Cách chăm sóc bệnh nhân thở máy

Thở máy hay còn gọi là thông khí nhân tạo hoặc hô hấp nhân tạo, được áp dụng khi chức năng thông khí tự nhiên của hệ hô hấp bệnh nhân không thể tự thực hiện được. Phương pháp này nhằm cung cấp thông khí cho hô hấp một cách nhân tạo và oxy hoá. Phương pháp thở máy sẽ được bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp cụ thể như: suy hô hấp có giảm oxy máu, hoặc tăng CO2 máu, ngưng thở, chủ động kiểm soát không khí (kết hợp với những phương pháp vô cảm),…

Cai máy thở là quá trình giảm dần sự hỗ trợ của máy thở và dần dần tăng thở tự nhiên của bệnh nhân để có thể đạt chỉ tiêu khi bỏ máy thở hỗ trợ hô hấp.

Quá trình cai máy thở có thể diễn ra vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng tùy từng trường hợp bệnh nhân. 

Cai máy thở có vai trò rất quan trọng đối với người bệnh. Máy thở cần được cai càng sớm càng tốt bởi nếu kéo dài quá trình thở máy này bệnh nhân sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, tổn thương phổi do thở máy, tổn thương đường thở, ... và nhiều yếu tố nguy cơ gây cản trở cho quá trình cai máy thở sau này.

Thế nào là cai thở máy

Trong y học chia làm 2 loại thở máy: thở máy không xâm nhập và thở máy xâm nhập. Mỗi loại sẽ áp dụng cho những đối tượng bệnh nhân khác nhau, cụ thể như sau:

Thở máy không xâm nhập: áp dụng với đối tượng bệnh nhân mắc các bệnh lý suy hô hấp, tuy nhiên bệnh nhân phải tỉnh táo và cơ hô hấp còn hoạt động:

  • Suy hô hấp cấp trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  • Phù phổi cấp
  • Hội chứng giảm thông khí
  • Viêm phổi có suy hô hấp 
  • Đợt cấp của hen suyễn 
  • Thở kém trong thời kỳ hậu phẫu
  • Đợt cấp của bệnh rối loạn thần kinh – cơ có rối loạn nhịp thở
  • Suy hô hấp, giảm nồng độ oxy máu ở bệnh nhân có suy giảm miễn dịch

Thở máy xâm nhập: áp dụng cho đối tượng bệnh nhân có suy hô hấp, không còn tỉnh táo:

  • Suy hô hấp cấp: áp dụng đa số các trường hợp suy hô hấp cấp, trừ các trường hợp cần thông khí theo phương thức giảm thông khí phế nang điều khiển.
  • Tổn thương phổi cấp do chấn thương đụng dập phổi, do hít khói, do đuối nước…
  • Giảm thông khí phế nang do bệnh lý thần kinh cơ, bệnh lý thần kinh trung ương, ngộ độc mà bệnh nhân đã mất ý thức.
  • Sau cấp cứu ngừng tuần hoàn.

Điều kiện để bệnh nhân cai thở máy.

Như chúng ta vừa liệt kê, những bệnh nhân cần thở máy mà những bệnh nhân có bệnh lý suy hô hấp. Như chúng ta đã biết, các bệnh lý về hô hấp thường kéo dài , dai dẳng và khó điều trị dứt điểm . Vậy bệnh nhân cần đạt những điều kiện gì để cai thở máy.

  • Điều trị được nguyên nhân khiến cho bệnh nhân phải thở máy
  • Huyết áp ổn định: không dùng hoặc dùng liều nhỏ thuốc co mạch, thuốc trợ tim.
  • Nhiệt độ < 38 độ C
  • Nhịp tim <140 chu kỳ/phút
  • pH máy và PaCO2 phù hợp với bệnh lý hô hấp nền của người bệnh.
  • Tiêu chuẩn thông khí: PaO2 ≤ 50mmHg và pH bình thường, VC > 10-15ml/kg, Vt tự thở > 5-8ml/kg, tần số thở tự nhiên <30/ph, thông khí phút < 10L.
  • Khả năng dự trữ của phổi: MIP(NIP) > -20 đến -30 cmH2O trong vòng 20 giây
  • Tiêu chuẩn oxy: PaO2 không PEEP > 60mmHg với FiO2 ≤ 0.4, PaO2 có PEEP > 100 mmHg với FiO2 ≤ 0.4, SaO2 > 90% với FiO2 ≤ 0.4, Qs/Qt <20%, P(A-a)O2 < 350 mmHg với Fio2 = 1, PaO2/FiO2 > 200.
  • Các chỉ số kết hợp: chỉ số thở nhanh nông (f/Vt) < 100 nhịp/phút/L; chỉ số cai đơn giản (SWI) < 9/phút; chỉ số CROP > 13ml/chu kỳ/phút
  • Thông số cơ học phổi: Compliance tĩnh > 30ml/cmH2O, sức cản đường thở (càng thấp khả năng thành công càng cao, bình thường là 0.6-2.4cmH2O/L/giây nếu không có ống nội khí quản), VD/VT < 60%.

Chăm sóc bệnh nhân cai thở máy đúng cách.

Không chỉ bệnh nhân đang thở máy cần chăm sóc đúng cách. Mà quá trình chăm sóc bệnh nhân cai thở máy cũng rất quan trọng. Việc chăm sóc bệnh nhân cai thở máy đúng cách sẽ hỗ trợ bệnh nhân hồi phục tốt hơn đồng thời giảm thiểu nguy cơ phải thở máy cho những đợt cấp sau này.

Chăm sóc bệnh nhân cai thở máy đúng cách.

Dinh dưỡng rất quan trọng hỗ trợ rất tốt cho quá trình phục hồi của bệnh nhân cai thở máy.

Bệnh nhân cai thở máy phải có chế độ ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, lượng KCal phải đạt đủ theo ngày. Đối với các bệnh nhân bị các bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường,… cần có chế độ ăn phù hợp cho chỉ định của bác sĩ tránh tình trạng làm nặng thêm bệnh.

Đối với bệnh nhân thở máy, đặc biệt là bệnh nhân thở máy xâm nhập, việc tăng xuất tiết đờm dãi diễn ra rất thường xuyên. Sau khi bệnh nhân cai thở máy thì hiện tượng này vẫn có thể diễn ra.

Vệ sinh mũi, họng, đường hô hấp trên của bệnh nhân bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% sẽ giúp thông thoáng đường thở. Tránh tình trạng đờm dãi ứ đọng gây bít tắc đường thở.

Đa số các bệnh nhân thở máy thường hay nằm tại chỗ, đi lại khó khăn nên biến chứng loét tì đè rất hay xảy ra, đặc biệt với những bệnh nhân thở máy xâm nhập.

Sau khi bệnh nhân cai thở máy, trong thời gian đầu có thể bệnh nhân chưa thể đi lại dễ dàng, hay nằm nên tình trạng loét tỳ đè có thể diễn ra.

Cần vệ sinh những vị trí thường xảy ra loét tì đè như: sau gáy, mông, khuỷu tay, mắt cá chân,… giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Đối với bệnh nhân cai thở máy, việc luyện tập thể dục thể thao vừa giúp tránh nguy cơ loét tì đè vừa giúp thông thoáng đường thở, tăng cường miễn dịch.

Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga,…

Bệnh nhân cần thường xuyên thăm khám tại bệnh viện và các cơ sở y tế để phát hiện kịp thời các biến chứng cũng như đợt cấp của bệnh để điều trị kịp thời, tránh tình trạng suy hô hấp dẫn đến thở máy cho những lần tiếp theo.

Bài viết trên đã giải thích cũng như hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân cai thở máy đúng cách. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp được những kiến thức bổ ích cho các bạn có thể chăm sóc tốt cho gia đình mình.

Bệnh nhân thở máy cần được chăm sóc toàn diện, kết hợp với việc theo dõi các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng và các thông số trên máy thở. Bệnh nhân thở máy thường là những bệnh nhân nặng nên việc chăm sóc và dinh dưỡng bệnh nhân thở máy cần được thực hiện đúng cách.

Chăm sóc và bảo vệ phổi ở bệnh nhân thở máy là một trong những việc quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Với các bệnh nhân thở máy, ống nội khí quản thường gây tổn thương ở đường hô hấp trên.

Khí thở bệnh nhân hít vào thông qua máy thở thường không đủ ấm và độ ẩm cũng như không được lọc. Trong khi đó phản xạ ho khạc lại bị hạn chế do ống nội khí quản hoặc một phần là do dùng thuốc giảm đau an thần. Từ đó, bệnh nhân thường có các chất tiết ứ đọng nhiều trong đường hô hấp dẫn đến bệnh phổi nặng như: viêm phổi, viêm phế quản, xẹp phổi...

Các biện pháp theo dõi bệnh nhân thở máy để bảo vệ phổi đều nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế các tác động có hại đến đường hô hấp cho bệnh nhân.

Đường hô hấp trên có tác dụng làm ấm và làm ẩm không khí thở vào trước khi đến phổi

Có 3 biện pháp chăm sóc và bảo vệ phổi cho bệnh nhân thở máy

  • Làm ấm và làm ẩm không khí thở vào.
  • Hút đờm khí quản.
  • Tập vật lý trị liệu.

Làm ấm và làm ẩm không khí thở vào

Đường hô hấp trên của con người có tác dụng làm ấm và làm ẩm không khí thở vào trước khi đến phổi. Độ ẩm của khí thở vào phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và áp lực bên trong đường thở, nhiệt độ đường thở càng cao thì độ ẩm khí thở càng cao, áp lực đường thở càng cao thì độ ẩm khí thở càng giảm. Do đó, việc làm ấm khí thở vào và làm giảm áp lực đường thở sẽ làm tăng độ ẩm không khí.

Hệ thống làm ấm và ẩm khí thở vào hay còn gọi là mũi giả bao gồm:

  • HME: Heat and moisture exchanger
  • HMEF: Heat and moisture exchanging filters
  • HCH: Hygroscopic condenser humidifier
  • HCHF: Hygroscopic condenser humidifier filters

Tất cả các bệnh nhân thở máy đều phải được làm ẩm khí thở vào thông qua mũi giả. Lưu ý, hệ thống HME chỉ nên dùng tối đa trong 4 ngày đầu thở máy, không nên sử dụng kéo dài.

Nhiệt độ khí thở vào tại ống nội khí quản ≤ 37 độ C, nếu nhiệt độ quá cao dễ gây bỏng lớp niêm mạc đường hô hấp của bệnh nhân. Dung dịch trong hệ thống làm ẩm khí thở vào HME chỉ được dùng nước cất, không dùng dung dịch muối.

Tuy nhiên, hệ thống làm ẩm khí thở HME là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, do đó bình chứa nước phải được thay và khử trùng mỗi ngày. Tháo bỏ hệ thống khi khí dung cho bệnh nhân.

Hình ảnh hút đờm qua khí quản cho bệnh nhân

Hút đờm qua khí quản

Bệnh nhân thở máy cần được hút đờm thường xuyên để tránh để ùn tắc đờm, gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên cần lưu ý, thao tác hút đờm ở bệnh nhân có thể gây ra những nguy cơ như: tổn thương niêm mạc đường hô hấp, thiếu oxy cấp, ngừng tim, ngừng thở, xẹp phổi, co thắt khí phế quản, chảy máu phổi phế quản, tăng áp lực nội sọ, tăng hoặc tụt huyết áp...

Khi tiến hành cần chuẩn bị: ECG - Monitor, SpO2, hệ thống hút, oxy, Ambu, găng tay vô trùng, dây hút vô trùng (đường kính < 1/3 đường kính nội khí quản), dung dịch nước muối sinh lý 09% vô trùng

Cho bệnh nhân thở máy FiO2 100% trong 2 phút trước khi hút đờm. Thời gian hút kéo dài < 10 - 15 giây, rửa khí quản dung dịch NaCl 09% 1-2 ml/lần, rút dây hút ra từ từ và xoay nhẹ. Sau khi hút cho bệnh nhân thở máy FiO2 100% trong 1-2 phút

Tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân thở máy

Vật lý trị liệu được thực hiện để dự phòng và điều trị các biến chứng do ứ đọng đờm dãi tại phổi, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân phối khí ở các vùng khác nhau của phổi. Phương pháp vật lý trị liệu bao gồm:

  • Xoa bóp và vỗ rung lồng ngực của bệnh nhân.
  • Kích thích bệnh nhân ho
  • Dẫn lưu tư thế cho bệnh nhân mỗi 20 - 30 phút/lần, thực hiện 3 - 4 lần/ngày
  • Tập thở
  • Cho bệnh nhân thở với khoảng chết lớn
  • Thở với dụng cụ Spirometrie

Đặc biệt, tiến hành điều trị bằng tư thế thường cho hiệu quả ở bệnh nhân có hội chứng suy hô hấp cấp: tư thế thở máy nằm sấp.

bệnh nhân thở máy cần cung cấp đủ các chất thiết yếu

Năng lượng cần thiết cho bệnh nhân: 30 – 35 kcal/kg cân nặng. Trong đó:

  • Gluxit (1g gluxit cung cấp 4 kcal) cần chiếm 50 – 70% tổng số năng lượng cung cấp trong chế độ dinh dưỡng bệnh nhân thở máy.
  • Lipid (1g cung cấp 9 kcal) cần chiếm 30 – 50% tổng số năng lượng cung cấp trong chế độ dinh dưỡng bệnh nhân.
  • Protein (1g cung cấp 4 kcal): đảm bảo cung cấp đủ 1.25g/kg cân nặng của bệnh nhân.

Ngoài ra, bệnh nhân thở máy cần được chăm sóc toàn diện về mặt vệ sinh, chống nhiễm khuẩn, chống loét khi nằm lâu...

Trào ngược dịch dạ dày, dịch hầu - họng vào phổi

  • Cần tiến hành kiểm tra áp lực bóng chèn của bệnh nhân hàng ngày.
  • Cho nằm đầu cao 30 độ (nếu bệnh nhân không có chống chỉ định)
  • Cho ăn nhỏ giọt dạ dày, không cho ăn quá 300 ml/bữa ăn.
  • Khi trào ngược dịch vào phổi cần dẫn lưu tư thế hoặc soi hút phế quản với ống soi mềm

Tràn khí màng phổi

Nhận biết bằng các dấu hiệu như: bệnh nhân tím, SpO2 giảm nhanh, mạch chậm, lồng ngực ở bên tràn khí căng, gõ vang, xuất hiện tràn khí dưới da... thì phải tiến hành dẫn lưu khí ngay, nếu không sẽ làm cho áp lực lồng ngực tăng lên rất nhanh, dẫn đến suy hô hấp, ép tim cấp có thể dẫn đến tử vong nhanh.

  • Mở màng phổi tối thiểu cấp cứu với ống dẫn lưu đủ lớn, nối với máy hút liên tục với áp lực 15 – 20cm nước.
  • Kiểm tra ống dẫn lưu hàng ngày để phát hiện ống có bị gập hay tắc không.
  • Hệ thống máy hút phải đảm bảo kín, hoạt động tốt, nước trong bình dẫn lưu phải được theo dõi sát và đổ bỏ hàng ngày, nước trong bình để phát hiện có khí ra phải luôn luôn sạch sẽ.
  • Gắn ống dẫn lưu đến khi hết khí, sau 24 giờ kẹp lại rồi chụp X-Quang phổi kiểm tra, nếu đạt yêu cầu phổi nở hết thì rút ống dẫn lưu ra.

Bệnh nhân thở máy có thể dẫn đến viêm phổi

Viêm phổi do thở máy.

Dấu hiệu nhận biết: đờm đục, nhịp tim nhanh, sốt hoặc hạ nhiệt độ, bạch cầu tăng, X-quang phổi có tổn thương mới. Xét nghiệm dịch phế quản để xác định vi khuẩn gây bệnh và cấy máu khi nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết.

  • Cần tiến hành đánh giá lại các quá trình hút đờm, vệ sinh hệ thống dây và máy thở đảm bảo vô khuẩn hay không.
  • Cho bệnh nhân dùng kháng sinh mạnh, phổ rộng và kết hợp kháng sinh theo protocol.

Dự phòng loét tiêu hoá

Thuốc giảm tiết dịch dạ dày: thuốc ức chế bơm proton, thuốc tráng niêm mạc dạ dày..

Dự phòng và chăm sóc vết loét do tỳ đè lâu ngày

  • Cho bệnh nhân thay đổi tư thế mỗi 3 giờ/lần: nằm thẳng, nằm nghiêng phải, nghiêng trái (nếu không có chống chỉ định về tư thế nào của người bệnh), tránh tỳ đè một chỗ lâu ngày để chống loét và dự phòng xẹp phổi.
  • Nếu nhân nằm lâu dài thì nên cho bệnh nhân nằm đệm nước hoặc đệm hơi có thay đổi vị trí bơm hơi tự động.
  • Khi bắt đầu có biểu hiện đỏ da ở chỗ tỳ đè: nên dùng Sanyrene xoa lên chỗ tỳ đè
  • Khi có loét cần vệ sinh, cắt lọc và thay băng tại vị trí vết loét hàng ngày.

Dự phòng tắc mạch sâu khi bệnh nhân nằm lâu

  • Cho bệnh nhân thay đổi tư thế, tập vận động thụ động để tránh ứ trệ tuần hoàn.
  • Kiểm tra mạch một cách hệ thống để phát hiện tắc mạch, tắc tĩnh mạch hay tắc động mạch
  • Sử dụng các thuốc chống đông như Heparin trọng lượng phân tử thấp, Lovenox, Fraxiparine...

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

  • Chăm sóc bệnh nhân thở máy
  • Biến chứng và chăm sóc bệnh nhân thở máy
  • Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân viêm phổi thở máy

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Vinmec

Video liên quan

Chủ đề