Ca sĩ ăn mặc phản cảm là ai?

Thẩm mỹ biểu diễn: những chuyện phản cảmChính khán giả "thôi thúc" nghệ sĩ khoe thân?

Ca sĩ ăn mặc phản cảm là ai?
Phóng to

Ông Phạm Đình Thắng - Ảnh: H.Điệp

Trước thềm hội nghị, Tuổi Trẻ trao đổi với nhạc sĩ Phạm Đình Thắng - cục phó Cục Nghệ thuật biểu diễn.

* Thời gian vừa qua xảy ra rất nhiều việc, như ca sĩ Thủy Tiên uốn éo bên cạnh tượng các chiến sĩ trong Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, ca sĩ Minh Hằng mặc trang phục phản cảm trong Đêm mỹ nhân ở Quảng Bình hay sự kiện Lý Nhã Kỳ mặc áo hở hang trong vở kịch được truyền hình trực tiếp Bản giao hưởng Điện Biên... Rõ ràng tính thẩm mỹ trong nghệ thuật biểu diễn phụ thuộc rất nhiều vào nghệ sĩ, vậy cơ quan quản lý văn hóa sẽ đề cập đến việc định hướng về trang phục hay vũ đạo... trong hoạt động biểu diễn tại hội thảo này như thế nào?

- Từ trước đến nay, Cục Nghệ thuật biểu diễn chưa bao giờ có ý định ra một văn bản có quy định “ngắn đến đâu”, “hở đến đâu” bởi quy định về trang phục và thẩm mỹ vô cùng khó. Thời gian gần đây, các ca sĩ trẻ ăn mặc quá thoáng theo quan điểm thẩm mỹ của chính họ chứ họ không đại diện cho một trường phái nghệ thuật nào. Tất cả những việc đó cần được bàn trong hội thảo lần này. Ban tổ chức cũng mong các ý kiến được đưa ra thẳng thắn để tất cả các đối tượng liên quan đều được nghe và tranh luận.

* Ông có cho rằng sau tất cả những sự cố phản cảm ấy, cục sẽ có định hướng, nhắc nhở các đơn vị nghệ thuật biểu diễn?

- Cái này nói mãi rồi, tất cả văn bản pháp quy hay quy định đều đã có hết, không thiếu cái gì cả. Vấn đề ở đây là thực hiện và giám sát kiểm tra. Như ở những chương trình nghệ thuật để xảy ra sai sót thì sở nào cấp giấy phép sở ấy phải chịu trách nhiệm chứ không thể đổ tất cả trách nhiệm về bộ.

Để xảy ra những sai sót, lẽ ra thanh tra tại địa phương phải dừng chương trình lại để xử lý. Mà xử lý thì đã có nghị định 75 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa nghệ thuật hay quy chế 47 và nghị định 103 về biểu diễn nghệ thuật.

Ca sĩ ăn mặc phản cảm là ai?
Phóng to

Ca sĩ ăn mặc phản cảm là ai?

Một số hình ảnh phản cảm gây bất bình dư luận thời gian qua - Ảnh tư liệu

* Nhưng dù có quy định xử phạt hành chính, xử phạt hôm nay thì ngày mai các ca sĩ vẫn tiếp tục ăn mặc phản cảm?

- Nói thế cũng không hoàn toàn đúng, vấn đề là cách quản lý của địa phương không thống nhất mà còn nương nhẹ trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Đối với các nghệ sĩ việc phạt tiền 5, 10 triệu, thậm chí 50 triệu cũng không làm họ sợ mà phải dừng biểu diễn. Với nhiều ca sĩ thu nhập của họ mấy chục triệu một buổi biểu diễn thì phạt vài triệu ăn thua gì. Tuy nhiên, nếu kèm theo đó là rất nhiều hình thức phạt bổ sung, nghệ sĩ ăn mặc phản cảm gây bất bình trong dư luận thì sẽ phải tạm dừng biểu diễn, đó mới là điều khiến các nghệ sĩ sợ nhất.

Tất cả những quy định đó đều nằm trong dự thảo nghị định biểu diễn đang chờ Chính phủ ban hành.

* Từ trước đến nay, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã cấm biểu diễn đối với nghệ sĩ nào vì trang phục phản cảm của họ chưa?

- Chưa hề. Tuy nhiên, với tình hình này, nếu bất kể nghệ sĩ nào ăn mặc phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục mà bị công luận lên án thì sẽ bị đề nghị tạm dừng biểu diễn trong một thời gian.

* Nếu như vậy thì các cơ quan quản lý về văn hóa vẫn trông chờ vào sự giám sát của dư luận, vậy vai trò của thanh tra về văn hóa sẽ được thể hiện ra sao trong các hoạt động biểu diễn, thưa ông?

- Chúng tôi không góp ý về lĩnh vực thanh tra, nhưng rõ ràng hoạt động nghệ thuật biểu diễn trước công chúng là sự quan tâm của tất cả các đối tượng khác nhau. Thế nên trong hội thảo lần này, chúng tôi rất cần ý kiến của các nhà báo hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. Báo chí đã giám sát theo dõi rất tốt. Thậm chí báo chí cũng đã làm tốt cả công tác phê bình, lý luận trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn khi công tác này trong những năm qua gần như tê liệt.

* Đối tượng được bàn đến và quyết định về thẩm mỹ trong biểu diễn chính là các nghệ sĩ, vậy họ có được mời tham gia trong hội thảo lần này hay không?

- Có. Nhưng tôi chưa rõ danh sách những nghệ sĩ nào được mời. Hơn nữa, hiện nay trong toàn quốc với hơn 6.000 diễn viên và hơn 118 đoàn nghệ thuật công lập nhưng hầu như những sai phạm mang tính thẩm mỹ mà chúng ta bàn lại thuộc về những đơn vị hoạt động nghệ thuật ngoài công lập.

Do đó hội thảo này ngoài việc mời các cơ quan quản lý văn hóa, công ty biểu diễn, nhà hát, trường đào tạo về nghệ thuật, nhà báo, đạo diễn... tham gia thì chúng tôi cũng mời các công ty biểu diễn ngoài công lập tham gia như: Cát Tiên Sa, sân khấu Phú Nhuận, sân khấu 5B Võ Văn Tần...

Giữa cái đẹp và “thảm họa” là... nội lực

Tiếp tục câu chuyện Thẩm mỹ biểu diễn: những chuyện phản cảm, trước “xu hướng hở hang” ở nhiều nghệ sĩ, nhà thiết kế Minh Hạnh góp thêm ý kiến:

Giới nghệ sĩ là người có ảnh hưởng nhiều đến công chúng vì tần suất xuất hiện và đôi khi còn là “hình tượng về thời trang” cho giới trẻ. Trong năm qua đã có không ít nghệ sĩ cố gắng đầu tư, làm mới hình ảnh của mình theo sự phát triển chung.

Tuy nhiên, thời trang là lĩnh vực rất nhạy cảm, vì thế bên cạnh những nỗ lực mang tính tích cực thì đã có những “thảm họa” không chỉ là lĩnh vực thời trang mà nó bộc lộ sự mất cân bằng, tính ngông cuồng, những phá cách lạc hậu, những suy nghĩ tầm thường, nông nổi. Có một câu định nghĩa về thời trang mà tôi rất thích: Thời trang chính là phần ngoại diện của tính cách.

Nhưng giữa cái đẹp và “thảm họa” lại là những ranh giới mà chính nghệ sĩ lẫn công chúng rất khó phân định. Sự phô trương quá lố chính là biểu hiện của trình độ hạn chế, lạm dụng hình thức để tạo ra những ánh hào quang giả tạo xung quanh mình là điều không bền vững. Sự thể hiện này “tố cáo” nội lực của mỗi người, nhất là trong lĩnh vực nghệ thuật.

Nếu điều này trở thành số đông thì cũng chính chúng ta tự “tố cáo” một cách rõ rệt nhất trình độ, bản lĩnh văn hóa của mình và văn minh của xã hội. Nhưng vấn đề khó khăn nhất là làm sao để cho công chúng hiểu được điều này một cách đúng đắn. Nếu không, thời trang sẽ trở thành một loại hoạt động vui vẻ, nhiều chất hoạt náo, giải trí tầm thường... Và đó chính là mối đe dọa ngành thời trang và nền tảng văn hóa của những nước kém và đang phát triển.

Xu hướng thời trang thế giới không chỉ có hở hang, mà thay đổi mỗi năm, thậm chí mỗi mùa... Sự thay đổi này chính là sự vận động làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Thời trang không thể phát triển theo lối tự phát và thản nhiên chiều nịnh theo thị hiếu thấp kém, nhưng vấn đề khó khăn nhất là làm sao thoát khỏi những lối mòn cũ kỹ, chật hẹp này.

Thời trang mang đến cho xã hội những giá trị vật chất có thật và giá trị tinh thần cao. Ngoài ra, thời trang cũng chính là sự biểu hiện mang tính tiên phong, tính văn hóa bản địa, tính nhân bản và là một hình thái phản ánh văn minh của dân tộc.

Nếu những nghệ sĩ có đủ nội lực và biết cách thể hiện sự phá cách của mình mang tính thuyết phục, thì đời sống và “tuổi thọ” nghề nghiệp của họ sẽ lâu dài hơn cùng với sự ngưỡng mộ và tôn trọng của công chúng.

Thiếu giản dị, thừa... diêm dúa

Có rất nhiều nghệ sĩ nước ngoài đến trình diễn tại Việt Nam, họ ăn mặc rất giản dị nhưng lại rất hiệu quả trong việc xây dựng phong cách, hình ảnh và cả biểu diễn. Đứng cạnh họ, những nghệ sĩ của chúng ta trông thật quê mùa, lòe loẹt và diêm dúa cùng phần trình diễn không có gì đặc sắc mà đêm nhạc của “hoàng tử bé” David Archuleta tại TP.HCM vừa qua là một ví dụ.

Một căn bệnh trầm kha khác của các nghệ sĩ Việt Nam là sính đồ hiệu. Không thể phủ nhận sức hút từ đồ hiệu. Nhưng không phải cứ khoác từ đầu đến chân những Gucci, LV, Channel... là đẹp và sành điệu. Chưa kể đôi lúc những thiết kế đó rõ ràng không hợp với vóc dáng, tạng người, thần thái, màu da... của người Việt.

Sử dụng đồ hiệu quá lố và phối hợp một cách vô tội vạ rất dễ khiến bạn trở nên kệch cỡm và quê mùa bởi vì thời trang phục vụ cho con người, chứ con người không phải là cái móc áo của thời trang.

Ca sĩ ăn mặc phản cảm là ai?
Phóng to

Dù khá kín đáo và cầu kỳ, bộ váy nổi tiếng của Alexander McQueen trông vẫn rất “khó coi” khi được Lý Nhã Kỳ khoác lên người - Ảnh tư liệu

HOÀNG ĐIỆP thực hiện

Lịch sử Vbiz không thiếu những vụ ồn ào về một cô người mẫu, ca sĩ bị cấm diễn vì ăn mặc hở hang, phản cảm rồi là tự ý bỏ show, phát ngôn gây sốc, thậm chí gian dối về tuổi thật. Suy cho cùng, đây vẫn là những trường hợp được phần đông công chúng tán thành sau nhiều lần răn đe bằng lời nói mà không có tác dụng. Tuy nhiên, cái gì cũng tồn tại khuyết điểm của nó. Bên cạnh những nguyên do chính đáng, truyền thông cũng ghi nhận kha khá vụ việc mà nói ra mới thấy tính phi lý khi sao Việt vô duyên vô cớ bị kêu gọi cấm diễn. 

Phương Thanh: chỉ trích một công ty truyền thông

Lệnh cấm xuất hiện trên VTV 2 năm dành cho Phương Thanh được ban ra vào năm 2002 sau khi chị Chanh không đến nhận giải Ca sĩ được yêu thích nhất tại VTV - Bài hát tôi yêu, đồng thời còn đích danh chỉ trích một công ty truyền thông. Phải đến năm 2004, giọng ca "Trống vắng" mới xuất hiện trở lại với tư cách ca sĩ chính của chương trình Âm nhạc và những người bạn. 

Ca sĩ ăn mặc phản cảm là ai?

Chỉ vì không đến nhận giải và chỉ trích một công ty truyền thông mà Phương Thanh bị cấm sóng 2 năm trên đài truyền hình quốc gia

Hàng loạt nghệ sĩ trẻ lao đao vì lệnh cấm 2 năm do ăn mặc phản cảm

Khoảng tháng 6/2012, Bộ VH-TT-DL thông báo sẽ xử phạt hành chính, mở rộng hình thức tước giấy phép và cấm biểu diễn từ 6 tháng tới 2 năm đối với các nghệ sĩ tự tiện thay đổi nội dung tiết mục và mặc trang phục, hóa trang gây phản cảm. Tuy nhiên lại không đi kèm bất cứ một văn bản gì quy định thế nào là trang phục hở hang và ở mức độ nào thì bị xử phạt. Lẽ tất nhiên, quyết định này đã vấp phải phản ứng trái chiều của nhiều ca sĩ như Thủy Tiên, Cao Thái Sơn, Vy Oanh,... bởi theo họ, tùy môi trường biểu diễn và tính chất sự kiện mà người làm nghệ thuật buộc phải thay đổi trang phục khác nhau. Hơn nữa, quy định này còn hạn chế khá nhiều tính sáng tạo của những stylist hay bộ phận ca sĩ theo đuổi phong cách quyến rũ, gợi cảm.

Ca sĩ ăn mặc phản cảm là ai?

Thủy Tiên là một trong những nữ ca sĩ lên tiếng phản đối quy định xử phạt vì ăn mặc phản cảm của Bộ VH

Chi Pu: bị đề nghị bỏ phiếu cấm diễn

Cuối tháng 12/2017, sau loạt sân khấu "thảm họa" của cô nàng Chi Pu, Minh Quân bỗng chốc "sáng nhất mạng xã hội" với đề nghị "Cục nghệ thuật biểu diễn cần phải thanh lọc và cấp lại thẻ hành nghề cho những người cầm mic, hát trên sân khấu, kiếm tiền với danh xưng: ca sĩ".

Ca sĩ ăn mặc phản cảm là ai?

Minh Quân và đề nghị cấm Chi Pu đi hát gây chấn động showbiz Việt

Đáng nói, để có được 3 dòng trạng thái gây sốc này, Minh Quân đã phải chỉnh sửa status đến tận 18 lần, ấy thế mà vẫn bị soi mói chính tả và động cơ "mượn scandal của người khác" để hòng đánh bóng tên tuổi. Chưa kể, phát ngôn của Minh Quân còn bị hàng loạt đồng nghiệp lên tiếng phản đối vì không có lý do gì để cấm Chi Pu cùng nhiều hot girl đi hát một khi họ chưa động chạm đến "miếng cơm mạnh áo" của ai. Nói theo cách của ông bầu Quang Huy thì hãy để khán giả là người phán quyết cuối cùng bởi một khi không có người nghe, ca sĩ tự nhận dù muốn hát cũng sẽ phải tự động rút lui.  

Ca sĩ ăn mặc phản cảm là ai?

May cho Chi Pu là lời kêu gọi của Minh Quân đã bị hàng loạt sao Việt phản đối

Sơn Tùng: bị công ty quản lý cũ chèn ép

Thời điểm Sơn Tùng rời công ty quản lý đầu tiên để gia nhập WePro của ông bầu Quang Huy, chàng trai này đã bị Văn Production thông báo cấm diễn mọi hoạt động biểu diễn, ghi hình,... từ ngày 1/11/2014 đến 30/4/2015 vì vi phạm hợp đồng với công ty cũ. 

Theo đó, ngày 1/11/2012, Sơn Tùng đã ký hợp đồng độc quyền trong vòng 5 năm với công ty Văn Production. Theo các giao kết giữa hai bên, chàng trai gốc Thái Bình phải có trách nhiệm tuân thủ tuyệt đối thời gian biểu của công ty và có nghĩa vụ không được tham gia tất cả các hình thức giao dịch liên quan đến biểu diễn và hoạt động nghệ thuật, không được thu thanh, thu hình với các đối tác khác mà không có ý kiến đồng ý của Văn Production.

Tuy nhiên, công ty này cho hay, Sơn Tùng đã nhiều lần không chấp hành thời gian biểu của công ty, tự ý hủy các chương trình biểu diễn mà công ty ký hợp đồng, tự ý ký các hợp đồng quảng cáo cung cấp các bản ghi âm, ghi hình thuộc bản quyền của công ty cho các kênh trực tuyến mà không có ý kiến đồng ý của công ty. Việc vi phạm này đã được nhắc nhở nhiều lần, các bên đã lập biên bản xử lý. Sơn Tùng đã hứa hẹn không lặp lại các vi phạm đã được nhắc nhở nhưng sau đó lại tiếp tục vi phạm. Cho rằng sự vô kỷ luật và việc vi phạm hợp đồng của giọng ca "Nắng ấm xa dần" là cố ý, thế nên phía Văn đã đưa thông báo cấm diễn trên toàn quốc đối với Sơn Tùng để anh có thời gian xem xét, chấn chỉnh lại thái độ lao động và tinh thần trách nhiệm đối với các cam kết của mình.

Ca sĩ ăn mặc phản cảm là ai?

Sơn Tùng từng bị công ty quản lý cũ cấm diễn 6 tháng

Chỉ tiếc là văn bản này không hề có hiệu lực đối với "sếp" Tùng bởi sau đó, anh chàng đã đầu quân về WePro và dưới sự bảo vệ quyết liệt của Nguyễn Quang Huy thì "sáng báo đăng lệnh cấm, tối Tùng vẫn đi hát". 

Không bàn đến vấn đề ai đúng ai sai ở đây nhưng một khi đã quyết định chấm dứt hợp đồng thì Văn Production không có lý do gì để cấm Sơn Tùng đi diễn. Hơn nữa, theo tiết lộ ở phía "hoàng tử mưa", công ty quản lý cũ đã bóc lột sức lao động của anh chàng, thậm tệ hơn là dù sức khỏe yếu vẫn phải tuân thủ lịch trình biểu diễn dày đặc. Nói không ngoa thì hành động của Văn giống như kiểu "không ăn được thì sẽ đạp đổ". 

Xin được trích một đoạn trong bài đăng của Nguyễn Quang Huy về việc nghệ sĩ Việt bỏ phiếu cấm đàn em đi hát: "Hiến pháp Việt Nam quy định mọi công dân đều được quyền lao động chân chính, không ai có quyền tước đi quyền đấy của người khác. Trừ khi bạn vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế biểu diễn chuyên nghiệp, ai, công ty nào, cá nhân nào rủ rê sắc động người khác tước quyền ca hát (lao động) của bạn, bạn cứ kiện thẳng tay". Ngược lại, một khi chưa có quyết định chính thức từ phía Bộ VH-TT-DL thì không có lý do gì mà một công ty, cá nhân lại có quyền ban hành văn bản cấm diễn đối với một ngôi sao trẻ. 

Từ Khóa: