Cách cảm nhận thai máy

Cảm nhận về thai máy ở mỗi mẹ bầu là khác nhau và cũng khác nhau ở từng thời điểm của thai kỳ cũng như sức khỏe của cả hai mẹ con. Có những mẹ bầu, khi thai nhi cử động mẹ chỉ cảm thấy như bướm bay trong bụng, một số mẹ lại cảm giác như có gì đó đang sôi lục bục trong bụng và cũng có thời điểm, thai nhi đạp rõ ràng, bụng trồi lên cả dấu vết của bàn chân bé.

Cảm nhận về thai máy ở mỗi mẹ bầu là khác nhau và cũng khác nhau ở từng thời điểm của thai kỳ cũng như sức khỏe của cả hai mẹ con. Có những mẹ bầu, khi thai nhi cử động mẹ chỉ cảm thấy như bướm bay trong bụng, một số mẹ lại cảm giác như có gì đó đang sôi lục bục trong bụng và cũng có thời điểm, thai nhi đạp rõ ràng, bụng trồi lên cả dấu vết của bàn chân bé.

1. Thai máy xuất hiện vào thời điểm nào?

Thai máy là những cử động của thai nhi trong suốt quá trình ở trong bụng mẹ từ đạp chân, vươn vai, vặn mình, khua tay chân…

Bắt đầu từ tuần thứ 7 – 8 của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu cử động. Tuy nhiên, lúc này bào thai còn quá nhỏ, các cử động yếu ớt nên mẹ chưa thể cảm nhận được. Dù không cảm nhận được nhưng mẹ cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ là được.

2. Mẹ bầu có thể cảm nhận được thai máy từ khi thai bao nhiêu tuần?

Thông thương phải đến tuần thứ 16 – 17 (với phụ nữ mang thai con dạ) hoặc từ tuần 20 (với mẹ bầu mang thai con so) thì những cử động của thai nhi mới rõ ràng và mẹ có thể cảm nhận một cách dễ dàng.

Đối với 1 số mẹ nhạy cảm thì có thể cảm nhận được sớm hơn từ 14-15 tuần, là những cái búng rất nhẹ vào thành bụng.

Cũng từ lúc cảm nhận được thai máy, cảm xúc của mẹ bầu sẽ thay đổi nhiều, cảm nhận về một sinh linh đang sống bên trong bụng mình rõ ràng hơn.

Bên cạnh đó, thời điểm mẹ cảm nhận được thai máy ở mỗi bà bầu cũng khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nhau thai. Nếu nhau thai bám mặt trước, mẹ bầu sẽ cảm nhận được các chuyển động của thai nhi muộn hơn bình thường.

3. Dấu hiệu thai máy qua từng mốc thay đổi như thế nào?

  • Giai đoạn 7-8 tuần, do trọng lượng thai còn nhỏ nên mẹ chưa cảm nhận được thai máy.
  • Giai đoạn 16-22 tuần, thai máy bắt đầu biểu hiện rõ ràng. Mẹ có thể cảm nhận được những cú đạp hay vươn vai của bé. Số cử động trung bình của thai nhi là 16 – 45 lần mỗi ngày và khoảng cách tối đa giữa các lần bé cử động là 50 – 75 phút. Khi bé ngủ, mẹ sẽ không cảm nhận được thai máy. Thời gian ngủ của con thường khoảng 20 – 40 phút và rất ít khi ngủ quá 90 phút.
  • Giai đoạn 30-38 tuần, cử động của thai nhi biểu hiện rõ nhất. Những cú đạp, xoay trở mình hay cử động toàn thân của thai mẹ đều cảm nhận rõ ràng. Nhiều mẹ bầu khá thích thú khi thấy bụng mình liên tục trồi lên rồi lại tĩnh lại sau những cú đạp của con.

Số cử động thai thường cao nhất ở khoảng tuần 27-32, sau đó giảm khi sắp sinh. Từ sau tuần 32 số cử động thai ổn định, mặc dù loại chuyển động có thể thay đổi khi gần đến ngày sinh. Thời điểm càng về cuối thai kỳ, thai máy ít dần do lúc này thai nhi đã phát triển khá to, tử cung ngày càng chật chội nên khiến thai ít đạp. Đó là lý do mà nhiều bà bầu cảm nhận thai máy ít hơn khi thai 36, 37 tuần.

4. Cách theo dõi cử động thai cho mẹ bầu tại nhà

Hiện nay đếm thời gian cho 10 cử động thai là phương pháp ưa dùng nhất. Thời gian trung bình để đếm được 10 cử động thai rất dao động, có thể từ 10 đến 21 phút, theo các nhóm nghiên cứu khác nhau. 90% các sản phụ đếm được 10 cử động trong vòng 25 phút khi thai tuần 28-36 và 35 phút khi thai 37-40 tuần.

Ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ cũng nên quan sát kỹ hiện tượng thai máy và những cơn gò tử cung. Thông thường, thai máy chỉ cảm nhận được ở một vùng bụng còn gò tử cung làm toàn bộ vùng bụng của mẹ cứng lên. Hoặc thấy số lần thai máy giảm có thể gặp trong các trường hợp: Lượng nước ối quá nhiều hay quá ít, thai quá ngày sinh hay thai chậm phát triển trong tử cung, đa thai, và các bệnh lý của mẹ như huyết áp cao hay đái tháo đường. Khi đó, cần đi khám ngay.

Dấu hiệu thai máy ở mỗi mẹ là khác nhau và đây là cách tốt nhất để mẹ tự cảm nhận sự phát triển của con yêu bên trong bụng mình. Nếu bé cử động thường xuyên, đều đặn thì mẹ cũng yên tâm hơn vì con đang phát triển tốt.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

  • Khi nào thai nhi bắt đầu “máy”?
  • Cảm giác thai máy như thế nào?
  • Tần suất thai máy thế nào là chuẩn?
  • Theo dõi tần suất thai máy như thế nào?

Thai máy là hiện tượng thai nhi cử động bên trong bụng mẹ tạo nên những tác động mà người mẹ có thể cảm nhận được, đây được xem là một trong những tiêu chí xác định tình trạng ph át triển và sức khỏe của thai nhi. 

Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bà mẹ tương lai - đặc biệt là những người lần đầu mang thai hiểu thêm về hiện tượng này và nắm được cách theo dõi tần suất thai máy.

Thai máy là dấu hiệu tích cực cho thấy thai nhi đang phát triển tốt trong bụng mẹ (Ảnh: Internet)

Thai nhi đã bắt đầu cử động từ khi được 7 - 8 tuần, tuy nhiên, phải đến tuần thứ 16 - 22, mẹ bầu mới có thể cảm nhận được rõ ràng thai máy và cảm giác bé đang xoay người trong bụng thông qua hình ảnh siêu âm. 

Mẹ bầu mang thai lần đầu tiên thường khó cảm nhận thấy thai máy hơn là mẹ bầu từng mang thai trước đó. 

Vóc dáng của người mẹ cũng ảnh hưởng đến việc cảm nhận thai máy. Cụ thể, mẹ bầu có cân nặng lớn thường khó cảm nhận rõ thai máy hơn mẹ bầu gầy.

Tùy thuộc vào sự phát triển của từng bé, mà cảm nhận thai máy của mẹ bầu cũng không giống nhau. Do đó, đừng quá lo lắng khi “em bé nhà hàng xóm” đã máy rồi mà bé nhà mình vẫn im thin thít. Cùng chờ đợi và cảm nhận những thay đổi của bé yêu mẹ nhé. 

Mỗi một bà mẹ có thể mô tả cảm giác thai máy rất khác nhau. Có người cho rằng nó giống như nổ hạt bỏng ngô, cũng có khi là cảm giác như con cá vàng đang bơi lội, như một cánh bướm bay vụt qua… 

Bạn có thể cảm thấy hơi giống cảm giác cồn cào khi đói trong những lần thai máy đầu tiên. Tuy nhiên, sau một vài lần, khi thai máy trở nên thường xuyên hơn, bạn sẽ cảm thấy khác biệt. 

Tư thế ngồi hoặc nằm yên cũng giúp bạn cảm nhận những lần thai máy sớm hơn. 

Mỗi em bé sẽ có một cách "thai máy" rất khác nhau, mẹ hãy cố gắng cảm nhận thông điệp từ con yêu (Ảnh: Internet)

Không có một quy chuẩn nào có thể áp dụng đúng với tất cả các bé. 

Trong những lần thai máy đầu tiên, bạn sẽ không thấy có một quy luật máy nào cả. Bạn có thể cảm thấy vài chuyển động trong một ngày, rồi yên ắng trong những ngày tiếp theo, sau đó lại thấy máy trở lại. 

Thực tế, em bé vẫn cử động và đạp rất thường xuyên, tuy nhiên, phần lớn các cú đạp đều chưa đủ mạnh để bạn có thể cảm thấy rõ ràng và ghi nhận đó là một lần thai máy. 

Bước sang tam cá nguyệt thứ hai, các cú đạp trở nên mạnh và thường xuyên hơn, bạn cũng cảm nhận được thai máy rõ ràng hơn. 

Đừng quá lo lắng nếu “những em bé khác không giống vậy”. Mỗi một em bé là một cá thể độc lập với các hoạt động riêng, không tuân theo bất kỳ khuôn mẫu nào cả. Nếu mức độ hoạt động của bé không đột nhiên thay đổi quá nhiều, em bé vẫn đang rất khỏe mạnh và mẹ hãy hoàn toàn yên tâm nhé. 

Khi bạn cảm nhận những thai máy đầu tiên, bạn hãy bắt đầu chú ý đến việc đếm số lần thai máy. 

Nếu cử động của thai nhi giảm trong một thời gian dài, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang gặp một vấn đề nào đó. Bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay để được tư vấn và kiểm tra tình trạng của bé khi cần thiết. 

Vào tam cá nguyệt thứ ba, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên dành thời gian mỗi ngày để đếm số lần thai máy. Hành động này thật sự rất quan trọng và cần thiết, bạn không nên chủ quan.

Vậy đếm số lần thai máy như thế nào? Có nhiều cách để đếm số lần thai máy, bạn nên hỏi cụ thể bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Trong tam cá nguyệt thứ ba, bạn nên chú ý nhiều hơn đến việc đếm số lần thai máy (Ảnh: Internet)

Dưới đây là một trong những cách đếm thai máy phổ biến, bạn có thể tham khảo thêm. 

  • Bước 1: Chọn 1 thời gian cố định hàng ngày để đếm số lần thai máy. Ưu tiên thời gian bé hay thức, khi đó bé sẽ hoạt động nhiều nhất. Lúc bé ngủ, bé ít hoạt động nên việc đếm số lần thai máy ít hiệu quả hơn. 

  • Bước 2: Chọn một tư thế ngồi hoặc nằm thoải mái để tránh bị phân tâm. 

  • Bước 3: Bắt đầu đếm số lần thai máy trong vòng 1 giờ. Thai nhi khỏe mạnh khi có ít nhất 4 đợt cử động trong vòng 1 giờ. Trong trường hợp thai có ít hơn 4 cử động mỗi giờ, bạn nên nằm nghỉ và tiếp tục đếm cử động thai trong 1 giờ tiếp theo. Nếu trong 2 GIỜ tiếp theo có ÍT HƠN 10 CỬ ĐỘNG THAI, bạn nên liên hệ với bác sĩ, đây có thể là một dấu hiệu bất thường. 

Một số lưu ý nhỏ cho bạn đếm cử động thai dễ dàng và chính xác hơn: 

  • Nên đi tiểu trước khi đếm số lần thai máy để bàng quang trống. 

  • Đặt tay lên bụng để cảm nhận rõ hơn những cử động của thai nhi. 

  • Tốt nhất nên đếm cử động thai sau khi ăn no. 

  • Nên đếm số lần thai máy trong 2 - 3 lần mỗi ngày, vào một thời gian cố định để thuận tiện so sánh. 

  • Thích bài viết

  • 30 người thích

Video liên quan

Chủ đề