Ca sĩ nổi tiếng campuchia là ai?

Trước khi Mỹ Tâm trở thành nạn nhân, một số sao Việt khác như 365, Duy Mạnh, Nhật Tinh Anh - Khánh Ngọc... cũng đau đầu khi ca khúc của mình bị các ca sĩ Khmer "xài chùa".

Ngoài ra, một điều khiến các sao Việt thêm phiền toái khi bị ca sĩ Campuchia đạo là họ có thể trở thành "tâm điểm" để nhiều fan trong nước thiếu hiểu biết châm chích rằng họ đạo nhạc từ nước ngoài.

Sau đây là những vụ đạo, nhái ồn ào nhất mà các ca sĩ của nước bạn láng giềng gây ra với sao Vpop: 

Mỹ Tâm bị copy 3 bài hit "Chỉ có thể là tình yêu", "Cơn mưa dĩ vãng" và "Cho một tình yêu"

2 trong số 3 ca khúc này của “họa mi tóc nâu” đã náo động các bảng xếp hạng âm nhạc hơn 5 năm về trước nhưng bây giờ mới được cư dân mạng phát hiện nó được ca sĩ Campuchia “xài chùa”. Không phải “tiếp thu có chọn lọc”, các ca sĩ người Campuchia đạo một cách không tiếc tay, đến nỗi, ngay từ những nốt nhạc đầu tiên người bình thường nghe qua đã phát hiện được, không cần tới những nhà chuyên môn âm nhạc.

Theo đó, phần beat nhạc của 3 ca khúc này đã được ca sĩ nước bạn “xào” lại y hệt. Còn về phần lời do được chuyển sang tiếng Khmer nên chưa thể xác định xem có phải được dịch thẳng ra từ lời Việt hay không. Không chỉ dừng lại ở việc ghi âm, cô ca sĩ còn quay MV minh họa.

Nữ ca sĩ Campuchia "chôm" ca khúc của Mỹ Tâm là Tep Boprek. Cô là một trong những ca sĩ nổi tiếng đình đám tại Campuchia, sinh năm 1993 nhưng đã có sự nghiệp âm nhạc rất đáng ngưỡng mộ. Hiện Tep Boprek đang là ca sĩ độc quyền của công ty sản xuất âm nhạc của Reaksmey Hang Meas và vừa phát hành album mang tên Reach Boprek. Bên cạnh đó, cô còn được xem là vũ công hàng đầu tại đây. Lượng fan chủ yếu của Tep Boprek là các khán giả trẻ.

Trước những diễn biến này, nhiều fan của Mỹ Tâm đã bày tỏ thái độ không hài lòng về việc các ca sĩ Campuchia đã sử dụng tràn lan các ca khúc độc quyền khi chưa được sự đồng ý của thần tượng. Vốn là người đi tiên phong trong việc bảo vệ tác quyền các sản phẩm âm nhạc của mình, nhưng hiện tại nữ ca sĩ 32 tuổi vẫn chưa lên tiếng hay có một động thái nào.

Mỹ Tâm - Cho một tình yêu (phiên bản ballad).
Cho một tình yêu (phiên bản tiếng Khmer).
Cơn mưa dĩ vãng của Mỹ Tâm.
Cơn mưa dĩ vãng phiên bản của ca sĩ Khmer.
Chỉ có thể là tình yêu - Mỹ Tâm.
Phiên bản của ca sĩ Khmer.

Hit của nhóm 365 cũng bị nhái trắng trợn

Get on the floor - ca khúc từng làm mưa, làm gió của nhóm nhạc 5 thành viên đẹp trai khi ra mắt vào tháng 12 năm ngoái, vừa bị một chàng ca sĩ nước láng giềng sử dụng lại và được phát hiện cách đây chưa lâu.

Theo đó, bài hát được chuyển sang tiếng Khmer có phần giai điệu giống đến 95%, đặc biệt, đoạn điệp khúc quen thuộc đã tố cáo tất cả. Ngay cả một người vừa nghe ca khúc này lần đầu cũng có thể nhận thấy rõ sự tương đồng.

Không chỉ đạo bài hát, ca sĩ này còn tiện tay dùng luôn phần vũ đạo của 365 để trình diễn trên sân khấu. Sau khi xem xong đoạn clip này, nhiều fan của 365 rất bất bình và phẫn nộ. Có người còn lên tiếng khuyên nhóm và công ty VAA nên kiện ca sĩ này để giành lại công bằng cho mình.

Bà bầu Ngô Thanh Vân của 365 cho biết, sự việc này dù không hay nhưng cũng là một cách để khán giả nhìn thấy một khía cạnh khác của 365. "Chúng tôi luôn được hỏi về việc bắt chước sao Hàn, và đây là câu trả lời cho mọi người, 365 và các ca sĩ của VAA luôn cố gắng xây dựng hình ảnh của mình theo một phong cách riêng, tiên phong tại thị trường nhạc Việt. Có thể, chính phong cách khác biệt này đã khiến bạn ca sĩ nước ngoài copy theo", Ngô Thanh Vân nói.

Cô cũng chia sẻ thêm, dù bản "nhái" của chàng ca sĩ Campuchia khá vui và thu hút khán giả nhưng cô cũng không hài lòng khi anh chàng này sử dụng không hề xin phép và còn biến tấu bài hát không giống bản gốc. Tuy nhiên, nữ diễn viên cũng chưa nghĩ đến chuyện kiện đòi bản quyền, vì thực tế, việc này cũng rất khó.

Được biết, ca sĩ đạo lại ca khúc Get on the floor là Chorn Sovanreach là một ca sĩ khá có tiếng tăm tại xứ chùa tháp. Anh rất được giới trẻ tại đất nước này yêu mến và cũng có nhiều ca khúc thành công.

Bài gốc của 365.
Phiên bản tiếng Khmer.

"Vẫn mãi yêu anh" của Thủy Tiên

Sau ca khúc Chàng trai tháng 12 thì Vẫn mãi yêu anh của Thủy Tiên tiếp tục bị ca sĩ nước ngoài đạo y xì đúc.

Vẫn mãi yêu anh là ca khúc chủ đề của album mà Thủy Tiên phát hành năm 2011 sau khi cô tham gia Bước nhảy hoàn vũ. Ca khúc này tiếp tục được nữ ca sĩ trẻ Tep Boprek, cũng là người đạo 3 ca khúc trên của Mỹ Tâm sử dụng không xin phép.

Ở phiên bản tiếng Campuchia, nó được giọng ca sinh năm 1993 sử dụng ngang nhiên trong một đại nhạc hội lớn với sự tham gia của hàng nghìn khán giả. Bài hát mang tên Bong jes kbot oun oun kor jes kbot bong nhưng giữ nguyên phần beat cũng như bè của bản gốc do Thủy Tiên sáng tác và trình bày.

Sự việc được phát hiện và xảy ra đã lâu nhưng bà xã của Công Vinh chọn cách im lặng và bỏ qua.


 
Vẫn mãi yêu anh của Thủy Tiên.
Phiên bản của Tep Boprek.

 "Tìm lại giấc mơ" của Hồ Ngọc Hà

Trong số những ca khúc của Vpop bị ca sĩ Campuchia đạo, ca khúc Tìm lại giấc mơ trong album cùng tên của Hồ Ngọc Hà cũng không thoát khỏi danh sách. Bản thân người sáng tác ca khúc là nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận dù thấy vui vì ca khúc của mình được đón nhận tại nước ngoài, nhưng anh cũng bức xúc vì nó cũng giống như hàng loạt các ca sĩ Việt bị sử dụng trắng trợn không hề xin phép.

Khi biết thông tin bản hit của mình bị sử dụng trái phép, Hồ Ngọc Hà rất bất ngờ, cũng như Thủy Tiên cô không có động thái nào về hành vi của ca sĩ nước bạn.


 
Tìm lại giấc mơ của Hồ Ngọc Hà.
Version Campuchia.

"Cầu vồng khuyết" của Tuấn Hưng

Đây là ca khúc đánh dấu sự trở lại của nam ca sĩ đào hoa với người hâm mộ năm 2008 lập tức tạo độ nóng trên các diễn đàn nghe nhạc.

Và rồi sự nổi tiếng của ca khúc đã vượt biên giới trong nước. Thật không mấy bất ngờ với người “anh em” của ca khúc này lại có quốc tịch là Campuchia. Điểm đặc biệt ở đây là, nếu Cầu vồng khuyết ở Việt Nam gắn liền với cái tên Tuấn Hưng; thì ở nước bạn, bài hát có rất nhiều “bản sao”, mỗi bản lại do một ca sĩ biểu diễn. Thậm chí, các ca sĩ nước bạn không ngại bê nguyên xi cả lời và giai điệu ca khúc. Nhiều khán giả trẻ có dịp nghe lại “bản sao” cũng phải lắc đầu ngán ngẩm cho những bài hát “đạo” trắng trợn đến thế.


 
Cầu vồng khuyết của Tuấn Hưng.
Ca khúc "anh em" của Vầng trăng khuyết.

 "Vầng trăng khóc" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung

Đây là ca khúc gây ồn ào nhất, bởi nó không chỉ có “bản sao” là tiếng Campuchia, mà còn tiếng Trung Quốc, Lào. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã đấu tranh tới cùng để làm sáng tỏ nguồn gốc của nó xuất phát từ Việt Nam.

Vầng trăng khóc nổi đình nổi đám tại thị trường âm nhạc Việt năm 2003, mang lại thành công cho Khánh Ngọc và Nhật Tinh Anh. Nhưng sau đó, trên mạng xuất hiện các phiên bản Vầng trăng khóc ngoại ngữ khiến nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung vô cùng đau đầu khi đứng trước nghi án “đạo nhạc”. Để khẳng định công sức sáng tạo, anh đã đưa đơn kiện các “version Vầng trăng khóc” kia. Chiến thắng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã cho thấy một thực trạng trái ngược của nhạc Việt, rằng không chỉ các ca sĩ Việt mới đi đạo nhạc mà bản thân nhạc Việt cũng bị đạo công khai.


 
Vầng trăng khóc của Khánh Ngọc ft Nhật Tinh Anh.

"Kiếp đỏ đen" của Duy Mạnh

Năm 2006, Kiếp đỏ đen ra đời khiến cái tên Duy Mạnh trở thành một trong những ca sĩ ăn khách nhất ở thời điểm bấy giờ. Cho đến tận bây giờ, nó là một trong  những ca khúc đáng nhớ nhất và được nghe nhiều nhất trong sự nghiệp sáng tác của nam ca sĩ, nhạc sĩ Hải Phòng.

Tuy nhiên, chỉ sau không lâu làm náo loạn các bảng xếp hạng âm nhạc, một phiên bản của Kiếp đỏ đen tiếng Campuchia xuất hiện, một lần nữa rộ lên nghi án nam ca sĩ Việt đạo nhạc. Vốn là người luôn có tâm với công việc sáng tạo nghệ thuật, Duy Mạnh không khỏi bức xúc. Anh tuyên bố sẽ trao giải thưởng 20 triệu, sau đó là 1 tỷ cho ai đưa ra bằng chứng anh đạo nhạc. Sau nhiều tìm hiểu, người yêu nhạc cũng chứng minh được ca khúc Kiếp đỏ đen của Duy Mạnh là một sáng tác đích thực và bị nam ca sĩ Campuchia copy không chỉnh sửa.

Theo đó, chẳng có gì khó khăn khi so sánh bản chính và bản sao bởi nó hoàn toàn giống nhau. Nam ca sĩ “hàng xóm” thể hiện sự tâm huyết với bản nhạc “ăn cắp” khi đầu tư quay MV khá chỉn chu, hoành tráng.


 
Kiếp đỏ đen bản gốc của Duy Mạnh.
Phiên bản Campuchia.

"Ngàn lần khắc tên em" của Nguyễn Hồng Thuận

Cùng với Tìm lại giấc mơ, ca khúc Ngàn lần khắc tên em của nhạc sĩ trẻ cũng lọt vào tầm ngắm của một ca sĩ xứ chùa tháp và được yêu thích tại thị trường nước này.

Ai cũng biết đây là ca khúc rất thành công của Hồng Thuận được nhiều ca sĩ thể hiện như: Cao Thái Sơn, Phan Đinh Tùng, Khánh Phương. Mỗi một giọng hát đều tạo được sự mới mẻ cho ca khúc, bởi vậy, dù là sáng tác cũ nhưng nó vẫn không kém hot.

Ca khúc này được ca sĩ được xem là biểu tượng cho thể loại pop của nước bạn Preap Sovath đã “đạo” bài hát này thành một ca khúc có tên là Song Nearti Pa-Aem La-Haem Bong Vinh rất được thịnh hành. Được biết trước đó, “Ông hoàng nhạc pop” Campuchia này cũng là nhân vật “mượn” Cầu vồng khuyết và một số bài nhạc Hoa khác thành sản phẩm âm nhạc của mình. Vì vậy, bản “hit” bự này của nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận bị “đạo” âu cũng không có gì lạ lẫm.


 
Ngàn lần khắc tên em, Khánh Phương thể hiện.
Phiên bản "anh em" từ Campuchia.

Xuân Thu

Theo Infonet

Video liên quan

Chủ đề