Ca sĩ phạm anh dung là ai?

Vào khoảng năm 1973, khi còn là sinh viên quân y, chúng tôi ở nội trú trong trường Quân Y tại Sài Gòn.

Quân Y Viện Trần Ngọc Minh ở ngay bên cạnh trường Quân Y, chỉ cách một hàng rào. Một đêm khuya vắng, không biết sao không ngủ được, tôi đi bộ quanh sân trường. Trời tối đen và im lặng, tôi chợt nghe thấy tiếng người vọng sang từ bên kia hàng rào của quân y viện.

Tôi nghĩ có thể  là tiếng của thương bệnh binh bị đau vì bị thương hay bệnh tật. Nhưng tiếng người này nghe rất lạ, nửa như tiếng khóc, nửa như tiếng hát. Tôi lạnh người, không dám nghe nữa và trở về phòng ngủ ngay.

Sau đó, thỉnh thoảng tôi nhớ lại cái cảm giác nghe một tiếng hát trong đêm khuya vắng. Vì ám ảnh bởi cảm xúc mạnh đó, khoảng 20 năm sau, bài hát Tiếng Hát Liêu Trai ra đời.

Năm 1993, khi ra mắt CD Đưa Người Về Phương Đông, tôi có hát bài Tiếng Hát Liêu Trai do Vũ Tuấn Đức đệm dương cầm:

Lúc đó tôi viết nhưng chưa có thấy hài lòng vì không thấy nhạc có gì đặc biệt lắm.
Tôi chưa bao giờ phổ biến bản nhạc nữa, chưa bao giờ nhờ ai hát và cứ định một ngày nào đó sẽ viết lại.

Gần đây, về hưu nên có thì giờ, tôi tìm lại những bản nhạc đang viết dở để viết lại và chợt tìm thấy bản Tiếng Hát Liêu Trai.

Tháng 10 năm 2019, tôi đem bản nhạc ra viết lại theo thể điệu blues. Mời bạn nghe tiếng hát Bảo Yến:

Phạm Anh Dũng

Ca sĩ phạm anh dung là ai?
(bìa trước)

PHẬT GIÁO VIỆT NAM
từ Khởi Thủy đến Tiền Bán Thế Kỷ Thứ 20
lược sử, chùa chiền và văn thơ

Product details

  • Publisher ‏ : ‎ Y Linh Publishing (November 15, 2021)
  • Language ‏ : ‎ Vietnamese
  • Hardcover ‏ : ‎ 560 pages
  • ISBN-10 ‏ : ‎ 0974613568
  • ISBN-13 ‏ : ‎ 978-0974613567
  • Item Weight ‏ : ‎ 3.35 pounds
  • Dimensions ‏ : ‎ 7 x 1.69 x 10 inches

PHẬT GIÁO VIỆT NAM @ amazon.com :
https://www.amazon.com/Ph%E1%BA%ADt-gi%C3%A1o-Vi%E1%BB%87t-Nam-kh%E1%BB%9Fi-thu%E1%BB%B7-Vietnamese/dp/0974613568/ref=sr_1_1?qid=1649429283&refinements=p_27%3AQuy+Linh+Thi+Ngo&s=books&sr=1-1

LIÊN LẠC: www.ylinhpublishing.weebly.com

Ca sĩ phạm anh dung là ai?
(bìa sau)

LỜI MỞ ĐẦU

Phật-giáo đã đến nước Việt từ hai nghìn năm trước và là một phần trong lịch sử nước Việt. Quyển sách này xin được viết cho những người cùng quan tâm đến lịch sử nước Việt biết thêm về một khía cạnh tín ngưỡng, văn học và mỹ thuật trong đời sống người Việt theo dòng lịch sử.

Thoạt tiên, đạo Phật đã đến với người Việt như một tín ngưỡng, tin  tưởng Phật có phép thần thông: Tứ-Pháp (là Pháp-vân, Pháp-vũ, Pháp-lôi, Pháp-điện), để phù trợ nhà nông trong việc cấy cày, làm ruộng, trồng lúa gạo, làm ra thức ăn nuôi sống người dân. Dần dà, đạo Phật đã trở nên một đạo sống, một nhân sinh quan của người Việt trong đời sống hằng ngày:

Tu nhân tích đức

Ăn hiền ở lành

Tích thiện phùng thiện, tích ác phùng ác

Dẫu xây chín cấp phù-đồ,

Không bằng làm phúc cứu cho một người.

Khuyên ai ăn ở cho lành,

Kiếp này chưa gặp để dành kiếp sau.

Những câu tục ngữ ca dao này biểu hiện cho luật nhân quả trong đạo Phật, nhắc nhở chúng ta rằng những việc làm thiện hay ác ở các kiếp trước và ở đời này là nhân cho các điều tốt hay xấu của kiếp sau.

Những truyện cổ tích Việt như Sự tích con muỗi nói lên cái vòng luân hồi đi từ kiếp này sang kiếp khác tùy theo cách ăn ở trên đời của mình, Cái cân thủy ngân nhắc nhở việc tu nhân tích đức, và nhiều truyện cổ tích khác đã nói lên nhân sinh quan làm lành lánh ác theo đạo lý nhân quả nhà Phật.

Tư tưởng về nghiệp quả, nhân duyên của đạo Phật được Nguyễn Du đem vào tác phẩm nổi tiếng Đoạn-trường tân-thanh (Truyện Kim Vân Kiều). Nàng Kiều trải qua mười lăm năm đoạn trường, trả hết nghiệp của mình mới được tái hợp về với gia đình. Kết thúc truyện, Nguyễn Du viết rằng:

“Đã mang lấy nghiệp vào thân,

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.

Thiện căn ở tại lòng ta,

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.”

Đạo lý Phật-giáo đã thấm nhuần sâu xa vào trong tâm hồn người Việt, trong mọi lãnh vực văn học, nghệ thuật, triết lý, nhân sinh. Mục đích khiêm nhường của tập sách này là ghi chép lại một số ảnh hưởng của đạo Phật trong xã hội Việt-Nam từ khi du nhập đến giữa thế kỷ thứ 20. Qua lịch sử, mỹ thuật và văn chương, chúng ta sẽ thấy cách dân tộc Việt quan niệm về các “vẻ mầu nhiệm” của đạo Phật. Sự biểu hiện của đạo Phật qua từng giai đoạn lịch sử cho thấy sự áp dụng thực tế của đạo Phật trong xã hội.

Vì giới hạn của tập sách, mong độc giả thông cảm cho tác giả chỉ có thể viết về “lược-sử” chứ không viết đến “lịch-sử” của đạo Phật ở Việt-Nam, chỉ tả sơ lược một số chùa chiền qua các thời đại và ghi lại một phần rất khiêm tốn trong văn thơ cửa thiền.

Về phần kiến trúc của các chùa, quyển Mỹ-thuật Cổ-truyền Việt-Nam của GS. Nguyễn-Khắc-Ngữ (Tủ-Sách Nghiên-Cứu Sử-Địa) đã thu thập rất nhiều dữ kiện. Trong thời gian đầu thập niên 1980, quyển sách này đã được GS. Ngữ cho đóng bằng tay từng cuốn một để bán cho những người thích nghiên cứu sử Việt. Lúc bấy giờ, người tỵ nạn Việt-Nam hãy còn ở rải rác khắp nơi, ai nấy vừa trải qua cơn mộng dữ và những tháng ngày hãi hùng của năm 1975, nhiều người còn đang lênh đênh trên biển Đông, người thì đang sống vất vưởng trong các trại tỵ nạn, cộng đồng Việt-Nam tại hải ngoại chưa thành hình. Hầu hết đều lo âu cho một tương lai bất định. Sách mới phát hành không có mấy người chú ý đến. Mặc dù sách không in bìa cứng hình màu như sách hiện nay, chúng tôi vẫn mua quyển sách Mỹ-thuật Cổ-truyền Việt-Nam lúc ấy để ủng hộ cho tấm lòng nhiệt thành của Giáo-sư đối với môn sử học và mỹ thuật Việt-Nam.

Các tác phẩm tìm hiểu về đất nước của tác giả Huỳnh-Minh đã cho tôi hiểu biết thêm những công nghiệp của tiền nhân trong các tỉnh miền Nam Việt-Nam cả 200 năm trước khi người Pháp đến. Cảm động thay khi tôi đọc lời “Trần Tình” của ông trong cuốn Gia-Định Xưa và Nay, mà cũng là tâm tình của tôi, một người hậu học.

“Từ lâu tôi vẫn theo đuổi với một hoài bão là phụng sự văn hóa dân-tộc. Đóng góp những gì cho quê hương, đó là con đường mà chúng tôi đã vạch.

Mỗi người ai ai cũng có lý tưởng riêng của mình, người thích cái này, người thích cái kia, ai thích cái gì thì làm theo cái nấy, miễn đừng phản bội lại quê hương dân-tộc là đủ.

Sở dĩ chúng tôi thích làm văn hóa, viết sách sưu khảo, tìm hiểu non sông gấm vóc, [là để] ghi lại các sự kiện lịch sử từng địa phương, làm sống lại công nghiệp của tiền nhân có những trang sử oai hùng làm vẻ vang cho dân-tộc.

Đem hết lương tâm để phụng sự với bao năm tháng trên bước đường dài, từ bao lâu nay vẫn âm thầm làm theo lý tưởng của mình, không nhờ sự tài trợ của một cơ quan văn hóa nào cả, chúng tôi cam chịu mọi sự bạc đãi phũ phàng, mà cứ lặng lẽ tiến hành trên đường đã vạch. Bao nhiêu tác phẩm là bấy nhiêu tâm huyết. Bao nhiêu chữ là bấy nhiêu tình. Tâm-huyết nhiệt thành phục vụ văn hóa, Đạo nghĩa, Tình nồng nàn yêu mến quê hương, chủng tộc.”

Gia-Định Xưa và Nay, Huỳnh-Minh

Để tìm hiểu ảnh hưởng của đạo Phật trong xã hội Việt-Nam vào thời vua Lê chúa Trịnh, một trong những quyển sách tôi tra cứu là quyển Tang Thương Ngẫu Lục của hai tác giả Phạm-Đình-Hổ và Nguyễn-Án. Đọc Tang Thương Ngẫu Lục, tôi mới biết là sách này được soạn vào đầu thế kỷ thứ 19, triều Gia-Long (1802-1819), và sách này chỉ được chép tay để truyền bá. Mãi đến năm 1896, triều Thành-Thái năm thứ tám, tiến-sĩ Đỗ-Văn-Tâm tự Gia-Xuyên, đương tại chức tổng-đốc Hải-Dương xem lại rồi quyên tiền khắc gỗ in ra, từ đấy sách được phổ biến rộng rãi hơn trong làng văn.

Tuy nhiên, cũng như các trước tác khác của tiền nhân trong nhiều thế kỷ trước, sách Tang Thương Ngẫu Lục được viết bằng chữ Hán cho nên vào đầu thế kỷ thứ 20, khi nền giáo dục và khoa cử Nho-học bị bãi bỏ thì những sách bằng chữ Hán càng lúc càng ít người đọc được. Thế hệ trí thức thập niên 1930 trở đi hiểu biết tiếng Pháp cũng như hiểu và dùng quốc-ngữ nhiều hơn. Bút sắt đã chiếm chỗ của bút lông. Các nhà Nho-học hay Hán-học chỉ còn là hình bóng mờ của quá khứ như Vũ Đình Liên đã tả trong bài thơ Ông Đồ.

“Ông Đồ vẫn ngồi đấy,

Qua đường không ai hay,

Lá vàng rơi trên giấy,

Ngoài trời mưa bụi bay.”

May mắn cho chúng ta, năm 1962, Sở Tu-thư Dịch-thuật của Bộ Quốc-gia Giáo-dục (Việt-Nam Cộng-Hòa), giáo-sư Nghiêm Toản (trưởng-ban Hán-văn Đại-học Văn-khoa), cụ Tú Đỗ Huyến (giáo-sư Hán-văn Trường Sư-phạm Sài-Gòn), và dịch giả Đạm Nguyên đã chú ý đến quyển Tang Thương Ngẫu Lục và cho dịch ra quốc-ngữ “để giúp ích cho mai hậu trong việc khảo cứu về chuyện cũ nước nhà”.

Ngày nay, sách đến tay chúng ta không phải bằng cách chép tay – chỉ được vài bản – hay khắc gỗ a – được độ dăm chục hay trăm bản. Với kỹ thuật tân tiến hiện đại, sách có thể được ấn hành đến cả triệu bản. Nhưng ngày nay biết còn bao  người đọc đến quyển Tang Thương Ngẫu Lục cũng như những sách vở khác đã được dịch ra quốc-ngữ trong kho tàng văn học nước nhà?

Tiến-sĩ Đỗ-Văn-Tâm đã trân quý một tác phẩm văn học nước nhà, mua bản sách, đính chính, quyên tiền khắc gỗ in, để cho tác phẩm Tang Thương Ngẫu Lục không bị mai một, công phu của hai tác giả Phạm-Đình-Hổ và Nguyễn-Án không bị uổng phí. Để tỏ tấm lòng biết ơn các vị tiền bối đã bỏ công lao giữ gìn kho tàng văn học nước nhà, tôi muốn theo bước chân của cụ Đỗ-Văn-Tâm, từ sách Tang Thương Ngẫu Lục và những sách vở xưa khác của tiền nhân, mạo muội thu góp những điển tích hay đẹp trong sách vở nước nhà liên quan đến đạo Phật mà viết ra quyển Phật-giáo Việt-Nam.

Trong sách Tang Thương Ngẫu Lục, bản dịch của dịch giả Đạm-Nguyên và cụ Tú Đỗ-Huyến, viết năm 1962 tại Sài-Gòn, có ghi chép rằng:

“Tam-An-Đình, Phụng-Dực, Bằng-Sô kiểm-lại; Ân-tứ Tiến-Sĩ khoa Canh-Thìn, Thự Tổng-Đốc Hải-An, Hậu-học Gia-Xuyên, Đỗ-Văn-Tâm, hiệu Ngọc-Hiên xem lại và khắc in.”

Sách này xin để kính dâng anh hồn cụ Gia-Xuyên Đỗ-Văn-Tâm và những bậc tiền bối hằng thiết tha giữ gìn kho tàng văn học Việt-Nam.

 – Cẩn khải

Ngô Thị Quý Linh

Mùa thu năm 2019