Các cách de tiếp cận thị trường

Phải làm thế nào để tiếp cận khách hàng khi danh sách khách hàng tiềm năng của bạn đang dần cạn kiệt, trong khi đối thủ cạnh tranh luôn biết cách mở rộng thị phần? Dưới đây là 13 cách thức mà chúng tôi đưa ra giúp bạn cách tiếp cận khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên với mỗi trường hợp cụ thể, bạn sẽ tìm ra cách thích hợp cho riêng mình:

Hãy cân nhắc những ai sẽ mua sản phẩm của bạn? Nếu sản phẩm của bạn để bán cho dân văn phòng, hãy nghĩ xem các phòng ban nào nhiều khả năng sẽ mua sản phẩm của bạn nhất, và những ai trong số đó có thể sẵn sàng quyết định mua sản phẩm (hãy sử dụng cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp trong trường hợp bạn không biết ai phụ trách).

Các cách de tiếp cận thị trường

Một bản kế hoạch marketing chi tiết, đầy đủ sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi tiến độ công việc, cũng là một trong các cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp hiệu quả. (Ảnh: Smartsheet.com)

Sau đó, hãy tìm hiểu xem những người đó tìm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn như thế nào, bằng cách nào,… Tìm hiểu xem khách hàng mục tiêu của bạn muốn được tư vấn gì, muốn nghe gì, họ sẽ tìm đến đâu khi muốn mua một sản phẩm, dịch vụ…Và đừng quên ghi lại tất cả những thông tin hữu ích đó.

Báo chí là một kênh khá hiệu quả để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Nhưng đừng chỉ dừng lại ở việc cập nhật tin tức. Hãy biết cách tìm kiếm những chủ doanh nghiệp mới, những người dành giải thưởng và được tôn vinh,… Gửi cho họ những bức thư cá nhân, nội dung chúc mừng thành công, nói cho họ biết bạn rằng bài viết về họ mà bạn đọc được thực sự rất hữu ích. Tiếp đó, đừng quên kèm theo thông tin công ty của bạn kèm theo slogan và thông tin sản phẩm của bạn ở chữ ký… (Ví dụ: Cách tiếp cận khách hàng bảo hiểm nhân thọ lẽ là: Mr. Đức, Công ty bảo hiểm ABC, “Vì một tương lai an toàn và phát triển”…)  Những kênh được tin dùng nhất hiện nay và đa dạng với mọi lứa tuổi vẫn luôn là: Dân trí, Kenh14, cafef.vn, cafebiz.vn,..

Hội chợ, triển lãm, sự kiện, hay workshop luôn là kênh và cách tiếp cận khách hàng mới trong kinh doanh tiềm năng đầy hứa hẹn. Bạn biết được rằng chủ đề của những event này trùng hợp với nhóm khách hàng mục tiêu và bạn bắt tay vào hành động. Hãy liên hệ với ban tổ chức sự kiện, đó là cơ hội để bạn quảng bá sản phẩm của mình đến với khách hàng.

Các cách de tiếp cận thị trường

Hội chợ Container ở quận Tân Phú, TP.HCM – cơ hội để vận dụng những cách tiếp cận khách hàng hiệu quả (Ảnh: diadiemanuong.com)

Tìm kiếm trên báo chí, các kênh thông tin để biết được các sự kiện mà bạn nghĩ có thể khách hàng tiềm năng của bạn cũng đến đó, hãy hòa mình và tạo dấu ấn của mình tại buổi hội thảo. Làm nổi bật bản thân trước đám đông luôn là một cách tích cực để quen biết thêm nhiều người mới. Và biết đâu, đây lại là cách tiếp cận khách hàng cá nhân hiệu quả khiến chính khách hàng tiềm năng là người liên hệ với bạn trước.

Một bước tiếp theo của cách 4, khi bạn và những người trong sự kiện đã có liên hệ với nhau. Bạn nên khôn khéo để nhận ra xem đây có phải là thời điểm thích hợp để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình cho họ. Nếu họ nói họ chưa cần sản phẩm, dịch vụ của bạn bây giờ thì đừng vội cúp máy, hãy giữ liên lạc một cách tự nhiên nhất trong tương lai có thể họ sẽ là người sử dụng sản phẩm của bạn.

Trăm nghe không bằng một thấy, hãy cho khách hàng biết sản phẩm, dịch vụ của bạn tốt đến như thế nào. Nếu có thể, khách hàng mà bạn đang tiếp xúc sẽ giới thiệu đến những người bạn khác. Nếu bạn làm dịch vụ, tư vấn… hãy cung cấp thật nhiều thông tin hữu ích, đó là cách tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Facebook hiệu quả nhất. Đôi khi, sự hết lòng giúp đỡ và tư vấn miễn phí của bạn là sự khởi đầu cho những câu chuyện làm ăn tiếp theo.

Nếu là một người mới bước chân vào nghề, điều thuận tiện nhất mà bạn nên thử, đó chính là các mối quan hệ cá nhân. Bạn có thật nhiều bạn bè hay những người thân xung quanh, đừng ngại ngần trao đổi với họ về việc giới thiệu sản phẩm của công ty bạn đến những mối quan hệ khác của họ. Và đương nhiên, một chút hoa hồng sẽ làm mọi chuyện tốt đẹp hơn.

Các cách de tiếp cận thị trường

Networking không thể thiết trong các chiến lược tiếp cận khách hàng VIP (Ảnh: The Balance)

Hãy luôn để ý xung quanh rằng bạn không phải là người duy nhất đi tìm khách hàng mục tiêu. Để ý đến đối thủ cạnh tranh của bạn. Họ quảng cáo ở đâu? Họ quan hệ ở đâu? Họ sử dụng cách thức nào? Tìm hiểu xem, điều gì làm nên thành công của đối thủ có thể áp dụng được vào mô hình kinh doanh của bạn. Cùng nhìn nhận và tận dụng các cách tiếp cận khách hàng tiềm năng mà bạn tìm thấy ở đối thủ nhé. Cách này được đánh giá là tiết kiệm thời gian và có thể đoán ngay được kết quả.

Có thể việc chi tiền vào một quảng cáo lớn ngoài trời tại cao ốc sẽ không hiệu quả bằng việc bạn dán poster tại những địa điểm cụ thể như bến xe bus, cửa các cơ ban, thang máy, tờ rơi,… Hãy mở rộng địa điểm và chia nhỏ ngân sách nếu trước giờ bạn đang chi tiền vào một thứ gì đó khác quá lớn mà không hiệu quả.

Để tiết kiệm chi phí, hãy set up nội dung quảng cáo của bạn phù hợp với: vị trí địa lý bạn mong muốn – bạn sẽ không muốn quảng cáo ra toàn cầu trong khi sản phẩm chỉ mới phục vụ trong nước, thời gian quảng cáo – đừng mất tiền vào những giờ mà chẳng có ai lướt web…và luôn đánh giá những thay đổi khi set up quảng cáo online.

Không chỉ là Google Maps, hãy để lại ”dấu vết” của bạn ở khắp nơi bằng các ứng dụng về địa điểm. Bạn có thể tận dụng những app miễn phí như Foody, Lozi, Tripadvisor, Booking.com., Traveloka,…

Các cách de tiếp cận thị trường

Traveloka là ứng dụng di động giúp đặt vé máy bay, đặt tour cho dân “nghiền” du lịch – cách tiếp cận khách hàng online mới qua điện thoại

Hãy hỏi ý kiến của họ, có phải họ đang sử dụng sản phẩm nào khác phục vụ được nhu cầu của mình? Có phải họ quyết định họ không cần dùng sản phẩm của bạn? Hay họ chưa quyết định mua vào thời điểm đó? Có phải khách hàng của bạn gặp khó khăn khi đặt hàng trên website của bạn? Hãy sử dụng tất cả những kiến thức của bạn để tạo ra những thay đổi cần thiết và bộ máy kinh doanh của bạn sẽ từng bước lớn mạnh.

Ngày nay có rất nhiều phương pháp để tiếp cận người dùng, tuy nhiên nhược điểm của chúng là khó đo lường hiệu quả và không dự đoán được cụ thể lượng người dùng mình muốn tiếp cận. Nếu bạn đã quá nhàm chán với phương thức truyền thống, hãy tận dụng ngay các gói quảng cáo trực tuyến. Học cách ứng dụng công nghệ vào thương mại là cách tiếp cận khách hàng tiềm năng hứa hẹn phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

MarketingAI

Trong quá trình kinh doanh suốt 2 năm rồi, tôi nhận ra rằng nếu không có kế hoạch kinh doanh thì công ty của mình sẽ vật vã, khổ sở dù rằng chúng ta có thừa sự đam mê và nhiệt huyết. Tôi đúc kết ra được việc khảo sát thị trường là cực kỳ quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì nếu không hiểu về thị trường (khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối tác…) thì những kế hoạch, phương án kinh doanh, các giả định chúng ta xây dựng đều có thể sẽ không chính xác. Nghiên cứu thị trường còn có thể giúp doanh nghiệp nắm giữ lợi thế lớn hơn trước khi chính thức tung sản phẩm ra thị trường.

Nghiên cứu thị trường là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng, nếu công tác nghiên cứu thị trường được làm tốt, nó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp người làm marketing đưa ra một chiến lược phù hợp và do đó mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu công tác nghiên cứu thị trường thu thập về những thông tin không chính xác, không phản ảnh đúng tình hình thực tế thị trường, và do không dựa trên cơ sở thông tin vững chắc nên quyết định được đưa ra sẽ không sát với thực tế, dẫn đến hoạt động marketing sẽ không hiệu quả, lãng phí nhân vật lực.

Các cách de tiếp cận thị trường

Nhưng làm sao các công ty khởi nghiệp với nguồn lực và số vốn ít ỏi có thể làm khảo sát thị trường nhằm hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch kinh doanh?

Tôi xin chia sẻ lại vài kinh nghiệm cho những bạn trẻ nào muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mà tôi đã có 2 năm trải nghiệm. Có vài việc đơn giản mà chúng ta có thể làm với chi phí rất ít nhưng vẫn có thể đạt được mục tiêu mong muốn:

Bước 1: Thu thập dữ liệu ban đầu

Chúng ta có thể tiến hành lấy mẫu dữ liệu thông qua các kênh sau: – Nguồn cơ sở dữ liệu miễn phí của Tổng cục Thống kê hay của các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp của Tỉnh. Ngoài ra, Google sẽ cho bạn tiếp cận với các báo cáo định kỳ công bố miễn phí bởi các công ty nghiên cứu thị trường (Euromonitor, Nielsen, v.v..). Những dữ liệu ban đầu này có thể chưa thực sự chính xác nhưng cũng đã giúp bạn có ý niệm đầu tiên về địa bàn hoạt động và những khách hàng tiềm năng sinh sống, làm việc trên địa bàn đó. – Hỏi thêm gia đình, bạn bè, cư dân địa phương bằng các công cụ online như Facebook, Email hay Monkeysurvey… hay lướt qua các trang thương mại điện tử, các sàn giao dịch online… – Đi thực địa tại các chợ đầu mối, siêu thị, hội thảo khuyến nông, các sàn giao dịch online – Hỏi thêm ý kiến của các cố vấn có nhiều kinh nghiệm trong ngành.

Việc này giúp chúng ta nắm bắt được thông tin về các đối thủ cạnh tranh, cách họ đang chào giá (pricing), cách phục vụ (customer service), thậm chí cách tiếp thị (marketing) và đặc biệt là thói quen tiêu dùng cũng như nhu cầu của khách hàng trên địa bàn.

Các cách de tiếp cận thị trường

Bước 2: Phân tích dữ liệu để thu hẹp vấn đề

Khi đã có dữ liệu ban đầu, chúng ta sẽ có thể phân tích chi phí/lợi nhuận và thu hẹp vấn đề hơn để tìm ra các thị trường ngách tiềm năng. Những phân tích này sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi liệu ý tưởng kinh doanh đang dự tính có khả thi và có thể giúp tiếp cận khách hàng, “định vị” sản phẩm ra sao trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. Việc xác định phân khúc khách hàng phù hợp và cách thức tiếp thị nhắm tới phân khúc này dựa trên các nguồn lực hỗ trợ là rất quan trọng. Các công ty khởi nghiệp có thể nhận các sinh viên thực tập, tìm thêm các mảnh ghép từ các nhà đầu tư thiên thần, tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại của các vườn ươm, các hội chợ của các doanh nghiệp.

Việc tạo một fanpage giới thiệu sản phẩm trên facebook, zalo, instagram và đặt sản phẩm trên kệ tại các vườn ươm doanh nghiệp có thể là một ý không tệ chút nào. Các trung tâm khuyến nông hay thậm chí các siêu thị trong nước cũng đang có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Các cách de tiếp cận thị trường

Bước 3: Tuyên bố giá trị của sản phẩm

“Tuyên bố giá trị” (hay Value Proposition) là lời hứa, cam kết về lợi ích (giá trị) mà một sản phẩm, một thương hiệu sẽ cung cấp đến khách hàng. Đây cũng chính là niềm tin của khách hàng về những giá trị họ sẽ nhận được khi bỏ tiền tiêu dùng sản phẩm, thương hiệu đó.
Để làm được điều này, chúng ta cần phải xác định được USP (unique selling point), chính là giá trị khác biệt mà sản phẩm/dịch vụ của bạn tạo ra cho khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. USP chính là điểm quyết định phần lớn thành bại của một doanh nghiệp.

Các cách de tiếp cận thị trường
Khi đã xác định được USP, chúng ta còn cần phải truyền đạt cho bằng được giá trị khác biệt này đến với khách hàng. Đó chính là lý do tại sao việc hiểu rõ về khách hàng là điều kiện tiên quyết để chúng ta có thể thiết kế được một “Value proposition” tốt. Để hiểu được ngôn ngữ của khách hàng, chúng ta không thể ngồi đoán mò mà phải phỏng vấn, đối thoại trực tiếp với khách hàng để học từ họ. Theo các tài liệu, một “value proposition” tốt cần “tuyên bố” được rõ ràng về 3 nội dung: – Relevancy: Phù hợp với nhu cầu, giải quyết được vấn đề của khách hàng – Quantified value: cung cấp được những lợi ích lượng hóa được – Unique differentiation: có tính thuyết phục về tại sao nên mua của bạn mà không phải của đối thủ cạnh tranh. Hiểu biết về nhu cầu, mong muốn của khách hàng và những gì mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang cung cấp cho các khách hàng tiềm năng sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong bước này.

Và các bước nêu trên sẽ được lặp đi lặp lại liên tục theo sự thay đổi của thị trường cho đến khi chúng ta nhận ra những “insight” tiềm ẩn khác hay phát triển thêm các “Unique selling point” mới tùy vào từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Nguồn: GR Phát Triển Doanh Nghiệp Việt