Cách chữa đái dầm cho trẻ 7 tuổi

Chuyên gia tư vấn bệnh lý Lương y: Ngô Trí Tuệ

Lương y vì sức khỏe nhân dân
GĐ Nhà thuốc Đức Thịnh Đường

Đái dầm – Chuyện muôn thuở mà các ông bố bà mẹ đều phải đối diện với trẻ, nhất là trẻ ở lứa tuổi 7-8 tuồi. Nếu không bỏ được thói quen này, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hay cuộc sống của trẻ. Phạt hay la mắng đều không phải là cách hay. Có nhiều cách để giải quyết vấn đề này. Sau đây là kinh nghiệm chữa đái dầm cho trẻ nhỏ mà chúng tôi tổng hợp được, cùng theo dõi ngay nhé!

Nguyên nhân gây ra chứng đái dầm

Nguyên nhân của chứng đái dầm và đái không tự chủ là do rối loạn chức năng chế ước của bàng quang. Thông thường khi bàng quang đầy, thành bàng quang căng ra gửi tín hiệu lên não bộ để chúng ta có thể đóng lại cơ vòng bàng quang và tìm đến nhà vệ sinh. Tuy nhiên khi bị rối loạn, khi bàng quang đầy, cơ vòng sẽ tự động mở ra gây hiện tượng bài tiết nước tiểu trong khi ngủ hay không thể kiểm soát.

Theo lý luận y học phương Đông, phổi hay còn gọi là PHẾ là một tạng chủ về khí có quan hệ chặt chẽ (quan hệ biểu lý) với bàng quang. Phổi ảnh hưởng trực tiếp đến sự chế ước, điều tiết nước của bàng quang thông qua sự vận động phức tạp của hệ thần kinh thực vật.

Nguyên nhân gây ra chứng đái dầm

Do vậy, nếu chức năng của phổi yếu cộng với hệ thần kinh thực vật bị rối loạn thì hoạt động của bàng quang sẽ không ổn định, gây ra bệnh đái dầm. Hiểu được tác nhân chính gây ra căn bệnh đái dầm sẽ giúp tìm được phương pháp điều trị thực sự hiệu quả và an toàn

Một số kinh nghiệm hay chữa đái dầm cho trẻ

Đi tiểu trước giờ ngủ

Nhắc trẻ đi tiểu trước khi lên giường. Nên nhắc nhở thường xuyên để điều này trở thành một thói quen hàng ngày. Tránh việc đánh thức trẻ giữa đêm để đi tiêu vì có khi nửa đêm bọng đái chưa đầy mà trẻ vẫn phải đi tiểu, nếu lặp lại nhiều lần thì có thể trẻ sẽ bị tiểu lắt nhắt khi chưa thật sứ mắc.

Có lịch đi tiểu

Nhiều bậc phụ huynh đã lưu ý và ghi nhận thời điểm nào trong đêm trẻ thường hay tè dầm. Từ đó họ vặn đồng hồ báo thức vào thời điểm đó trong đêm để nhắc trẻ đi tiểu đúng lúc. Một khi trẻ đã đi tiểu trong đêm thì sẽ không còn phải lo lắng về chuyện tè dầm trên giường nữa.

Nên có lịch đi tiểu để rèn cho trẻ đi tiểu đúng giờ, tránh đái dầm.

Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ

Nói rõ hơn, ở đây đang nói đến hạn chế cho trẻ uống nước (nước lọc và cả nước trái cây các loại) trước khi đi ngủ chứ không phải yêu cầu trẻ phải hạn chế uống nước trong ngày. Trong 1 ngày vẫn phải cho trẻ uống từ 2-2,5 lít nước. Đặc biệt phải tránh cho trẻ uống các loại nước có tác dụng lợi tiểu trước giờ đi ngủ như café, nước mát, rau má …

Mở đèn toilet

Nghe thật buồn cười nhưng đây là 1 tâm lý có thật ở trẻ em. Buổi tối, nhiều trẻ vì sợ bóng đêm đã chịu nhịn tiểu và hậu quả là tè dầm vào đêm khuya. Nếu muốn khuyến khích trẻ tự giác đi vệ sinh, các bậc phụ huynh nên mở đèn toa-lét sẵn để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi ban đầu mà hình thành một thói quen tốt. Đây cũng là mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả.

Động viên trẻ

Động viên trẻ cũng là mẹo chữa đái dầm cho trẻ giải quyết vấn đề tâm lý cho con. Hãy nói với trẻ rằng tè dầm không phải là một tội lỗi gì to lớn cả. Đừng nên để trẻ cảm thấy tự ti, mặc cảm và xấu hổ vì việc này. Hãy động viên và giúp đỡ trẻ trong việc từng bước khắc phục và kiểm soát chứng đái dầm. Đa phần trẻ sau 10 tuổi sẽ tự động không còn tè dầm ban đêm nữa nên các bậc phụ huynh cũng đừng quá xem trọng vấn đề này mà gây áp lực không đáng có lên trẻ nhỏ.

Động viên trẻ cũng là mẹo chữa đái dầm cho trẻ giải quyết vấn đề tâm lý cho con

Sử dụng Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh

Tuy nhiên các phương pháp này chỉ có tác dụng hạn chế tình trạng tiểu không tự chủ ở trẻ em chứ không chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Do đó, cách điều trị an toàn và hiệu quả nhất nên là lựa chọn sản phẩm THUỐC được điều chế từ thiên nhiên chuyên chữa đái dầm ở trẻ em và người lớn, có uy tín trên thị trường và có thể điều trị tận gốc căn bệnh dựa trên lý luận y học phương Đông. Về vấn đề này, bạn có thể tham khảo Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh vinh dự đón nhận danh hiệu Top 10 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2022.

Đôi nét về Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được chỉ định điều trị bệnh đái dầm, đái nhiều, đái không tự chủ, đái són, đái buốt, đái rắt… ở cả Người lớn và Trẻ em. Thêm vào đó, củng cố và khôi phục chức năng chế ước của bàng quang, cân bằng âm dương, tạo sự ổn định và khỏe mạnh cho hệ tiết niệu. Từ đó giúp ổn định và giúp cho chức năng thận khỏe hơn.

Thuốc trị đái dầm cho trẻ em và người lớn

Kết luận

Trên đây, 3T Pharma đã đem đên một số kinh nghiệm chữa đái dầm cho trẻ, hy vọng những thông tin này có ích với các bạn! Nếu có thêm thắc mắc về tình trạng đái dầm của bé nhà mình, bạn có thể để lại thông tin trong form bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline: 087.637.8866, các chuyên gia luôn sẵn sằng Tư Vấn Miễn Phí.

Tường Minh   -   Thứ tư, 13/10/2021 14:38 (GMT+7)

Đái dầm hay còn gọi là đái mế là bệnh phổ biến ở trẻ em. Và dưới đây là những cách chữa đái dầm rất đơn giản mà hiệu quả qua cách hướng dẫn của bác sĩ Lê Thân, Quảng Nam.

Tổ bọ ngựa trên cây dâu tằm là phương thuốc chữa đái dầm hiệu quả. Ảnh: Từ Ân

Nguyên nhân của đái dầm

Đái dầm (đái mế) là triệu chứng khi nằm ngủ đái ra gường mà không biết. Theo bác sĩ Lê Thân (Bệnh viện Y học Cổ truyền Quảng Nam) viết trong sách "Chữa bệnh cho mẹ", các nguyên nhân dẫn đến đái dầm gồm:

Do chức năng hoạt động của hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh, các cơ quan của cơ thể như phổi, thận không điều tiết được đường nước mà sinh ra đái dầm.

Gan gà là phương thuốc chữa đái dầm hiệu quả it người biết. Ảnh: Từ Ân

Do bàng quang nhỏ: Khi bàng quang nhỏ, có thể không phát triển đủ để giữ nước tiểu được sản xuất vào ban đêm.

Bàng quang chậm trưởng thành: Nếu các dây thần kinh kiểm soát bàng quang chậm trưởng thành sẽ khiến cho bàng quang có thể không đầy đủ kích động xuôi từ giấc ngủ, đặc biệt là nếu là ngủ sâu.

Mất cân bằng hormone: Trong suốt thời thơ ấu, một số trẻ em không sản xuất đủ hormone chống lợi tiểu (ADH) để làm chậm sản xuất nước tiểu vào ban đêm.

Căng thẳng: Nếu như gặp phải những vấn đề căng thẳng trong cuộc sống cũng có thể gây ra tình trạng đái dầm.

Nhiễm trùng đường tiểu: Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát đi tiểu.

Ngưng thở khi ngủ: Đôi khi đái dầm là một dấu hiệu của ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, một điều kiện trong đó thở của trẻ bị gián đoạn trong giấc ngủ, thường là do viêm amidal hoặc vòm họng.

Táo bón mạn tính: Việc thiếu đi tiêu thường xuyên có thể dẫn đến giảm năng lực bàng quang, có thể gây đái dầm vào ban đêm.

Giải phẫu lỗi: Điều này hiếm khi gặp nhưng cũng rất có thể xảy ra, có liên quan đến một khiếm khuyết trong hệ thống thần kinh hoặc hệ thống tiết niệu của trẻ.

Một số cách chữa đơn giản

Đái dầm hay gặp ở trẻ em từ 7 - 15 tuổi, một vài trường hợp có thể kéo dài đến tuổi thanh niên, cha mẹ không nên quá lo lắng, mà cần giúp trẻ đái tự chủ.

Tổ bọ ngựa trên cây dâu tằm. Ảnh: Từ Ân

Trẻ em 5 tuổi trở lên mà bị đái dầm thì mới cần phải điều trị. Nếu trẻ đã lớn và gia đình đã làm hết cách mà trẻ vẫn đái dầm thì nên cho trẻ đến bệnh viện để được khám, thăm dò các xét nghiệm… qua đó thầy thuốc có chỉ định điều trị thích hợp.

Và dưới đây là một số các chữa đái dầm đơn giản theo hướng dẫn của bác sĩ Lê Thân:

- Dế mèn đen nhúng vào nước sôi, lấy ra phơi hoặc sấy khô, tán bột, quấy với nước ấm cho uống. Mỗi ngày một con, thường uống tới 11 con.

- Củ khoai mài sao thơm 80g, ô dược 60g, ích trí nhân 60g; ba vị sấy giòn, tán bột mịn, luyện với hồ vo thành viên bằng hạt bắp, sấy khô, bảo quản nơi khô ráo. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 - 12g, lúc đói bụng; trẻ em tuỳ tuổi giảm liều 1/3 hoặc 1/2.

- Bong bóng heo 1 cái, mổ ra, rửa sạch, cho các vị thuốc ích trí nhân 12g và ngũ vị tử 12g vào bọc lại; nấu chung với gạo nếp cho chín nhừ, vớt bỏ xác thuốc, ăn cả cái lẫn nước một lần vào buổi chiều; ăn liên tục 5 - 7 ngày.

- Bong bóng dê 1 cái, đổ nước vào cho đầy, buộc chặt cuống lại, nướng trên lửa than cho vàng, ăn bong bóng và uống nước trong bong bóng; mỗi sáng 1 cái, ăn 3 lần.

- Bong bóng cá (cá đường càng tốt) 10g, đậu đen 100g, gạo nếp 50g; rửa sạch bong bóng cá, xắt nhỏ, ướp gia vị vừa ăn, đem xào cho chín tới; ninh gạo nếp, đậu đen thành cháo, khi cháo chín thì cho bong bóng cá vào khuấy đều; chia 2 lần ăn trong ngày, ăn nóng lúc bụng đói; ăn liên tục 5 - 7 ngày.

- Gan gà 2 bộ, nhục quế tán bột 2 muỗng cà phê; rửa sạch gan gà, khía trên mặt gan những đường cắt vuông, ướp với bột quế cho đều, đem chưng cách thủy, cho người bệnh ăn nóng trước khi đi ngủ; ăn liên tục 3 - 5 ngày.

- Tổ bọ ngựa trên cây dâu tằm 12g, hạt tơ hồng 10g, ích trí nhân 10g, hạt sen 12g, phá cố chỉ 12g; sắc uống ngày 1 thang.

Bài tập bàng quang

- Bàng quang chậm phát triển là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đái dầm. Để khắc phục tình trạng này, thử cho bé tập một vài bài tập tăng cường cơ bắp đường tiết niệu để ngăn ngừa co thắt bàng quang.

- Khi bé muốn đi tiểu, nên khuyến khích bé không nên đi tiểu ngay mà hãy giữ từ 10 - 20 phút. Việc này sẽ giúp mở rộng và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.

- Ngoài ra, cũng có thể áp dụng bài tập sau để tăng cường cơ xương chậu cho bé: Kẹp chặt một quả bóng nhỏ (kích thước khoảng một nắm tay) giữa hai đùi (phần trên đầu gối).

- Ban ngày uống nhiều nước để bàng quang vận động và mở rộng.

- Tập những bài tập này ít nhất hai lần một ngày để tăng cường cơ xương chậu, cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.

Video liên quan

Chủ đề