lần 2 nếu trẻ có nhiều mảng tưa bám (không để mảng tưa rơi vào miệng trẻ, không đưa ngón tay quá sâu vào họng của trẻ gây kích thích nôn trớ).
  • Dùng miếng gạc khác lau mặt trong 2 bên má, trên vòm miệng và cuối cùng là phần nướu của trẻ.
  • Đánh tưa bằng dung dịch chứa hoạt chất chống nấm 4 lần/ ngày
  • Sử dụng thuốc liên tục đến khi các nốt tưa lưỡi hết hẳn, sau đó tiếp tục đánh tưa thêm 2 ngày.

Chú ý: đánh tưa cho trẻ trước bữa ăn của trẻ 30 phút.

3. Phòng bệnh

  • Vệ sinh bình và dụng cụ cho trẻ ăn từng bữa.
  • Vệ sinh miệng cho trẻ hàng ngày bằng dung dịch NaCl 0,9% hoặc nước đun sôi để nguội 2 lần/ngày.

Khoa Sơ sinh

Video liên quan

Chủ đề