Bút toán hạch toán trả lại chiết khấu năm 2024

Trong kỳ kế toán của doanh nghiệp, có thể phát sinh một số nghiệp vụ làm giảm trừ doanh thu từ hoạt động bán hàng hóa, sản phẩm và cung ứng dịch vụ. Vậy cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu như thế nào? Hãy cùng MISA MeInvoice giải đáp thắc mắc trong bài viết sau đây.

Khoản giảm trừ doanh thu là các khoản phát sinh được điều chỉnh làm giảm doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Doanh nghiệp sẽ áp dụng các phương pháp giảm trừ doanh thu khác nhau tùy theo từng chế độ kế toán

2. Các khoản giảm trừ doanh thu theo thông tư 200 và 133

Căn cứ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định thì các khoản giảm trừ doanh thu không bao gồm:

  • Chiết khấu thương mại: Là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giá hàng hóa, sản phẩm cho khách mua với số lượng lớn.
  • Giảm giá hàng bán: Là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giá cho khách hàng khi khách hàng mua hàng hóa, thành phẩm nhưng lại hàng hóa đó lại kém phẩm chất hay không đáp ứng đủ điều kiện chất lượng như trong hợp đồng đã ký giữa 2 bên.
  • Hàng bán bị trả lại: Là số hàng hóa, thành phẩm bị kém chất lượng, chủng loại,… bị khách mua trả lại cho doanh nghiệp.

Trước khi tìm hiểu tiếp về các khoản giảm trừ doanh thu, bạn có thể sẽ muốn tìm hiểu 1 số nguyên tắc kế toán vì những nguyên tắc này rất quan trọng cho nghiệp vụ giảm trừ doanh thu.

Xem thêm:

  • 7 nguyên tắc kế toán cơ bản ai cũng cần phải nắm vững
  • Kế toán bán hàng là gì? Công việc của kế toán bán hàng

3. Cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo thông tư 200

3.1 Hạch toán các khoản chiết khấu thương mại

– Trường hợp: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

  • Nợ TK 5211: CKTM cho khách hàng hưởng.
  • Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đã ghi nhận nay ghi giảm.
  • Có TK 111, TK 112, TK 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách.

– Trường hợp: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

  • Nợ TK 5211: CKTM cho khách hàng hưởng.
  • Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách.

3.2 Hạch toán các khoản giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ

– Trường hợp: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

  • Nợ TK 5213: giá trị hàng giảm cho khách hàng.
  • Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đã ghi nhận nay ghi giảm.
  • Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị hàng giảm cho khách hàng

– Trường hợp: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

  • Nợ TK 5213: giá trị hàng giảm cho khách hàng.
  • Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị giảm cho khách hàng.

3.3 Hạch toán khoản hàng đã bán mà khách hàng trả lại

3.3.1 Phản ánh khoản doanh thu của hàng bán bị trả lại

– Trường hợp: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

  • Nợ TK 5212: doanh thu của số hàng bị trả lại ghi nhận giảm.
  • Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đã ghi nhận nay ghi giảm.
  • Có TK 111, 112, 131: Tổng doanh thu bao gồm cả thuế ghi nhận giảm.

– Trường hợp: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

  • Nợ TK 5212: doanh thu của số hàng bị trả lại ghi nhận giảm.
  • Có TK 111, 112, 131: Tổng doanh thu bao gồm cả thuế ghi nhận giảm

3.3.2 Phản ánh giá trị hàng nhập lại kho và ghi giảm giá vốn của hàng nhập lại kho

  • Nợ TK 156: giá trị hàng bị trả lại nhập kho.
  • Có TK 632: giá vốn hàng bị trả lại ghi nhận giảm.

3.4 Bút toán kết chuyển cuối kỳ khoản giảm trừ doanh thu bán hàng

Cuối kỳ kế toán, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển các khoản giảm trừ trên doanh thu cho người mua hàng ở các bút toán 3.1, 3.2 và 3.3 sang bên Nợ TK 511 để tính doanh thu thuần.

  • Nợ TK 511: Các khoản giảm trừ làm doanh thu giảm.
  • Có TK 5211: CKTM làm doanh thu giảm.
  • Có TK 5213: GGHB làm doanh thu giảm.
  • Có TK 5212: HBBTL làm doanh thu giảm.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Hạch toán chiết khấu thương mại là công việc kế toán cần làm sau quá trình mua bán hàng hóa với chiết khấu đã được thỏa thuận. Bài viết dưới đây, Phần mềm kế toán EasyBooks sẽ hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại bên mua và bên bán. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé!

Bút toán hạch toán trả lại chiết khấu năm 2024

Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Khoản chiết khấu thương mại sẽ trừ vào giá trước thuế GTGT.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn bán được hàng với khối lượng lớn luôn dùng chiết khấu thương mại. Chiết khấu thương mại có nhiều hình thức thực hiện cụ thể như sau:

  • Chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng (Giảm giá hàng bán ngay trong lần mua hàng đầu tiên)
  • Chiết khấu thương mại sau nhiều lần mua hàng (Sau nhiều lần mua hàng mới đạt khối lượng hưởng chiết khấu).
  • Chiết khấu thương mại sau chương trình khuyến mại (Sau khi đã xuất hóa đơn bán hàng rồi mới tính toán chiết khấu được hưởng trong kỳ).

Mỗi hình thức chiết khấu đều có những quy định riêng và thực hiện xuất hóa đơn, kê khai thuế khác nhau. Tuy vậy, cũng có những quy định chung của nhà nước về khoản chiết khấu thương mại này.

Hạch toán kế toán chiết khấu thương mại: Chỉ hạch toán vào tài khoản chiết khấu khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định.

\>>>>> Tìm hiểu thêm: Biểu Thuế Xuất Nhập Khẩu 2023

2. Tài khoản phản ánh hạch toán chiết khấu thương mại theo Thông tư 200 và Thông tư 133

Bút toán hạch toán trả lại chiết khấu năm 2024

Tài khoản sử dụng để hạch toán chiết khấu được áp dụng theo 2 thông tư: Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC.

2.1 Doanh nghiệp sử dụng bảng tài khoản theo thông tư 200

Hạch toán chiết khấu thương mại đối với doanh nghiệp áp dụng bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 200 thì hạch toán vào tài khoản 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”.

Nội dung và kết cấu của tài khoản 521:

Bên Nợ

  • Tổng số chiết khấu thương mại được chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
  • Số chiết khấu hàng bán được chấp nhận cho người mua.
  • Khoản doanh thu hàng bán bị trả lại, đã trả người mua hoặc đã được khấu trừ vào khoản phải thu khách hàng. Bên Có Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng hóa trả lại sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần của công ty.

2.2 Doanh nghiệp dùng bảng tài khoản theo thông tư 133

Hạch toán chiết khấu thương mại đối với doanh nghiệp áp dụng bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 133 thì hạch toán vào tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.

Nội dung và kết cấu tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”:

Bên Nợ

  • Những khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường).
  • Kết chuyển tổng doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có Doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm, bất động sản đầu tư và dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

3. Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại bên mua và bên bán

3.1. Trường hợp 1: Chiết khấu ngay khi mua

Giá bán trên hóa đơn GTGT đã bao gồm chiết khấu thương mại cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã bao gồm thuế GTGT:

– Bên bán hạch toán:

  • Nợ TK 111, 112
  • Nợ TK 131
  • Có TK 3331

– Bên mua hạch toán:

  • Nợ TK 156
  • Nợ TK 1331
  • Có TK 111, 112, 331

Trong trường hợp này, việc doanh nghiệp chiết khấu thương mại cho người mua đã được thống nhất trước khi lập hóa đơn, do đó trị giá ghi trên hóa đơn đã bao gồm chiết khấu. Vì vậy, kế toán không cần hạch toán phản ánh chiết khấu thương mại.

\>>>>>> Có thể bạn quan tâm: Hàng Rào Phi Thuế Quan Là Gì?

3.2. Trường hợp 2: Chiết khấu sau khi khách hàng mua nhiều lần

Bút toán hạch toán trả lại chiết khấu năm 2024

Dựa theo số lượng, tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ đã mua thì khách hàng mua nhiều lần sẽ được hưởng chiết khấu thương mại tương ứng. Số tiền chiết khấu cụ thể được tính điều chỉnh trên hóa đơn của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo.

– Nếu số tiền chiết khấu nhỏ hơn số tiền trên hóa đơn thì khách hàng sẽ được bù trừ trực tiếp trên hóa đơn cuối cùng đó:

+ Bên bán hạch toán:

  • Nợ TK 131, 111, 112
  • Có TK 511
  • Có TK 3331

+ Bên mua hạch toán:

  • Nợ TK 156
  • Nợ TK 1331
  • Có TK 111, 112, 331

– Nếu số tiền chiết khấu vượt quá số tiền trên hóa đơn cuối cùng thì kế toán cần lập hóa đơn điều chỉnh giảm những hóa đơn trước và hạch toán theo sự điều chỉnh này:

+ Bên bán: Hạch toán chiết khấu thương mại đã phát sinh trong kỳ thì ghi ghi vào giảm trừ doanh

thu.

  • Nợ TK 521 (Thông tư 200)/Nợ 511 (Thông tư 133)
  • Nợ TK 3331
  • Có TK 131, 111, 112

+ Bên mua: Chiết khấu thương mại được hưởng sẽ ghi nhận theo nhiều cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.

Nếu chiết khấu thương mại nhận được đối với hàng đang ở trong kho thì ghi giảm trị giá hàng tồn kho:

  • Nợ TK 111, 112, 331
  • Có TK 156
  • Có TK 1331

– Nếu chiết khấu thương mại nhận được đối với hàng đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán:

  • Nợ TK 111, 112, 331
  • Có TK 632
  • Có TK 1331

– Nếu chiết khấu thương mại nhận được với hàng hóa sử dụng cho các hoạt động kinh doanh như

sản xuất, quản lý, xây dựng thì ghi giảm các loại chi phí tương ứng:

  • Nợ TK 111, 112, 331
  • Có TK 154, 241, 641, 642
  • Có TK 1331

– Nếu kết thúc chương trình khuyến mãi mới lập hóa đơn thì quá trình hạch toán được thực hiện

tương tự trường hợp số tiền chiết khấu lớn hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng.

– Với những doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo thông tư 200 thì cuối kỳ sẽ kết chuyển giảm giá hàng bán vào tài khoản doanh thu. Các doanh nghiệp sử dụng dụng chế độ theo thông tư 133 sẽ không có bút toán này.

  • Nợ TK 521
  • Có TK 511

\>>>>>> Tham khảo: Lợi Nhuận Kế Toán Là Gì? Phân Biệt Lợi Nhuận Kế Toán Và Kinh Tế

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Hướng Dẫn Hạch Toán Chiết Khấu Thương Mại Bên Mua Và Bên Bán“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.