Cách cài tự tắt máy tính win 10

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn 5 cách thực hiện hẹn giờ tắt máy tính tự động trong Win 10 nhanh và đơn giản không dùng phần mềm, cho các bạn tùy chọn phương pháp tắt máy phù hợp với ý mình.

5 cách tắt máy tính tự động trong Windows 10:

Cách 1: Thiết lập hẹn giờ tự động tắt máy tính trong Win 10 qua Run.

Mở Chạy Windows + R, gõ shutdown -s -t số và nhấn OK .

Mẹo : Số trong các lệnh chạy đại diện cho các giá trị của giây.

Ví dụ, nếu bạn muốn máy tính của bạn để tự động tắt trong 10 phút, các lệnh được nhập vào là shutdown -s -t 600.

Sau khi hoàn tất cài đặt này, hệ thống sẽ nhắc nhở bạn vè thời gian tự động tắt máy như trong bảng cửa ổ thông báo sau đây:

Cách 2: Cài đặt hẹn giờ tự động động tắt máy tính qua Command Prompt

Bước 1: Mở Command Prompt bằng cách Mở hộp thoại Run sử dụng phím tắt Windows + R , nhập cmd và bấm OK .

Bước 2: Gõ shutdown -s -t 1200 (tức là 20 phút máy tính tự động tắt) và nhấn Enter

Cách 3: Thiết lập hẹn giờ tự động tắt máy tính trong Windows PowerShell.

Mở Start nhập từ Windows PowerShell trong ô tìm kiếm, nhập shutdown -s -t 1800 (tức là 30 phút) và nhấn Enter .

Cách 4: Tắt máy tính tự động bằng Task Scheduler.

Bước 1 : Mở Task Scheduler .

Nhấn vào nút tìm kiếm trong thanh tác vụ và nhập Schedule tasks trong ô tìm kiếm

Bước 2 : Tập Create Basic Task bên phải.

Bước 3 : Trong Create Basic Task nhập Shutdown trong mục Name như hình dưới đây .

Bước 4 : Chọn thời gian bắt đầu từ ngày , tuần , tháng , năm , khi máy tính khởi động. Khi tôi đăng nhập vào và Khi một sự kiện cụ thể được đăng nhập , sau đó nhấn Next .

Bước 5 : Thiết lập thời gian hẹn giờ tắt máy tính và bấm Next .

Bước 6 : Chọn Bắt đầu một chương trình và bấm Next .

Bước 7 : Nhấp vào nút Browse, mở Disk C/Windows/System32 , chọn file exe có tên shut down và nhấn Open.

Bước 8 : Nhập -s như là đối số và bấm Next .

Bước 9 : Nhấp vào Finish để hoàn thành việc hẹn giơ tự động tắt máy tính trong Win 10

Video hướng dẫn 4 cách hẹn giờ tắt máy tính tự động trong Win 10 không dùng phần mềm

Cách 5: Sử dụng phần mềm mShutdown tắt máy tính tự động

Đây là một phần mềm tiếng việt có giao diện và cách sử dụng khá đơn giản.

Sau khi tải phần mềm mShutdown xong. Bạn chạy được file mShutdown.exe luôn mà không cần cài đặt.

  • Shutdown sau: Hẹn giờ tắt máy theo số phút bạn đặt.
  • Shutdown lúc: Hẹn giờ theo thời gian nhất định.

=> Cuối cùng nhấn Start để thực hiện.


Tìm hiểu thêm các Thủ thuật máy tính hay nhất!!!

Hẹn giờ tắt máy tính giúp bạn có thể lên lịch tắt máy tính Windows 10, Windows 7/8 ngay cả khi không ngồi trước máy. Những cách hẹn giờ tắt máy tính dưới đây khá dễ dàng để sử dụng trên Windows 7/8, Windows 10, thậm chí có thể áp dụng cả trên Windows XP và những phiên bản cũ hơn.

4 cách hẹn giờ tắt máy trong Windows

Với lệnh CMD đơn giản sau đây, bạn có thể lên lịch tắt máy tính sau một khoảng thời gian nhất định, hãy cùng theo dõi cách làm nhé.

Bước 1: Nhấn Windows + R để mở Run và nhập lệnh sau, trên Windows 8/8.1/7 bạn mở CMD và nhập lệnh này nhé:

shutdown -s -t 1800

Trong lệnh tắt máy tính trên:

  • shutdown: Tắt máy tính
  • -s: Viết tắt của shutdown
  • -t: Viết tắt của time
  • 1800: Số giây còn lại trước khi lệnh được thực hiện, bạn có thể thay đổi 1800 (1800 giây, tương đương 30 phút) thành bất cứ khoảng thời gian nào bạn muốn.

Một số lệnh hẹn giờ tắt máy tính đã được thiết lập sẵn thời gian, bạn có thể dùng luôn:

  • tắt máy sau 3 phút: shutdown -s -t 180
  • tắt máy sau 5 phút: shutdown -s -t 300
  • tắt máy sau 10 phút: shutdown -s -t 600
  • tắt máy sau 15 phút: shutdown -s -t 900
  • tắt máy sau 30 phút: shutdown -s -t 1800
  • tắt máy sau 1 tiếng: shutdown -s -t 3600
  • tắt máy sau 2 tiếng: shutdown -s -t 7200
  • tắt máy sau 3 tiếng: shutdown -s -t 10800
  • tắt máy sau 4 tiếng: shutdown -s -t 14400
  • tắt máy sau 5 tiếng: shutdown -s -t 18000


Nhập lệnh hẹn giờ tắt máy tinh trong cửa sổ Run

Bước 2: Sau khi nhập lệnh bạn sẽ nhận được một thông báo nhỏ ở góc bên phải màn hình, cho biết thời gian máy tính sẽ tắt.


Thông báo cho biết thời gian sẽ tắt máy tính

Nếu cần hủy lệnh hẹn giờ tắt máy tính vừa tạo, bạn chỉ cần nhấn Windows + R rồi nhập lệnh sau vào hoặc nhập lệnh vào thanh tìm kiếm trên Windows 10, Windows 7, Windows XP:

shutdown -a


Hủy lệnh hẹn giờ tắt máy tính

Khi đó sẽ có thông báo lệnh hẹn giờ tắt máy tính đã bị hủy bỏ như hình dưới đây:


Thông báo lệnh hẹn giờ tắt máy tính đã được hủy

2. Cách hẹn giờ tắt máy tính tự động bằng shortcut

Để tạo phím tắt Shutdown.exe, bạn làm theo cách sau:

Bước 1: Chuột phải lên desktop > New > Shortcut

Bước 2: Duyệt đến file Shutdown.exe thường có đường dẫn

C:\Windows\System32\Shutdown.exe > Next

Bước 3: Đặt tên cho shortcut > Finish

Bước 4: Chuột phải lên phím tắt vừa tạo chọn Properties

Bước 5: Trong ô Target nhập lệnh sau để tắt máy

  • -s: Tắt máy
  • -l: Log off
  • -r: Khởi động lại máy

Bước 6: Nhập -t xx vào sau lệnh trên để hẹn giờ tắt máy (xx là số giây chờ tắt máy)

Bước 7: Thêm -c "văn bản" vào sau lệnh trên để nói câu gì đó khi tắt máy

Các thao tác bằng hình sẽ hiện ra như dưới đây:


Bước 1: Chọn Shortcut trong menu hiện ra


Bước 2: Tìm đến file shutdown.exe


Bước 3: Nhấn Finish để hoàn tất


Bước 4-7: Nhập lệnh -s -t 1020 -c "Chào tạm biệt"
(tự động tắt máy sau 1020 giây và thông báo "Chào tạm biệt")


Thông báo của hệ thống khi nhấp đúp vào file shortcut để tắt máy tính

3. Hẹn giờ tắt máy bằng Windows Task Scheduler

Nếu kết hợp phím tắt Shutdown.exe vừa tạo với Windows Task Scheduler, bạn có thể hẹn giờ tắt máy tính, như vậy sẽ không còn phải lo quên tắt máy tính ở cơ quan vào cuối ngày. Điều này đặc biệt hữu ích với những nhân viên quản lý văn phòng đầy máy tính, nếu tắt máy theo cách bình thường sẽ mất rất nhiều thời gian.

Để thực hiện hẹn giờ tắt máy tính, bạn làm như sau: Vào Control Panel, mở Scheduled Tasks, sau đó kích đúp chuột vào Add Scheduled Task. Trong hộp thoại Scheduled Task Wizard, bấm Next, sau đó chọn nút Browse và tìm đến tệp: Windows\system32\shutdown.exe. Đặt một tên bạn muốn và chọn lựa chọn Daily. Chọn thời gian trong ngày bạn muốn máy tính tắt. Sau đó, sẽ có hộp thoại xuất hiện yêu cầu nhập tên người dùng (username) và mật khẩu; bạn có thể điền hoặc bỏ qua.

Trước khi nhấn nút Finish để kết thúc, bạn hãy đặt dấu kiểm ở ô Open advanced properties for this task when I click Finish. Cách này giúp bạn đặt thêm lựa chọn cho việc hẹn giờ tắt máy. Trong hộp thoại xuất hiện, ở ô Run, nối thêm –s vào dòng lệnh và các câu lệnh -t xx (xx là số giây chờ tắt máy) và -c "từ bạn muốn " (ví dụ như từ “Chào tạm biệt” theo như bài viết này) (nên biết là câu lệnh –t xx–c “từ bạn muốn” có thể bỏ qua).

Trước khi kích vào nút OK để đóng hộp thoại, nhấn trỏ chuột vào thẻ Settings và đặt dấu kiểm vào ô Only start the task if the computer has been idle for at least:, sau đó đặt thời gian bạn thấy hợp lý với mình.

Cách hẹn giờ tắt máy tính theo hướng dẫn trên dùng cho máy tính chạy Windows XP. Để thiết lập thời gian tắt máy tính trong Windows Vista, các bước thực hiện cũng tương tự. Thay vì mở Scheduled Tasks trong Control Panel, bạn có thể chọn Task Scheduler từ trình đơn Start, trong ô Run, gõ taskschd.msc. Sau đó, trong ô bên phải, nhấn chuột vào Create Task…

Trong hộp thoại xuất hiện, đặt tên bạn muốn trong thẻ General. Trong thẻ Triggers, tạo New trigger. Chọn On a schedule, và xác định thời gian, sau đó đặt dấu kiểm vào ô Enabled ở phía dưới. Từ thẻ Actions, chọn Start a program, tìm tới tệp: C:\Windows\system32\Shutdown.exe, và đặt câu lệnh giống như bạn làm với Windows XP (-s để tắt máy, -r để khởi động lại và –l để log off). Cuối cùng, trong thẻ Conditions, đặt dấu kiểm vào ô Start the task only if the computer is idle for:, và chọn một thời gian bạn thấy hợp lý với mình.

Nếu đang dùng Windows 10, bạn có thể tham khảo thêm các cách tắt máy tính khác tại: Hướng dẫn lên lịch tắt máy tính Windows 10.

4. Hẹn giờ tắt máy bằng phần mềm chuyên dụng

Nếu bạn không muốn tạo một số shortcut hẹn giờ tắt máy hoặc liên tục chỉnh sửa shortcut mình có để phù hợp với các khoảng thời gian khác nhau - hoặc nếu bạn chỉ muốn sử dụng giao diện đồ họa - thì tốt hơn hết bạn nên cài đặt một chương trình chuyên dụng, chẳng hạn như PC Sleep, Sleep Timer hoặc Windows Shutdown Assistant.

Các chương trình này sẽ cung cấp cho bạn các tùy chọn bổ sung, chẳng hạn như khả năng đăng xuất, ngủ đông, đặt thời gian tắt máy chính xác hoặc tắt máy sau một thời gian dài không hoạt động.

PC Sleep

PC Sleep

PC Sleep là một công cụ đơn giản cho phép bạn tắt máy tính của mình vào một thời điểm cụ thể hoặc trong một khung thời gian cụ thể. Cài đặt PC Sleep yêu cầu Dot Net Framework, nhưng quá trình này rất đơn giản.

PC Sleep cung cấp các tính năng thân thiện với mắt và chuột. Giao diện nhỏ được thiết kế để thực hiện công việc nhanh và hiệu quả nhất có thể theo hai bước cơ bản: Chọn hành động bạn muốn thực hiện và chọn thời điểm bạn muốn nó diễn ra.

Ngoài việc tắt máy tính, bạn có thể sử dụng PC Sleep để thực hiện các chức năng liên quan khác như khởi động lại hoặc đăng xuất. Một cửa sổ pop-up sẽ xuất hiện trước khi PC tắt, vì vậy bạn có thể tạm dừng hành động nếu vẫn đang làm việc.

Sleep Timer

Sleep Timer được thiết kế đặc biệt dành cho những người thích nghe nhạc trước khi chìm vào giấc ngủ. Người dùng cần quyết định xem họ muốn nghe nhạc trong bao lâu, trước khi thiết bị của họ chuyển sang chế độ ngủ đông hoặc tắt máy.

Sleep Timer cung cấp cho người dùng một chiếc đồng hồ mà họ có thể điều chỉnh để hiển thị số phút nhạc sẽ tiếp tục phát. Bộ đếm ngược thời gian giúp người dùng có thể xem nhanh số phút còn lại. Chương trình tương thích với một số lượng lớn thiết bị và hoạt động với nhiều phần mềm nghe nhạc khác nhau.

Windows Shutdown Assistant

Windows Shutdown Assistant

Windows Shutdown Assistant là một phần mềm cho phép bạn tự động tắt PC vào thời gian đã định. Bạn cũng có thể thiết lập để máy tắt trong các tình huống khác, như khi hệ thống không hoạt động, sử dụng CPU quá mức hoặc pin yếu.

Windows Shutdown Assistant cũng có thể hỗ trợ đăng xuất, khởi động lại và khóa máy tính, tất cả đều tự động. Do đó, bài viết khuyên bạn nên tải xuống phiên bản miễn phí của chương trình trước khi quyết định xem nó có xứng đáng với số tiền bạn phải bỏ ra hay không.

Video hướng dẫn hẹn giờ tắt máy tính tự động

Xem thêm

Video liên quan

Chủ đề