Cách cái thư viện cho Altium

[Hướng dẫn] Add thư viện trong Altium Designer

Có nhiều người mới học sử dụng altium có hỏi mình cách add thư viện, việc này thật đơn giản với những ai đã biết nhưng nó lại là khó với những người mới tiếp cận. Mình làm nhanh một tutorial nhỏ mong có thể giúp được mọi người. Ấn D B để hiện ra tab libraries:Click here to view the original image of 800x600px.

Ấn nút Libraries… Cửa sổ Available Libraries hiện ra ấn sang thẻ Installed rồi ấn installClick here to view the original image of 800x600px. Chọn đường dẫn đến thư viện nguyên lý có đuôi SchLib và thư viện chân linh kiện có đuôi PcbLib có thể phải ấn chọn all file để hiện ra.Click here to view the original image of 800x600px. Ấn ok là xong rồi đấy:Click here to view the original image of 800x600px.

Chao xìn các anh em điện tử, bài viết này mình sẽ share thư viện Altium mà mình hiện tại đang dùng. Nó cũng không quá pro, không đầy đủ hết tất cả những gì Altium có nhưng cũng góp phần tạo cho việc học Altium dễ dàng hơn phần nào.

Bài viết này là một phần trong Hướng dẫn Học Altium từ A tới Z các bạn nhấn vào link để đón đọc nhé

Về việc tạo mới thêm linh kiện các bạn có thể đón xem ở Bài 9: Hướng dẫn tạo thư viện Altium

Cách Download và cài đặt thư viện Altium

Mình đã share thư viện Altium trên trang Github cá nhân của mình.

Đầu tiên các bạn vào link Githup: Thư Viện Altium

Nhấn vào phần Code -> Download Zip

Sau khi download xong, coppy File đó vào ổ D hoặc E (các ổ lưu trữ dữ liệu), giải nén, chúng ta sẽ được các file

Mở File đuôi .LibPkg bằng Altium, Click chuột phải và chọn Complie Integrated Lib….

Sau đó thư viện sẽ được tự động cài vào máy, Với tên thư viện lớn là Altium_Lib_by_Khuenguyencreator và các thư viện nhỏ theo chủng loại linh kiện.

Các bạn có thể vào System->Messages để xem các lỗi hoặc cảnh báo hiện tại của thư viện đang dùng

Cách sử dụng thư viện Altium

Quy ước: Các linh kiện dán sẽ có từ khóa SMD, các linh kiện cắm sẽ có từ khóa DIP, hoặc trường hợp phân theo tên footprint thì sẽ không có

Connector: Chứa các linh kiện Đầu cuối, kết nối với bên ngoài hoặc các board với nhau

Từ khóa: Con + Số chân + Chủng loại

Ví Dụ: Con 2 EDG5.08 là Connector 2 chân loại EDG5.08

Cuộn cảm: Chứa linh kiện cuộn cảm các loại

Từ khóa: Cuon cam + trị số cảm kháng + kích thước (nếu có) + kiếu chân (SMD hoặc DIP)

Điện trở: chứa các loại điện trở, biến trở, triết áp

Từ khóa: Tro + kiểu chân + công xuất (nếu có) + trị số trở kháng + sai số

Diode: chứa các loại diode

Từ khóa: Diode + Tên loại diode

Header: Chứa các loại header

Từ khóa: Header + số chân + kiểu chân

IC: Chứa các loại IC và MCU hay sử dụng

Từ khóa: Tên IC + Kiểu chân (nếu có)

Jump: Chứa các loại jump

Từ khóa: JP + Số chân + Kiểu chân (đực thẳng, đực cong, cái thẳng, cái cong)

Led: Chứa các loại led cắm và dán

Từ khóa: Led + Chủng loại + màu sắc

Tụ điện: Chứa các loại tụ điện

Từ khóa: Tu + Chủng loại + điện dung + kích thước (nếu có)

TranFet: Chứa các loại transistor,mosfet, igbt….

Từ khóa: Kiểu linh kiện (Tran/Fet/IGBT…) + Tên linh kiện + Kiểu chân

Component: Chứa các linh kiện không theo chủng loại LCD,Jack Power, Antent,….

Từ khóa: Theo tên linh kiện cần sử dụng

Module: Các module như nguồn, Bluetooth, WIFI…..

Từ Khóa: Theo tên module cần dùng

Xem thêm: Tổng hợp bài học hướng dẫn Altium

Hướng dẫn tạo thư viện Altium là một thủ thuật mình giới thiệu trong Hướng Dẫn Học Altium từ A tới Z

Giả sử trong khi làm thiết kế PCB các bạn phải làm 1 con linh kiện mới bạn sẽ làm gì. 

  1. Cố gắng tìm kiếm trên mạng
  2. Tự tạo linh kiện đó theo datasheet

Đôi khi cách đầu tiên rất nhanh vì chỉ cần vài thao tác, các bạn có thể down đc đầy đủ thư viện của một linh kiện rồi. Nhưng: Bạn liệu có chắc rằng bản vẽ đó đúng, bạn sẽ học được gì nếu chỉ đi xin xỏ của người khác.

Tại sao mình  muốn các bạn tự tạo linh kiện vì:

  • Bạn sẽ học được các chuẩn đóng gói chân
  • Bạn sẽ không rơi vào thế bị động khi không tìm dc thư viện linh kiện đó trên mạng

Để cấu thành một linh kiện cần làm gì

Một linh kiện trong Altium được cấu thành từ 2 loại thư viện đó là schlib và pcblib

SCHLIB (schematic libraly): là nơi lưu giữ các kí hiệu của linh kiện đó, giúp người thiết kế hiểu được đó là linh kiện gì. Các hình vẽ linh kiện là biểu tượng không phải hình dạng thực tê.

Với mỗi linh kiện sẽ được biểu thị bằng hình vẽ và các chân. Các chân này sẽ được tham chiếu tới các chân vật lí của footprint đó.

Một linh kiện schlib cần các trường cơ bản sau:

  • Default Designator: Tên kí hiệu trong bản vẽ, thường là đặt theo 1 chữ cái + dấu chấm hoi “?” để Altium tự đánh số sau này
  • Comment: Chú thích cho linh kiện đó, thường sẽ là giá trị hoặc kiểu linh kiện
  • Symbol Reference: tên tham chiếu, chính là tên chúng ta lấy từ thư viện ra, tên này sẽ được viết tắt để phân loại và lấy ra dễ dàng
  • Parameter: Tham số của linh kiện, lưu tất cả các thuộc tính như giá cả, nhà cung cấp, mã hàng, tên đầy đủ ….
  • Model: Tên footprint linh kiện tham chiếu tới

PCBLIB (PCB Libraly): là nơi lưu giữ footprint (dạng đóng gói của linh kiện đó), đó là hình ảnh thực tế của linh kiện.

Một footprint đúng sẽ phải tuân theo thông số của datasheet, chúng ta có thể lưu chữ footprint của linh kiện theo tên linh kiện (giống SCHLib) hoặc theo kiểu đóng chân (Package). VD: SOP, TSOP. DIP, CHIP ….

Một linh kiện đạt tiêu chuẩn cần có: Kiểu đóng chân + Hình dạng thực tê 3D của nó

Sự liên kết giữa SCHLIB và PCBLib

Sự liên kết này đảm bảo việc khi vẽ mạch nguyên lý và update qua PCB các linh kiện phải giống nhau.

Nguyên tắc mình đặt ra ở đây là mỗi linh kiện trong nguyên lý (SCHLIB) chỉ được có 1 kiểu footprint (trường hợp ngoại lệ là 1 kiểu chân nhưng cách hàn khác nhau như tụ hóa đứng, nằm).

Thư viện Altium tích hợp Integrated Libraly

Thư viện thích hợp cho phép ghép nhiều thư viện SCHLIB và PCBLIB với nhau thành 1 thư viện duy nhất. Các ưu điểm của Intlib như sau:

  • Tìm lỗi một cách dễ dàng hơn.
  • Phân thư viện con khi phải tìm kiếm theo chủng loại
  • Dễ dàng chia sẻ với người khác
  • Thêm bớt linh kiện một cách dễ dàng

Để dễ dàng cho việc học tập của các bạn, mình sẽ share thư viện mình đang sử dụng tại đây: Thư viện Altium by Khuenguyencreator

Hướng dẫn cách sử dụng được mình viết tại đây: Share thư viện Altium

Tổng hợp các bài học Altium của mình: Tổng hợp Altium

OK. Tất cả chỉ có vậy, bạn hãy xem video để hiểu rõ hơn nhé. Thân

Chỉ là người đam mê điện tử và lập trình. Làm được gì thì viết cho anh em xem thôi. :D

Video liên quan

Chủ đề