Các bài tập bồi dưỡng HSG Hóa 8

Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập tốt trong kỳ thi học sinh giỏi sắp tới, Download.vn xin giới thiệu Tuyển tập 20 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa lớp 8 được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác nhất.

20 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa lớp 8 tổng hợp kiến thức và một số bài tập áp dụng của các chuyên đề hóa học dành cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi như các phương pháp định luật bảo toàn nguyên tố và khối lượng, các bài toán vận dụng số mol....Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

CHUYÊN ĐỀ 1: DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI.

Ý nghĩa:

Chú ý:

Các kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dd Kiềm và giải phóng khí Hidro.

Trừ Au và Pt, các kim loại khác đều có thể tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc nhưng không giải phóng Hidro.

1. PHƯƠNG PHÁP ĐẠI SỐ

Trong các phương pháp giải các bài toán Hoá học phương pháp đại số cũng thường được sử dụng. Phương pháp này có ưu điểm tiết kiệm được thời gian, khi giải các bài toán tổng hợp, tương đối khó giải bằng các phương pháp khác. Phương pháp đại số được dùng để giải các bài toán Hoá học sau:

a. Giải bài toán lập CTHH bằng phương pháp đại số.

Thí dụ: Đốt cháy một hỗn hợp 300ml hiđrocacbon và amoniac trong oxi có dư. Sau khi cháy hoàn toàn, thể tích khí thu được là 1250ml. Sau khi làm ngưng tụ hơi nước, thể tích giảm còn 550ml. Sau khi cho tác dụng với dung dịch kiềm còn 250ml trong đó có 100ml nitơ. Thể tích của tất cả các khí đo trong điều kiện như nhau. Lập công thức của hiđrocacbon

Bài giải

Khi đốt cháy hỗn hợp hiđrocacbon và amoniac trong oxi phản ứng xảy ra theo phương trình sau:

4NH3 + 3O2 -> 2N2 + 6H2O (1)

CxHy + (x + y/4) O2 -> xCO2 + y/2 H2O (2)

Theo dữ kiện bài toán, sau khi đốt cháy amoniac thì tạo thành 100ml nitơ. Theo PTHH (1) sau khi đốt cháy hoàn toàn amoniac ta thu được thể tích nitơ nhỏ hơn 2 lần thể tích amoniac trong hỗn hợp ban đầu, vậy thể tích amonac khi chưa có phản ứng là 100. 2 = 200ml. Do đó thể tích hiđro cácbon khi chưa có phản ứng là 300 - 200 = 100ml. Sau khi đốt cháy hỗn hợp tạo thành (550 - 250) = 300ml, cacbonnic và (1250 - 550 - 300) = 400ml hơi nước.

Từ đó ta có sơ đồ phản ứng:

CxHy + (x + y/4) O2 -> xCO2 + y/2 H2O

100ml 300ml 400ml

Theo định luật Avogađro, có thể thay thế tỉ lệ thể tích các chất khí tham gia và tạo thành trong phản ứng bằng tỉ lệ số phân tử hay số mol của chúng.

CxHy + 5O2 -> 3CO2 + 4 H2O

=> x = 3; y = 8

Vậy CTHH của hydrocacbon là C3H8

b. Giải bài toán tìm thành phần của hỗn hợp bằng phương pháp đại số.

Thí dụ: Hoà tan trong nước 0,325g một hỗn hợp gồm 2 muối Natriclorua và Kaliclorua. Thêm vào dung dịch này một dung dịch bạc Nitrat lấy dư - Kết tủa bạc clorua thu được có khối lượng là 0,717g. Tính thành phần phần trăm của mỗi chất trong hỗn hợp.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cập nhật: 27/08/2020

Hóa học 8 – Bài tập nâng cao theo chuyên đề bồi dưỡng HSG

...................................................................................................................................................

Bồi dưỡng HSG hóa 8 – chuyên đề 3

CHUYÊN ĐỀ: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

DẠNG 1: BÀI TOÁN TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG HẾT

VD: Cho 5,4 g Al tác dụng vừa đủ với V lít khí Cl ở đktc. Tìm V. Tìm khối lượng sản phẩm

Giải

Cách 1: Ta có nAl = eq \f(mAl, MAl) = 5,4 / 27 = 0,2 (mol)

PTHH : 2Al + 3Cl2 ----------> 2AlCl3

Từ PTHH  2 mol + 3 mol ----------> 2 mol

Từ đề bài 0,2 mol + 0,3 mol ----------> 0,2 mol

VCl2 = 0,3 x 22,4 = 6,72 (l)

msản phẩm = 0,2 x 133,5 = 26,7 (g)

Cách 2: Ta có nAl = eq \f(mAl, MAl) = 5,4 / 27 = 0,2 (mol)

PTHH : 2Al + 3Cl2 ----------> 2AlCl3

Theo phương trình ta có: nCl2 = eq \f(3,2) x nAl = eq \f(3,2) x 0,2 = 0,3 (mol)

Từ đó  thể tích của Cl2, tương tự thì nsản phẩm = eq \f(2,2) x nAl = 0,2 mol

Từ đó  khối lượng chất sản phẩm tạo thành

Lưu ý: Tính theo phương trình hóa học chỉ liên quan đến đại lượng mol

Tính theo phương trình hóa học là dựa vào tỉ lệ số mol các chất trên phương trình để tính ra khối lượng.

Bài tập

Bài 1: Cho 11,2 g sắt tác dụng vừa đủ với HCl. Sau phản ứng thu được V lít khí Hiđro ở đktc.

Tìm V

Tìm khối lượng của FeCl2 tạo ra sau phản ứng

Tìm khối lượng của HCl

Bài 2: Cho 32 g CuO tác dụng vừa đủ với H2SO4.

Tìm khối lượng của H2SO4

Tìm khối lượng của CuSO4 tạo ra sau phản ứng

Bài 3: Cho 48g Fe2O3 tác dụng vừa đủ với HCl.

Tìm khối lượng HCl

Tìm khối lượng FeCl3 tạo thành sau phản ứng

Bài 4: Cho 16 g NaOH tác dụng vừa đủ với H2SO4.

Tìm khối lượng H2SO4

Tìm khối lượng của Na2SO4 tạo thành sau phản ứng

Bài 5: Cho 10 g CaCO3 vào một bình kín rồi đun nóng tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được CaO và CO2.

Tìm thể tích khí CO2 ở đktc

Tính khối lượng CaO tạo thành sau phản ứng

Bài 6: Cho 78 g Al(OH)3 tác dụng vừa đủ với H2SO4.

Tính khối lượng H2SO4

Tính khối lượng của Al2(SO4)3 tạo thành sau phản ứng

Bài 7: Cho 22,2 g CaCl2, tác dụng vừa đủ với AgNO3.

Tính khối lượng AgNO3

Tính khối lượng các chất còn lại trong phản ứng

Bài 8: Cho 10,6 g Na2CO3 tác dụng vừa đủ với CaCl2. Tính khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng

Bài 9: Cho 11,2 g sắt tác dụng vừa đủ với HCl. Toàn bộ lượng Hiđro sinh ra cho tác dụng vừa đủ với m (g) CuO.

Tìm m

Tìm khối lượng FeCl2

Bài 10: Đốt cháy 16,8 g Fe trong khí Oxi vừa đủ thì thu được Fe2O3. Cho toàn bộ lượng Fe2O3 tạo thành sau phản ứng này tác dụng với m (g) H2SO4.

Tìm thể tích khí Oxi để đốt cháy lượng sắt trên

Tìm m

Bài 11: Cho 48 g Fe2O3 tác dụng vừa đủ với HCl.

Tìm khối lượng của FeCl3 tạo thành

Tìm khối lượng của HCl

Bài 12: Cho 24 g oxi tác dụng với H2SO4 có trong dung dịch loãng.

Tìm thể tích khí Hiđro sinh ra (ở đktc)

Tìm khối lượng của H2SO4

Tìm khối lượng của CaSO4 tạo thành sau phản ứng

Bài 13: Cho 32 g Oxi tác dụng vừa đủ với Magie.

Tìm khối lượng của Mg trong phản ứng.

Tìm khối lượng của Magie oxit tạo thành

Bài 14: Để điều chế 55,5 g CaCl2 người ta cho Ca tác dụng với HCl

Tìm khối lượng của Ca và HCl trong phản ứng

Tìm thể tích khí Hiđro sinh ra (ở đktc)

Bài 15: Tính thể tích khí Oxi và Hiđro ở đktc để điều chế 900g nước

Bài 16: Để điều chế 1 tấn KNO3 người ta cho KOH tác dụng với HNO3. Tính khối lượng của KOH và HNO3 cần dùng đề điều chế

Bài 17: Một loại thép có chứa 98% là sắt được điều chế bằng cách cho Fe2O3 tác dụng với H2. Tính khối lượng của Fe2O3 và thể tích khí Hiđro cần để điều chế 10 tấn thép loại trên

Bài 18: CaCO3 được dùng để sản xuất CaO. Tính khối lượng CaCO3 cần dùng để điều chế 5,6 tấn CaO

Bài 19: Đốt cháy 12 tấn Cacbon cần bao nhiêu m3 không khí. Biết rằng khí Oxi chiếm eq \f(1,5) V không khí

Bài 20***: Cây xanh quang hợp theo phương trình:

6nCO2 + 5nH2O ---------> (C6H10O5)n + 6nO2 (Phương trình đã được cân bằng) .

Tính khối lượng tinh bột thu được nếu bết lượng nước tiêu thụ là 5 tấn

-------------------------------------Hết phần đề dạng 1-----------------------------------

Gợi ý cách giải các bài tập từ 16 đến 20:

Các bài tập 16, 17, 18, 19 giải bằng cách thu về đơn vị nhỏ.

VD : Giải bài tập 16:

Xét điều chế 1 g KNO3.

nKNO3 = eq \f(mKNO3, MKNO3) = eq \f(1,101) = 0,01(mol)

PTHH: KOH + HNO3 -------> KNO3 + H2O

Theo phương trình hóa học  nKOH = eq \f(1,1) x nKNO3 = 0,01 (mol)

mKOH = nKOH x MKOH = 0,01 x 56 = 0,56 (g)

nHNO3 = 1. nKNO3 = 0,01 (mol)

mHNO3 = nHNO3 x MHNO3 = 0,01 x 63 = 0,63 (g)

Vậy, để điều chế 1 tấn KNO3 thì cần 0,56 tấn KOH và 0,63 tấn HNO3.

Cách giải bài tập 20:

Xét khối lượng nước tiêu thụ là 5g

nH2O = eq \f(mH2O, MH2O) = eq \f(5,18) (mol)

PTHH: 6nCO2 + 5nH2O ---------> (C6H10O5)n + 6nO2

Theo phương trình ta có: nC6H10O = eq \f(1,5) x nH2O = eq \f(1,18) (mol)

mC6H10O5 = eq \f(1,18) x 162 = 9 (g)

5 tấn nước tiêu thụ sẽ được 9 tấn tinh bột

-----------------------------Hết phần gợi ý, đáp án dạng 1------------------------------

DẠNG 2: BÀI TOÁN CHẤT CÒN DƯ, CHẤT HẾT

Định nghĩa

Là bài toán về phương trình hóa học mà đề bài cho 2 dữ kiện

Giả sử có phản ứng hóa học: aA + bB ------- > cC + dD. Cho nA và nB

eq \f(nA, a) = eq \f(nB, b) => A và B là 2 chất phản ứng hết (vừa đủ)

eq \f(nA, a) > eq \f(nB, b) => Sau phản ứng thì A còn dư và B đã phản ứng hết

eq \f(nA, a) < eq \f(nB, b) => Sau phản ứng thì A phản ứng hết và B còn dư

Lưu ý: Tính theo phương trình hóa học thì phải tính theo chất hết

Bài tập

Bài 1: Cho 32,8 g Na3PO4 tác dụng với 51 g AgNO3. Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng

Bài 2: Cho 3,2 g S tác dụng với 11,2 g Fe. Hỏi sau phản ứng hóa học trên tạo thành bao nhiêu g FeS? Tính khối lượng chất còn dư.

Bài 3: Cho 11,2 g CaO tác dụng với dung dịch có chứa 39,2 g H2SO4. Tính khối lượng các chất còn lại trong phản ứng hóa học trên (không tính khối lượng nước)

Bài 4: Đốt cháy 6,4 g lưu huỳnh bằng 11,2 lít khí O2 (đktc) thu được sản phẩm là SO2. Tính thể tích của các khí thu được sau phản ứng hóa học trên ở đktc

Bài 5: Đốt cháy 4,8 g cacbon bằng 6,72 lít khí oxi thu được sản phẩm sau phản ứng là CO2. Tìm khối lượng chaatss còn dư và thể tích khí CO2 thu được

Bài 6: Cho 20,8 g BaCl2 tác dụng với dung dịch chứa 9,8 g H2SO4. Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng.

Bài 7: Cho 20 g CuO tác dụng với dung dịch chứa 18,25 g HCl. Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng.

Bài 8: Cho V lít khí Oxi ở đktc tác dụng với 16,8 g sắt. Sau phản ứng thu được 16 g sắt (III) oxit.

Chứng minh rằng: Oxi phản ứng hết, sắt còn dư

Tính V và khối lượng sắt còn dư

Bài 9: Cho 24,8 g Na2O tác dụng với dung dịch chứa 50,4 g HNO3. Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng.

Bài 10: Cho 20 g MgO tác dụng với 19,6 g H3PO4. Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng.

Bài 11: Cho 4,8 g Magie tác dụng với HCl thì thu được 2,24 lít khí Hiđro ở đktc

Chứng minh rằng Mg dư còn HCl hết

Tìm khối lượng của Mg dư và MgCl2 tạo thành sau phản ứng

Bài 12: Cho 10, 8 lít khí Cl ở đktc tác dụng với m (g) Cu. Sau phản ứng thu được 63,9 g chất rắn.

Chất nào phản ứng hết? Chất nào còn dư?

Tính m và phần trăm khối lượng các chất sau phản ứng

Bài 13: Đốt cháy 16 g lưu huỳnh thì thu được 8,96 lít khí

Chứng minh rằng: Lưu huỳnh dư

Tính thể tích oxi tham gia vào phản ứng

Bài 14: Cho 22,2 g CaCl2 tác dụng với 31,8 g Na2CO3. Tính khối lượng các chất sau khi phản ứng.

Bài 15: Cho 5,4 g nhôm tác dụng hết với HCl. Hỗn hợp thu được say phản ứng hòa tan được tiếp với m’ g Mg và thu được 2,24 lít khí H2 ở đktc. Tìm m và m’

Bài 16: Cho 8 g NaOH tác dụng với m (g) H2SO4. Sau phản ứng lượng axit còn dư tác dụng vừa đủ với 11,2 g sắt.

Tính m

Tính thể tích khí Hiđro sinh ra ở đktc

Bài 17: Cho 32 g Cu tác dụng với V lít khí Oxi. Sau phản ứng thì oxi còn dư. Lượng oxi còn dư này tác dụng vừa đủ với 11,2 g sắt. Tính V

Bài 18: Đốt cháy hoàn toàn 16 g canxi. Cho chất rắn sau phản ứng tác dụng với 18,25 g axit HCl. Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng.

Bài 19: Cho 22,4 g sắt tác dụng vừa đủ với V lít khí Cl. Chất rắn sau phản ứng tác dụng tiếp với 255 g AgNO3. Tính V và khối lượng các chất thu được

Bài 20: Cho m (g) CaCO3 tác dụng với dung dịch chứa 36,5 g axit HCl. Lượng axit dư phản ứng vừa đủ với 10 g MgO. Tính m

---------------------------------Hết phần đề bài dạng 2----------------------------------

Gợi ý giải dạng bài tập bài 11:

Giả sử Mg phản ứng còn dư => Chứng minh được Mg phản ứng hết => Tính theo phương trình