Bluetooth 4.1 là gì

Chắc hẳn bạn đã nghe đến các cụm từ “sóng Wifi” hoặc “sóng Bluetooth” thì cũng đã mường tượng ra được Bluetooth là gì rồi phải không. Cụ thể hơn, công nghệ Bluetooth sử dụng sóng Radio có tần số 2,4 Ghz. Đây là công nghệ giúp trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị điện tử với nhau trong khoảng cách ngắn mà không cần sử dụng cáp sợi truyền thống.

Wifi và Bluetooth cùng sử dụng một tần số 2,4Ghz nhưng giữa chúng lại không có xung đột gì bởi vì Bluetooth sử dụng tần số có bước sóng ngắn hơn Wifi. Vì là một công nghệ có tiêu chuẩn nhất định nên khi sản xuất các thiết bị điện tử, nhà sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật chung để tạo ra sự tương thích giữa các sản phẩm. Chính vì thế nếu bạn sử dụng các thiết bị điện tử, bạn có thể thấy là cho dù 2 thiết bị được sản xuất bởi các hãng khác nhau nhưng cùng được trang bị tính năng Bluetooth thì vẫn có thể sử dụng nó để trao đổi dữ liệu giữa 2 máy mà không gặp phải trục trặc gì.

Sơ qua lịch sử phát triển của Bluetooth

Đầu tiên, về tên gọi của công nghệ không dây này thì nó được đặt theo tên của một vị vua Đan Mạch có tên là Harald Bluetooth – là vị vua nổi tiếng về khả năng thương lượng và giao tiếp với mọi người.

Bluetooth được phát triển đầu tiên bởi một kỹ sư điện tử của Ericcson vào năm 1994. Sau đó, nó được chuẩn hóa bởi Bluetooth Special Interest Group (SIG) – là một tổ chức được thành lập bởi các hãng sản xuất điện tử nổi tiếng Ericcson, IBM, Intel, Nokia, Toshiba và sau này có sự tham gia của Microsoft, Lenovo và Apple. Chức năng của tổ chức là giám sát việc phát triển các tiêu chuẩn Bluetooth và cấp phép cho các nhà sản xuất công nghê không dây này. Công nghệ Bluetooth chính thức được chuẩn hóa rồi được công bố rộng rãi vào ngày 20/5/1999 và nhanh chóng trở nên phổ biến chỉ sau vài năm.

Các chuẩn kết nối Bluetooth

Các chuẩn kết nối Bluetooth từ trước tới giờ gồm:

– Bluetooth 1.0 và 1.0B: đạt tốc độ xấp xỉ 1Mbps nhưng công nghệ này lại gặp nhiều vấn đề về khả năng tương thích

– Bluetooth 1.1: Đây là bản được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn IEEE 802.15 và là phiên bản sửa lỗi của phiên bản 1.0 nhưng không thay đổi tốc độ.

– Bluetooth 1.2: phiên bản được cải thiện hơn về việc làm giảm thời gian dò tìm và tăng tốc độ kết nối hơn so với 1.1 lên tới 721kbs/s

– Bluetooth 2.0 + EDR: là phiên bản được công bố năm 2004. Đây là phiên bản lần đầu tiên giới thiệu công nghệ EDR (Enhanced Data Rate) giúp tăng tốc độ truyền dữ liệu. Tốc độ chuẩn của Bluetooth 2.0 + EDR lên tới 2.1 Mbps và giảm một nửa lượng tiêu thụ năng lượng so với phiên bản trước.

– Bluetooth 2.1 + EDR:  đây là phiên bản nâng cấp của 2.0 với sự cải thiện về hiệu năng và tiết kiệm năng lượng hơn so với những phiên bản trước. Một nhược điểm của phiên bản này là nó không cho phép truyền những file có dung lượng lớn (khoảng 1GB trở lên), thế nên nếu muốn chuyển những file có dung lương từ 1 đến 2GB trở lên giữa các thiết bị thì chỉ có thể dùng cáp sạc USB để truyền.

– Bluetooth 3.0 + HS: phiên bản này được SIG công bố vào ngày 21/4/2009 với sự tốc độ truyền tải dữ liệu lên tới 24Mbps. Ngoài ra, phiên bản này giúp các thiết bị tương tác tốt hơn, tăng khả năng kết nối và tiết kiệm năng lượng hơn nhờ chức năng điều khiển năng lượng nâng cao.

– Bluetooth 4.0 + LE: SIG công bố phiên bản 4.0 vào ngày 30/6/2010 là sự kết hợp giữa Classic Bluetooth, Bluetooth high speed và Bluetooth Low Energy . Phiên bản này giúp những thiết bị kết nối với nhau nhanh hơn với công nghệ Bluetooth HS và tiết kiệm năng lượng hơn so với các phiên bản trước bằng công nghệ Bluetooth LE. 

– Bluetooth 4.1: tiếp theo phiên bản 4.0 là phiên bản 4.1 được SIG công bố vào ngày 4/12/2013. Phiên bản có cải tiến lớn đáng chú ý:

Cải thiện tình trạng chồng chéo tín hiệu: tín hiệu của Bluetooth 4.0 và mạng 4G sẽ bị chồng lấn lên nhau nếu bật bluetooth trong phạm vi có sóng 4G. Phiên bản 4.1 đã cải thiện tình trạng này bằng cách nó phối hợp tự động với sóng 4G luôn mà không có sự riêng biệt nào giữa 2 luồng tín hiệu.

Khả năng kết nối thông minh: Bluetooth 4.1 sẽ cho phép các nhà sản xuất có thể xác định khoảng thời gian kết nối trở lại sau thời gian chờ trên các thiết bị của họ.

Cải thiện khả năng truyền dữ liệu: các thiết bị điện tử khi sử dụng Bluetooth 4.1 khi giao tiếp thì chúng sẽ giao tiếp độc lập mà không phải phụ thuộc vào trung tâm điều khiển.

– Bluetooth 4.2: được công vào ngày 2/12/2014 với những đặc tính được cải tiến gồm tăng tốc độ lên 2.5 lần; tăng mức độ bảo mật và tiết kiệm năng lượng hơn với gói dữ liệu mở rộng; bảo mật đường truyền liên kết với bộ lọc mở rộng hay hỗ trợ kết nối internet với giao thức IPv6 (Internet Protocol version 6).

– Bluetooth 5.0: đây là phiên bản mới nhất được SIG trình làng vào ngày 16/6/2016. Những cải tiến đáng kể như Bluetooth 5.0 có độ phủ sóng rộng gấp 4 lần, tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp đôi và tiết kiệm hơn gấp 2.5 lần so với 4.0

Thiết bị đầu tiên vận hành công nghệ Bluetooth 5.0 là Smartphone Samsung Galaxy S8 vào tháng 4 năm 2017. Tiếp đó, tháng 9 cùng năm thì các sản phẩm iPhone mới nhất của Apple là iPhone 8, 8 Plus, và iPhone X cũng được hỗ trợ Bluetooth 5.0.

Công dụng của Bluetooth

Với công nghệ không dây tiên tiến này, Bluetooth đã đem lại nhiều hữu ích mà mọi người vẫn thường biết tới về nó.

– Cho phép các thiết bị kết nối được với nhau để trao đổi thông tin giữa chúng. Ví dụ như điện thoai di động với nhau, máy tính bảng, máy tính xách tay, máy in, các thiết bị dùng định vị GPS,…

– Giao tiếp và điều khiển giữa một thiết bị di dộng với tai nghe không dây (tai nghe bluetooth).

– Trở thành đường truyền kết nối không dây giữa các thiết bị vào – ra của máy tính như chuột – bàn phím không dây.

– Ứng dụng trong các thiết bị điều khiển từ xa như bộ điều khiển đồ chơi, điều khiển tivi, điều hòa,…

– Kết nối internet cho máy tính bằng cách biến smartphone làm modem.

– Được thay thế cho tia hồng ngoại.

Lời kết

Như vậy qua bài viết này, các bạn đã hiểu thêm được Bluetooth là gì và công dụng của nó như thế nào rồi phải không. Phong Vũ tin rằng, trong tương lai Bluetooth không chỉ dừng lại ở phiên bản 5.0 mà sẽ còn được cải tiến hơn với những tính năng ưu việt hơn trong mảng công nghệ không dây.

Khi thời đại kết nối không dây bùng nổ, Bluetooth đã trở thành khái niệm quen thuộc trong đời sống của chúng ta khi được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy bản chất Bluetooth là gì? Và nó có tác dụng như thế nào?

Bluetooth là gì?

Bluetooth là một thuật ngữ công nghệ dùng để chỉ một phương thức kết nối và truyền tải dữ liệu không dây tầm gần giữa các thiết bị điện tử. Công nghệ này hỗ trợ việc truyền dữ liệu qua các khoảng cách ngắn giữa các thiết bị di động và cố định, tạo nên các mạng cá nhân không dây (tên tiếng Anh: Wireless Personal Area Network, viết tắt là PAN).

Tên gọi "Bluetooth" được đặt theo tên của vị vua trong lịch sử Đan Mạch và Na Uy là Harald Bluetooth, người nổi tiếng về khả năng dàn xếp và thương lượng.

Bluetooth được phát triển đầu tiên bởi Ericsson và sau đó được chuẩn hoá bởi Bluetooth Special Interest Group (SIG) – một liên minh được thành lập bởi Sony Ericsson, IBM, Intel, Toshiba và Nokia, sau đó có sự tham gia của nhiều công ty khác với tư cách cộng tác hay hỗ trợ. Bluetooth được chính thức phát hành vào ngày 20 tháng 5 năm 1999 và nhanh chóng trở nên phổ biến sau vài năm.

Các chuẩn kết nối Bluetooth

Công nghệ Bluetooth sử dụng sóng Radio với tần số 2.4GHz. Tuy sử dụng cùng tần số với công nghệ Wifi nhưng chúng không hề xung đột với nhau vì Bluetooth có bước sóng ngắn hơn. Bluetooth là một chuẩn điện tử, nó bắt buộc các hãng sản xuất các thiết bị phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật chung nhằm tạo sự tương thích tối ưu giữ các thiết bị với nhau. Các chuẩn kết nối Bluetooth từ trước đến nay bao gồm:

  • Bluetooth 1.0: Đạt tốc độ xấp xỉ 1Mbps nhưng gặp nhiều vấn đề về tính tương thích.
  • Bluetooth 1.1: Đây là bản sửa lỗi tương thích cho phiên bản 1.0.
  • Bluetooth 1.2: Giảm thời gian dò tìm và tăng tốc độ kết nối so với phiên bản 1.1.
  • Bluetooth 2.0 +ERD: Được công bố vào tháng 7/2007, phiên bản ổn định hơn và cho tốc độ chia sẻ nhanh hơn, đồng thời giảm mức độ tiêu thụ năng lượng.
  • Bluetooth 2.1 +ERD: Có thêm cơ chế kết nối phạm vi nhỏ.
  • Bluetooth 3.0 + HS ( High Speed): Được giới thiệu vào 21/4/2009, chuẩn kết nối này có tốc độ lý thuyết lên đến 24Mbps. Những thiết bị hỗ trợ Bluetooth 3.0 nhưng không có +HS sẽ không đạt được tốc độ trên. Tuy tốc độ cao nhưng Bluetooth vẫn chỉ hỗ trợ nhu cầu chia sẻ nhanh file có dung lượng thấp hay kết nối với loa, tai nghe…
  • Bluetooth 4.0: Được cho ra mắt vào ngày 30/6/2010, Bluetooth 4.0 là sự kết hợp của “classis Bluetooth” (Bluetooth 2.1 và 3.0 ), “ Bluetooth high speed” (Bluetooth 3.0+ HS) và “ Bluetooth low energy” (Bluetooth smart ready / Bluetooth smart). Bluetooth 4.0 với cách thức hoạt động hoàn toàn mới để những kết nối đơn giản được thực hiện nhanh chóng, chuẩn mới còn hỗ trợ truyền tải nhanh hơn, tiết kiệm pin hơn.
  • Bluetooth 4.1: Đây là phiên bản nâng cấp của Bluetooth 4.0, mang đến tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn và giúp các thiết bị di động thông minh dễ dàng kết nối hơn so với trước đây.
  • Bluetooth 4.2: Ra mắt chính thức vào tháng 12/2014, phiên bản này có tốc độ truyền dữ liệu đã được nâng lên gấp 2,5 lần, cùng với đó là việc tiêu thụ điện năng ít hơn, bảo mật cao hơn và đặc biệt là có thể kết nối trực tiếp Internet thông qua chuẩn IPv6.
  • Bluetooth 5.0: Là công nghệ Bluetooth phổ thông hiện đại nhất hiện nay, Bluetooth 5.0 giảm thiểu mức độ tiêu thụ điện năng tối đa gấp 2,5 lần so với Bluetooth 4.2. Ngoài ra, công nghệ này còn thể hiện độ phủ sóng kết nối ở phạm vi gấp bốn lần so với Bluetooth 4.0 trước kia - tương đương khoảng 300 mét trong thực tế. Hầu hết các dòng smartphone hiện đại nhất hiện nay như iPhone 11 Pro Max hay Samsung Galaxy Note 20 Ultra đều đang được tích hợp Bluetooth 5.0.
  • Bluetooth 5.1: Đây là phiên bản mới nhất của công nghệ Bluetooth hiện nay, cho phép bạn trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị cách nhau một khoảng ngắn. So với phiên bản cũ, Bluetooth 5.1 được trang bị thêm tính năng Randomized Advertising Channel Indexing, cho phép thiết bị Bluetooth tự thông báo khi nó sẵn sàng kết nối. Ngoài ra không giống như Bluetooth 5.0 yêu cầu các thiết bị phải đi cùng với một dữ liệu gói cụ thể, Bluetooth 5.1 cho phép các thiết bị chọn các kênh một cách ngẫu nhiên. Tính năng mới này rất hữu ích, khi bạn ở khu vực có nhiều thiết bị thông báo rằng chúng đã sẵn sàng kết nối. Tuy vậy Bluetooth 5.1 vẫn cần thêm một thời gian phát triển nữa thì mới có thể trở nên đại trà như Bluetooth 5.0 hiện nay. 

Những ứng dụng của Bluetooth trong cuộc sống

Bluetooth được trang bị trên các thiết bị điện tử như điện thoại di động, điện thoại cố định, máy tính xách tay, PC, máy in, thiết bị định vị dùng GPS, máy ảnh số và máy chơi game… cho phép chúng kết nối và trao đổi thông tin với nhau nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng của người dùng.

Các ứng dụng nổi bật của Bluetooth bao gồm:

  • Điều khiển và giao tiếp không dây giữa một điện thoại di động và tai nghe không dây (vẫn thường được biết đến với tên gọi tai nghe Bluetooth);
  • Thiết lập mạng không dây giữa các máy tính cá nhân trong một không gian hẹp đòi hỏi ít băng thông;
  • Giao tiếp không dây với các thiết bị vào ra của máy tính, chẳng hạn như chuột, bàn phím và máy in;
  • Truyền dữ liệu giữa các thiết bị dùng giao thức OBEX;
  • Thay thế các giao tiếp nối tiếp dùng dây truyền thống giữa các thiết bị đo, thiết bị định vị dùng GPS, thiết bị y tế, máy quét mã vạch, và các thiết bị điều khiển giao thông;
  • Thay thế các remote điều khiển dùng tia hồng ngoại;
  • Điều khiển từ xa cho các thiết bị chơi game điện tử;
  • Kết nối Internet cho PC hoặc PDA bằng cách dùng điện thoại di động thay modem.

Nhược điểm và ưu điểm Bluetooth

Ưu điểm Bluetooth

  • Thay thế hoàn toàn dây nối;
  • Không gây nguy hại đến sức khoẻ con người;
  • Bảo mật an toàn với công nghệ mã hóa trong;
  • Kết nối dễ dàng trong phạm vi gần;
  • Công nghệ đơn giản, giá thành rẻ;
  • Không gây nhiễu sóng các thiết bị khác;
  • Tốn ít năng lượng;
  • Được nhiều nhà sản xuất thiết bị hỗ trợ.

Nhược điểm Bluetooth

  • Tốc độ truyền tải thấp;
  • Sóng bị ảnh hưởng bởi vật cản;
  • Thời gian thiết lập và dò tìm thiết bị khá lâu.

Các thiết bị được tích hợp kết nối Bluetooth

Với nhiều ưu điểm hữu ích, Bluetooth ngày nay đã xuất hiện phổ biến trên rất nhiều các dòng điện thoại, máy tính bảng, laptop hay những phụ kiện như loa, chuột, tai nghe không dây… Thậm chí còn được ứng dụng để kết nối smartphone với xe hơi. Trong tương lai, Bluetooth dự kiến còn được vận dụng nhiều hơn nữa và góp mặt trên hầu hết các đồ dùng thông minh trong ngôi nhà bạn.

Trúc Phong

Câu hỏi thường gặp

❓ Bluetooth là gì?

Bluetooth là một thuật ngữ công nghệ dùng để chỉ một phương thức kết nối và truyền tải dữ liệu không dây tầm gần giữa các thiết bị điện tử. Công nghệ này hỗ trợ việc truyền dữ liệu qua các khoảng cách ngắn giữa các thiết bị di động và cố định, tạo nên các mạng cá nhân không dây (tên tiếng Anh: Wireless Personal Area Network, viết tắt là PAN)

🤔 Các chuẩn kết nối Bluetooth là gì?

  • Bluetooth 1.0: Đạt tốc độ xấp xỉ 1Mbps nhưng gặp nhiều vấn đề về tính tương thích.
  • Bluetooth 1.1: Đây là bản sửa lỗi tương thích cho phiên bản 1.0.
  • Bluetooth 1.2: Giảm thời gian dò tìm và tăng tốc độ kết nối so với phiên bản 1.1.
  • Bluetooth 2.0 +ERD: Được công bố vào tháng 7/2007, phiên bản ổn định hơn và cho tốc độ chia sẻ nhanh hơn, đồng thời giảm mức độ tiêu thụ năng lượng.
  • Bluetooth 2.1 +ERD: Có thêm cơ chế kết nối phạm vi nhỏ.
  • Bluetooth 3.0 + HS ( High Speed): Được giới thiệu vào 21/4/2009, chuẩn kết nối này có tốc độ lý thuyết lên đến 24Mbps. Những thiết bị hỗ trợ Bluetooth 3.0 nhưng không có +HS sẽ không đạt được tốc độ trên. Tuy tốc độ cao nhưng Bluetooth vẫn chỉ hỗ trợ nhu cầu chia sẻ nhanh file có dung lượng thấp hay kết nối với loa, tai nghe…
  • Bluetooth 4.0: Được cho ra mắt vào ngày 30/6/2010, Bluetooth 4.0 là sự kết hợp của “classis Bluetooth” (Bluetooth 2.1 và 3.0 ), “ Bluetooth high speed” (Bluetooth 3.0+ HS) và “ Bluetooth low energy” (Bluetooth smart ready / Bluetooth smart). Bluetooth 4.0 với cách thức hoạt động hoàn toàn mới để những kết nối đơn giản được thực hiện nhanh chóng, chuẩn mới còn hỗ trợ truyền tải nhanh hơn, tiết kiệm pin hơn.

💪 Bluetooth làm được gì?

  •  Điều khiển và giao tiếp không dây giữa một điện thoại di động và tai nghe không dây (vẫn thường được biết đến với tên gọi tai nghe Bluetooth)
  • Thiết lập mạng không dây giữa các máy tính cá nhân trong một không gian hẹp đòi hỏi ít băng thông
  • Giao tiếp không dây với các thiết bị vào ra của máy tính, chẳng hạn như chuột, bàn phím và máy in
  • Truyền dữ liệu giữa các thiết bị dùng giao thức OBEX
  • Thay thế các giao tiếp nối tiếp dùng dây truyền thống giữa các thiết bị đo, thiết bị định vị dùng GPS, thiết bị y tế, máy quét mã vạch, và các thiết bị điều khiển giao thông
  • Thay thế các remote điều khiển dùng tia hồng ngoại
  • Điều khiển từ xa cho các thiết bị chơi game điện tử

Video liên quan

Chủ đề