Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền nghĩa là gì

Hướng dẫn

Trong tác phẩm Chinh phụ ngâm (bản dịch của Đoàn Thị Điểm) có đoạn:

Ngoài đầu cầu nước trong như lọc,

Đường bên cầu cỏ mọc còn non.

Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,

Bộ khôn bằng nhựa thuỷ khôn bằng thuyền.

Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa,

Cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên.

Nhủ rồi tay lại trao liền,

bước đi một bước lại vin áo chàng …

Trong tác phẩm Truyện Kiều ( Nguyễn Du) cũng có đoạn:

Người lên ngựa, kẻ chia bào,

Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi chốn chinh an,

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai sẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường…

Cảm nhận của anh (chị) về nỗi niềm li biệt trong hai đoạn thơ trên.

Từ đó, anh (chị) nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ trong xã hội ngày xưa

Hướng dẫn:

1.Cảm nhận về nỗi niềm li biệt ở hai đoạn thơ

a.Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và 2 đoạn trích

b.Nêu nét giống nhau của hai tác giả Đặng Trần Côn và Nguyễn Du ở hai đoạn trích về: đề tài, hoàn cảnh sáng tác, sự gặp gỡ ở cái nhìn trân trọng cảm thương đối với người phụ nữ.

c.Nêu nét khác nhau (trọng tâm): hai đoạn trích cùng viết về cảm xúc biệt li nhưng tuỳ theo chủ đề của tác phẩm, tuỳ theo cái nhìn, cách nhìn của mỗi tác giả (và người dịch –đoạn 1) mà mỗi tác giả có cách thể hiện, nội dung, sắc thái riêng biệt làm nên vẻ đẹp riêng, nét độc đáo khác nhau:

–Đoạn 1: tả cảnh người chinh phục tiễn chồng ra chiến trận. Tác giả khắc hoạsâu sắc tâm trạng người chinh phụ trong buổi tiễn đưa với bao lưu luyến, bịn rịn, không nỡ rời xa.

Đưa chàng lòng dằng dặc buồn

Bộ khôn bằng nhựa thuỷ khôn bằng thuyền.

–Đoạn 2: Nguyễn Du tập trung miêu tả nỗi đau xa cách khi Kiều tiễn Thúc Sinh về nhà với vợ. Trong nỗ niềm li biệt ấy còn ẩn chứa bao dự cảm bất an, bởi thân phận nàng chỉ là chút nghĩa đèo bòng, Cho nên cuộc chia li không chỉ nhuốm màu sắc “quan san” tê tái mà còn như một ám ảnh chia lìa, khiến cuộc lên đường của chàng Thúc như một cuộc “chinh an”

Người lên ngựa, kẻ chia bào,

Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi chốn chinh an,

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

–Nghệ thuật:

+Đoạn 1: Bút pháp tả cảnh ngụ tình, hình ảnh so sánh ước lệ được dịch giả Đoàn Thị điểm chuyển tải bằng ngôn ngữ thơ song thất lục bát trong sáng, uyển chuyển đã khắc sâu được tâm trạng của người chinh phụ trong buổi tiễn đưa.

+Đoạn 2: Nguyễn Du cũng dùng bút pháp tả cảnh ngụ tình, nhưng thiên nhiên còn đảm nhận vai trò như một nhân vật, lặng thầm sẻ chia bao nỗi niềm đau đớn, tủi thẹn: “Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san”

+Đoạn 1: Nỗi lưu luyến, bịn rịn của người chinh phụ được khắc hoạ ở nhiều góc độ: nỗi lòng, dáng vẻ, cử chỉ

Nhủ rồi tay lại trao liền,

bước đi một bước lại vin áo chàng …

+Đoạn 2: Nguyễn Du chỉ có một câu miêu tả “Người lên ngựa, kẻ chia bào”.Câu thơ lục bát bị bẻ đôi, trong sự đối lập giữa người và kẻ ấy như ẩn chứa bao nỗi cảm thương mà Nguyễn Du dành cho cảnh ngộ của nàng Kiều. Khi chàng Thúc bước lên ngựa thì cũng là lúc Kiều trở thành người cô đơn, lạc loài bên đường …Nguyễn Du cũng đã vận dụng rất thành công hình ảng quen thuộc trong ca dao để làm nổi bật lên tâm trạng cô đơn, cảnh ngộ lẻ loi, gối chiếc của Thuý Kiều:

Vầng trăng ai xẻ làm đôi …

d.Đánh giá khái quát:cả hai đoạn trích đều thể hiện kín đáo cái nhìn nhân đạo sâu sắc và thái độ phê phán hiện thực lúc bấy giờ:

-Nỗi đau li biệt trong Chinh phụ ngâm là cảnh ngộ không được tôn trọng. Từ nỗi đau ấy, nhà thơ gián tiếp tỏ thái độ lên án chiến tranh và đồng cảm sâu sắc với khát vọng sống, được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ.

-Đoạn trích trong Truyện Kiều thì xa cách, biệt li chỉ là cái cớ chỉ là một cái cớ để Nguyễn Du khái quát nỗi đau của thân phận người phụ nữ: từ làm lẽ, cô đơn chiếc bóng đến những cảnh ngộ bị vùi dập phủ phàng …Nỗi đau ấy không của riêng ai:

Đau đớn thay phận đàn bà,

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

2.Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ

-Cảnh ngộ của người chinh phụ hay nàng Kiều trong 2 đoạn trích đều thể hiện nỗi đau mà người phụ nữ ngày xưa phải gánh chịu. Họ đều là nạn nhân của xã hội phong kiến thối nát không tôn trọng quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.

-Cả hai tác giả đã gặp nhau ở tư tưởng nhân đạo, nhân văn sâu sắc à có sức lay động lòng người.

-Có thể trích dẫn thêm ca dao hay một số dẫn chứng thơ ca trung đại nói về thân phận người phụ nữ thời xưa để bài viết được sinh động.

–Lưu ý: ý kiến phát biểu phải tập trung, gắn với tư tưởng của hai đoạn trích trên
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Văn

Theo wikisecret.com

Cảm nhận Chinh phụ ngâm để thấy giá trị nhân đạo sâu sắc mà tác giả đã khéo léo truyền tải vào trong tác phẩm, đặc biệt là trích đoạn “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. Đó chính là ước mơ bình dị về hạnh phúc lứa đôi, là tư tưởng đòi quyền sống, là khát khao hưởng hạnh phúc rất chính đáng của con người… Trong bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.VN cảm nhận Chinh phụ ngâm để thấy những nội dung ý nghĩa trên.

Mở bài: Nỗi xa cách nhớ mong trong tình yêu thường vẫn khiến con người trở nên buồn bã. Cũng chính nỗi nhớ cách xa ấy nhưng nếu đặt trong tình nghĩa vợ chồng có lẽ sẽ khiến con người đau khổ và xót xa hơn nữa. Đặt cảm xúc ấy vào hoàn cảnh người chồng đi chinh chiến phương xa, Đặng Trần Côn đã diễn tả thành công tâm tư, nỗi niềm của người vợ thủy chung, son sắt trong “Chinh phụ ngâm” – một tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại.

Đôi nét về Đặng Trần Côn cùng tác phẩm

Trong quá trình tìm hiểu về nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm, để cảm nhận Chinh phụ ngâm một cách sâu sắc, người đọc cần nắm được đôi nét về tác giả cũng như tác phẩm.

Tìm hiểu Đặng Trần Côn 

Đặng Trần Côn, về tiểu sử của ông, đến giờ không có nhiều tài liệu sử sách có thể cung cấp cụ thể thông tin. Các nhà nghiên cứu chỉ có thể ước đoán ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Đặng Trần Côn là người làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. 

Đặng Trần Côn được người đời biết đến là một người học rộng, tài cao. Sau khi đỗ Hương cống, ông đã từng giữ một số chức quan như: Tri huyện Thanh Oai, Ngự sử đài đại phu. Đặng Trần Côn cũng có nhiều sáng tác ở thể loại phú và thơ chữ Hán. Trong những tác phẩm của mình, ông luôn cố gắng khai thác và khơi sâu đời sống tình cảm phong phú, thầm kín của con người và đặc biệt là người phụ nữ.

Giới thiệu Chinh phụ ngâm 

Khi cảm nhận Chinh phụ ngâm, ta thấy tác phẩm được làm theo thể đoản trường cú (có nghĩa là thể thơ có số lượng chữ nhiều ít khác nhau trong từng câu thơ, nhưng thường là từ 3 – 11 chữ). Tác phẩm được viết bằng chữ Hán có độ dài 478 câu thơ và được thể hiện dưới hình thức của thể ngâm khúc. Đây là thể thơ trữ tình dài hơi và được thể hiện bằng thể song thất lục bát, cách thức trình bày này rất thuận tiện cho việc bộc lộ những tâm trạng, tình cảm buồn phiền, đau xót dằn vặt, thương cảm day dứt của con người.  

Tác phẩm đã được rất nhiều dịch giả dịch thành những bản chữ Nôm để có thể truyền tải một cách gần gũi nội dung của nó đến với đông đảo tầng lớp người đọc.

Về vấn đề dịch giả của “Chinh phụ ngâm”, tác phẩm được dịch ra rất nhiều bản chữ Nôm bởi các dịch giả khác nhau. Trong số các bản dịch đó, có một bản dịch được viết theo thể song thất lục bát gồm 408 câu thơ nhưng lại chưa có tài liệu có đủ cơ sở để đưa ra kết luận bản dịch đó là của Đoàn Thị Điểm hay là của Phan Huy Ích. 

Có nhiều ý kiến cho rằng bản dịch là của Đoàn Thị Điểm vì người ta bắt gặp những điểm phù hợp liên quan giữa bà tác phẩm. Theo đó, do Đoàn Thị Điểm cũng có chung hoàn cảnh với người chinh phụ trong tác phẩm vì phải ở nhà chờ chồng chinh chiến suốt ba năm đằng đẵng, nên bà rất hiểu và cảm thông cho tình cảnh của người chinh phụ. Đặc biệt, giọng văn của “Chinh phụ ngâm” bản Nôm rất đậm chất trữ tình và gần với giọng văn của người phụ nữ. Thế nên, một người phụ nữ tài hòa như Đoàn Thị Điểm là người thích hợp diễn âm “Chinh phụ ngâm” từ chữ Hán sang chữ Nôm.

Tuy nhiên, có khuynh hướng khác lại cho rằng bản dịch trên là của Phan Huy Ích. Sở dĩ có khuynh hướng này là vì nhà họ Phan đã lục tìm trong gia phả của dòng họ và thấy có viết rằng Phan Huy Ích là dịch giả của “Chinh phụ ngâm” (còn gia phả của dòng họ Đoàn Thị Điểm thì không thấy có nhắc gì về việc này). Hơn nữa, nhà họ Phan còn giữ một bản “Chinh phụ ngâm” giống với bản “Chinh phụ ngâm” hiện hành.

Vấn đề ai là tác giả của bản dịch, như đã nói là cho đến nay vẫn chưa được ngã ngũ và còn gây nhiều tranh cãi nhưng độc giả vẫn mãi ghi nhận những cố gắng của dịch giả khi đã chuyển tải thành công nội dung của “Chinh phụ ngâm” dưới một hình thức vô cùng độc đáo.

Xem thêm >>> Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm

Cảm nhận Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn 

Giá trị nội dung của tác phẩm Chinh phụ ngâm

Cảm nhận Chinh phụ ngâm sẽ thấy tác phẩm này đã thể hiện được đôi nét không khí chiến trận của thời phong kiến với những hình ảnh đặc trưng về khói lửa, gươm đao. Đó cũng là dấu hiệu bùng phát của chiến tranh dù không một ai mong muốn điều đó xảy ra.

“Phong hỏa ảnh chiếu Cam Tuyền vân

Cửu trùng án kiếm khởi đương tịch”

Dịch nghĩa:

Ngọn lửa báo có giặc hắt sáng vào đám mây ở Cam Tuyền

Ở chốn Cửu trùng (nhà vua) nổi giận chống kiếm đứng dậy.)

Sống trong thời đại ấy, người làm trai lúc nào cũng luôn được định hướng trong nhận thức là phải gánh vác sự nghiệp của nước nhà. Một khi có lệnh thì ngay lập tức xuất trận không một chút do dự, đắn đo thì mới xứng đáng với danh phận của một trượng phu, nhất là những người đứng ở vai trò thống lĩnh, trọng trách này lại càng nặng nề. Dù cho trong lòng vẫn tha thiết tình riêng nhưng vẫn phải dứt khoát, kiên định với lí tưởng:

“Bán dạ phi hịch truyền tướng quân

Thanh bình tam bách niên thiên hạ

Tùng thử nhung u thuộc vũ thần

Sứ tinh thiên môn thôi hiểu phát

Hành nhân trọng pháp khinh ly biệt

Cung tiễn hề tạo yêu”

(Dịch nghĩa:

Nửa đêm gửi “hịch” nhanh chóng truyền cho Tướng quân

Thiên hạ thái bình đã được ba trăm năm

Từ đây chiến bào lại trao cho quan võ trong triều

Sứ giả từ cung vua mang lệnh đến giục đi sớm

Người ra đi coi trọng phép vua mà xem thường nỗi ly biệt

Cung tên mang bên lưng.)

Tuy nhiên, khi cảm nhận Chinh phụ ngâm sẽ thấy dù thể hiện tinh thần trách nhiệm khi được giao phó nhiệm vụ của người chinh phu trong thời buổi loạn lạc, bài thơ vẫn là một bản án tố cáo sự phi nghĩa của chiến tranh. Vì ra đời trong khoảng thời gian nửa đầu thế kỉ XVII, đây là giai đoạn phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra khắp nơi và cuộc chiến tranh trong tác phẩm thực chất là sự đàn áp của triều đình với phong trào nông dân. Đây chính là cuộc chiến tranh phi nghĩa. 

Với tác phẩm, đã có lúc Đặng Trần Côn thể hiện sự đứng về phía chiến tranh của người chinh phu – chinh phụ. Lí giải cho điều này, có thể xem xét ở góc độ tư tưởng Nho giáo phong kiến. Đặng Trần Côn vốn là một nhà nho nên chắc chắn ông chịu ảnh hưởng rất lớn của tam cương ngũ thường và đạo trung quân. Cũng như vậy, người chinh phu – chinh phụ thuộc vào tầng lớp quý tộc chịu ảnh hưởng tư tưởng phong kiến cũng không ít nên đương nhiên sẽ cố gắng dốc sức để thực hiện lí tưởng giúp vua. 

Thế nhưng, trong tác phẩm, Đặng Trần Côn đã không ít lần bộc lộ sự thương cảm cho hoàn cảnh của nhân vật trên phương diện tình người, tình đời. Ông đã bộc lộ điều đó bằng cách để cho người chinh phụ có những lời lẽ hối tiếc, oán trách kẻ đã gây ra chiến tranh vì người chinh phụ cảm thấy chiến tranh không có ý nghĩa tốt đẹp mà trái lại còn gây ra sự chia cắt và biết bao nhiêu gian khổ, mất mát, hi sinh. 

Do đó, ở phần đầu (câu 1 – 65) và gần cuối tác phẩm (câu 365 – 412) dù có thể hiện cảnh ra đi tràn đầy lí tưởng và cảnh trở về hứa hẹn vinh quang nhưng phần lớn những câu thơ còn lại đều có âm hưởng bi ai, sầu oán, có cả những câu tả cảnh bi thảm nơi trận tiền:

“Thiên ngoại liên y tuyết vũ thùy

Tuyết hàn y hề trướng hổ

Vũ lãnh y hề lang vi

Hàn lãnh ban ban khổ

Thiên ngoại khả liên y”

(Bản diễn Nôm: 

“Quân doanh mưa bão bập bùng

Từng cơn uất đọng hành người chinh phu”)

Do đó khuynh hướng chính toát ra từ tác phẩm vẫn là khuynh hướng tố cáo, oán ghét chiến tranh phi nghĩa thời phong kiến.

Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền nghĩa là gì

Giá trị nhân đạo của tác phẩm Chinh phụ ngâm 

Cảm nhận Chinh phụ ngâm để thấy giá trị nhân đạo toát lên ở lòng thương cảm của nhà thơ dành cho thân phận của người chinh phụ. Trong tác phẩm, tác giả dường như luôn đứng về phía người chinh phụ bằng cách đi sâu và thế giới nội tâm để cảm nhận và bộc lộ những tâm trạng, nỗi lòng của người chinh phụ với nhiều sắc thái, nhiều cung bậc tình cảm. Lúc tiễn chồng đi, người chinh phụ u sầu, buồn bã:

“Tống quân xứ hề tâm du du

Quân đăng đồ hề thiếp hận bất như câu

Quân tâm lưu hề thiếp hận bất như chu

Thanh thanh hữu lưu thủy

Bất tẩy thiếp tâm sầu

Thanh thanh hữu phương thảo

Bất vong thiếp tâm ưu”

(Bản diễn Nôm:

“Đưa chàng lòng dặc dặc buồn

Bộ khôn bằng ngựa thủy khôn bằng thuyền

Nước có chảy mà phiền khôn rửa

Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây”)

Để rồi lúc người chồng đã xung phong ra trận mạc, hằng ngày người chinh phụ ở nhà phải sống trong cô quạnh, sầu tủi và thương nhớ khôn nguôi, nàng không thể san sẻ được cùng ai. Mỗi một thời khắc trôi qua mà dài tưởng như cả năm tháng:

“Y ốc kê thanh thông ngũ dạ

Phi phất hòe âm độ bát chuyên

Sầu tự hải, khắc như niên”

(Bản diễn Nôm:

“Gà eo óc gáy sương năm trống

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên

Khắc giờ đằng đẵng như niên

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”)

Nhưng dù cố gắng, nỗ lực đến nhường nào, khoảng cách về địa lí khiến cho người chinh phụ không thể nào thể hiện trực tiếp những nhớ thương, nên có lúc đã trở nên bất lực, tuyệt vọng vô cùng:

“Thử ý xuân phong nhược khẳng truyền

Thiên kim tá lực ký Yên Nhiên

Yên Nhiên vị năng truyền

Ức quân thiều thiều lộ như thiên”

(Bản diễn Nôm:

“Lòng này gửi gió đông có tiện

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên

Non Yên dù chẳng tới miền

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”)

Bên cạnh đó, tác giả còn rất trân trọng khát vọng thiết tha của người chinh phụ mong muốn được hưởng hạnh phúc lứa đôi trần thế, mãi mãi ở bên người mình yêu thương:

Bản diễn Nôm:

“Liên ngâm đối ẩm đòi phen

Cùng chàng lại kết mối duyên đến già”

Đó là một niềm mong muốn mang tính thiết thực và cụ thể. Hơn hết, niềm hạnh phúc ấy rất cần được hưởng ngay trong cuộc đời này chứ không phải một kiếp đời nào khác. 

Tác giả cũng rất đề cao sự coi trọng của người chinh phụ đối với khoảng thời gian thanh xuân của tuổi trẻ. Chính vì tiếc thương khoảng thời gian ấy mà người chinh phụ mới cảm thấy thời gian trôi thật nhanh từ đó mong muốn tuổi trẻ sẽ mãi lâu bền với thời gian. Cũng chính vì tiếc thương tuổi trẻ, mà khi nhìn thấy dung nhan trong gương, người chinh phụ thấy mình như héo hon, sầu não như thế nào trong những tháng ngày đợi chờ chồng mòn mỏi:

“Cưỡng lâm kính ngọc cân trụy lăng hoa tiền”

(Bản diễn Nôm:

“Gương gượng soi lệ lại châu chan”)

Giá trị nghệ thuật khi cảm nhận Chinh phụ ngâm 

Cảm nhận Chinh phụ ngâm sẽ thấy trong nguyên tác chữ Hán, Đặng Trần Côn đã cho thấy tài năng của mình trong việc sử dụng văn thơ Hán cổ để chuyển tải tâm tư, nỗi niềm của người chinh phụ. Để diễn tả được nội dung tâm trạng tha thiết, nhớ thương của con người trong hình thức thơ trường đoản cú không phải là chuyện đơn giản. 

Thiết nghĩ nếu không sắp xếp được kết cấu và ý tứ khéo léo sẽ không thể cho thấy sự da diết, triền miên của nỗi buồn trong một hình thức khá ngắn gọn của từng câu như vậy. Không những vậy, cảm nhận Chinh phụ ngâm ta cũng nhận thấy rõ tác giả còn sử dụng từ ngữ tài tình và rất nhiều lần hình ảnh thiên nhiên để làm nổi bật tâm tư của con người. Chẳng hạn trong những câu thơ diễn tả nỗi lòng của người chinh phụ thông qua dòng chảy của nước và sắc màu cỏ cây:

“Thanh thanh hữu lưu thủy

Bất tẩy thiếp tâm sầu

Thanh thanh hữu phương thảo

Bất vong thiếp tâm ưu”

Chỉ với từ “thanh thanh” nhưng trong mỗi tổ hợp từ kết hợp lại cho ra một sự diễn tả khác nhau. “Thanh thanh” với “lưu thủy”  thì như gợi âm thanh chảy trôi vận động, còn “thanh thanh” với “phương thảo” thì gợi sắc màu tràn đầy sức sống. Lẽ ra, tương ứng với sự sinh động của cảnh vật thì tâm trạng con người cũng phấn chấn, hồ hởi nhưng người chinh phụ lại xuất hiện trong cái “ưu”, nỗi “sầu”, tạo nên sự đối lập rõ rệt. Như vậy, chính tính chất của thiên nhiên trong câu thơ làm tăng thêm hiệu quả trong việc thể hiện tâm trạng của con người.

Nếu như nguyên tác sử dụng thể ngâm để thể hiện nỗi niềm nhân vật thì thể thơ song thất lục bát trong bản diễn Nôm (của Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích) cũng có những ưu điểm đáng ghi nhận. Chính nhạc tính của thể thơ đã giúp cho nhân vật trải lòng dễ dàng hơn, ta có thể cảm nhận trong những lời tâm sự độc thoại của nhân vật tiếng lòng thổn thức, nghẹn ngào. Lúc thủ thỉ thở than:

“Đèn có biết, dường bằng chẳng biết

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi

Buồn rầu nói chẳng nên lời

Hoa đèn kia với bóng người khá thương”

Khi thét gào tha thiết:

“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu 

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong

Cảnh buồn người thiết tha lòng

Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun”

Tổng kết khi cảm nhận Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn 

Cảm nhận Chinh phụ ngâm sẽ thấy tác phẩm có nội dung trọng tâm là miêu tả diễn biến tâm trạng của người chinh phụ trong thời gian chờ chồng đi chinh chiến. Thông qua đó, tác phẩm này của Đặng Trần Côn cũng góp phần thể hiện được tiếng nói tố cáo sự khốc liệt, phi nghĩa của những cuộc chiến tranh thời phong kiến và đồng thời cũng bộc lộ niềm khát khao của con người trong việc đòi lại những quyền rất đỗi cơ bản, đó là quyền được sống, quyền được chọn lựa hạnh phúc lứa đôi. 

Về nghệ thuật, tác phẩm đã cho thấy sự tài năng của tác giả trong việc sử dụng loại hình thơ văn Hán cổ dưới hình thức của điệu ngâm. Bên cạnh đó, cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh cũng góp phần tạo nên thành công cho tác giả trong việc chuyển tải nội dung nói trên.

Kết bài: Như vậy, với những ý nghĩa về nội dung và giá trị về nghệ thuật nói trên của “Chinh phụ ngâm”, Đặng Trần Côn đã góp vào kho tàng văn học nước nhà một tác phẩm đặc sắc để người đọc có cơ hội tìm hiểu ít nhiều về nội dung và nghệ thuật của một thời văn học trung đại đã qua.

Trên đây là những cảm nhận Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích trong quá trình học tập. Chúc bạn luôn học tốt!

Please follow and like us:

Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền nghĩa là gì

Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền nghĩa là gì