Biến thể delta tồn tại bao lâu trên bề mặt

Hình ảnh mô phỏng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Ảnh: MedPage Today/TTXVN

Đài Sputnik đưa tin theo kết quả nghiên cứu vừa được công bố tuần trước, Omicron có thể tồn tại 193 giờ (hơn 8 ngày) trên bề mặt nhựa, lâu gấp 3 lần chủng virus SARS-CoV-2 gốc ở Trung Quốc (56 giờ), hay chủng Beta có nguồn gốc tại Nam Phi và Delta có nguồn gốc tại Ấn Độ.

Ngoài ra, nhóm nhà khoa vẫn tìm thấy biến thể Omicron trên bề mặt thuỷ tinh và thép không gỉ sau 7 ngày. Virus này tồn tại trên da khoảng 21 giờ, trong khi chủng gốc chỉ tồn tại chưa đến 8 giờ.

Họ cho rằng: "Cần có thêm bằng chứng để giải thích về việc Omicron có khả năng lây truyền gia tăng trong cộng đồng. Virus bám trụ lâu trên các bề mặt có thể là một trong những nguyên nhân tiềm tàng và cần giới chức cân nhắc khi đưa ra các biện pháp chống virus lây lan".

Tuy vậy, các chuyên gia lưu ý người dân không cần quá lo ngại về phát hiện trên. Bởi lẽ, khả năng con người bị lây nhiễm do hít phải virus là cao hơn nhiều lần so với chạm vào các bề mặt bị nhiễm khuẩn.

Giáo sư y tế cộng đồng Leo Poon tại Đại học Hong Kong khuyến cáo người dân nên chú ý lau chùi các đồ vật mà họ thường xuyên cầm nắm như chuông cửa, nút bấm trong thang máy hay tay vịn cầu thang.

Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp loại Omicron là biến thể gây lo ngại vì nó lây truyền mạnh hơn so với các biến thể khác của COVID-19, cũng như có thể lẩn tránh vaccine. Tuy nhiên, nó được cho là gây triệu chứng nhẹ hơn so với các chủng trước đây.

//suckhoedoisong.vn/omicron-ton-tai-tren-be-mat-den-8-ngay-lau-gap-ba-lan-bien-the-khac-169220320090320511.htm

Hoàng Trang Báo Tin tức

Hình ảnh biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 dưới kính hiển vi - Ảnh: AFP

Các chuyên gia y tế đều cho rằng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 chủ yếu lây truyền qua không khí. Tuy nhiên, đã có những lo ngại, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của đại dịch, về nguy cơ virus lây lan khi con người chạm vào các bề mặt chứa virus. Các nhà nghiên cứu tiếp tục điều tra theo hướng này nhằm tìm hiểu rõ hơn về cách virus lây lan và tồn tại trong môi trường. 

Trong 2 nghiên cứu gần đây, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng biến thể Omicron tồn tại lâu hơn trên bề mặt và trên da người so với các biến thể khác.

Trong nghiên cứu thứ nhất, các nhà khoa học thử nghiệm trên các mẫu da người cũng như thử nghiệm bề mặt khác là nhựa. Theo đó, thời gian virus tồn tại được tính cho đến khi virus không thể tồn tại trong các mẫu được đặt trên các bề mặt. 

Trên bề mặt nhựa, chủng virus ban đầu của SARS-CoV-2 được phát hiện tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) tồn tại 56 giờ. Các biến thể sau đó của virus gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta lần lượt tồn tại trong khoảng 191, 157, 59 và 114 giờ, còn biến thể Omicron là 193,5 giờ. Trên da người, chủng virus ban đầu tồn tại 8,6 giờ, trong khi các biến thể trên tồn tại từ 11-19,6 giờ và Omicron là 21,1 giờ.

Trong nghiên cứu thứ hai, các tác giả so sánh thời gian chủng virus gốc của SARS-CoV-2 và biến thể Omicron trên các bề mặt nhẵn với bề mặt có lỗ rỗng, như thép không gỉ, tấm nhựa polypropylene (PP), thủy tinh, giấy ăn và giấy in. Nghiên cứu này không thí nghiệm với các biến thể khác như Delta. 

Kết quả là nhìn chung, Omicron tồn tại lâu hơn so với chủng virus gốc trên tất cả các bề mặt này. Sau 2 ngày, đa số chủng virus ban đầu của SARS-CoV-2 biến mất khỏi thép không gỉ và tấm nhựa PP. Sau 4 ngày, virus chỉ tồn tại trên bề mặt thủy tinh. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu vẫn phát hiện biến thể Omicron trên những bề mặt này sau 7 ngày.

Đối với các bề mặt có lỗ rỗng, chủng virus ban đầu không thể tồn tại trên giấy ăn sau 30 phút. Lượng virus được phát hiện sau 5 phút trên giấy in giảm 99,68% và biến mất sau 15 phút. Tuy nhiên, biến thể Omicron vẫn có thể được phát hiện trên giấy ăn và trên giấy in sau 30 phút...

Cả hai nghiên cứu trên chưa được giới khoa học thẩm định trước khi xuất bản trên các tạp chí chuyên ngành. Tuy nhiên, các nghiên cứu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 và các biến thể mới trong môi trường và trên bề mặt, từ đó giúp hạn chế sự lây lan của virus. 

Theo TTXVN

Hàng ngày, con người có rất nhiều hoạt động cần tiếp xúc bề mặt vải. Nhiều người lo lắng liệu bề mặt vải có phải môi trường vi rút corona có thể tồn tại và gây nhiễm?

Mặc dù trong một số nghiên cứu đã xác định virus corona có khả năng tồn tại lên đến 72 giờ trên các loại bề mặt, nhưng chưa có nghiên cứu nào về việc lây truyền qua các vật dụng bằng vải. Thuật lại lời của Lisa Maragakis - Giám đốc cấp cao về phòng chống nhiễm trùng tại Hệ thống Y tế Johns Hopkins: “Cho đến nay, đã có các bằng chứng chứng minh khả năng lây lan của vi rút qua các bề mặt mềm (như vải) thấp hơn so với các bề mặt cứng thường xuyên chạm vào như nút thang máy hoặc tay nắm cửa”.

Các điều tra gần đây cho thấy covid 19 chủ yếu lây lan qua tiếp xúc gần chứ không qua tiếp xúc với các bề mặt cứng hoặc mềm. Điều tốt nhất để bảo vệ bản thân là ở nhà trong thời gian dịch covid-19 vẫn đang còn diễn biến phức tạp. Nếu bạn có việc bắt buộc ra ngoài thì cần phải thực hiện các biện pháp cách ly giữa người - người tại nơi công cộng theo hướng dẫn của Bộ y tế.

Rửa tay với nước rửa tay khô phòng tránh covid-19

Robert Redfield, giám đốc CDC trong một phát ngôn với National Public Radio đã nói rằng: “Vi rút corona không lây lan dễ dàng từ người sang người, nó cần một khoảng cách tối thiểu 2m để làm được điều này”. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan mà cần phải sử dụng chất khử trùng tay, tránh chạm tay lên mặt khi ra khỏi nhà và rửa tay sạch khi về nhà.

CDC khuyến cáo rằng nếu bạn và gia đình không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh covid 19 và đang tự cách ly tại nhà thì cũng cần phải duy trì thực hiện các biện pháp vệ sinh, tắm giặt hàng ngày và giữ khoảng cách tối thiểu 2m với mọi người.

Khi bạn nghi ngờ bản thân tiếp xúc với những người có nguy cơ lây nhiễm covid 19 thì cần phải thay quần áo và giặt sạch ngay lập tức, đặc biệt là các bề mặt cứng như cúc áo, khóa sẹc, nơi vi rút có thể tồn tại. Nhớ rửa sạch tay sau khi cho đồ áo vào máy giặt. Vi rút bị chết ở nhiệt độ trên 133 độ F, do đó cần đảm bảo phơi khô quần áo ở trên mức nhiệt này.

Mang theo khăn lau khử trùng để lau tay cầm và các nút của máy giặt trước khi sử dụng.

Đối với những người sử dụng chung máy giặt có thể thực hiện các biện pháp sau để bảo vệ bản thân và mọi người trong thời kỳ dịch bệnh:

  • Giữ khoảng cách nơi phòng giặt: Nếu phòng giặt chung nơi bạn ở không có diện tích đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m thì bạn không nên vào phòng giặt khi đang có người trong phòng. Bạn cũng nên đề nghị với ban quản lý khu nhà thiết lập lịch giặt phù hợp, đảm bảo an toàn trong mùa dịch covid.
  • Chuẩn bị quần áo sẵn sàng trước khi đi giặt để giảm thiểu thời gian đứng ở phòng giặt và nguy cơ chạm vào các bề mặt ở phòng giặt.
  • Mang theo khăn lau khử trùng và dung dịch rửa tay để lau tay cầm và các nút của máy giặt trước khi sử dụng. Hoặc rửa tay ở bồn rửa tại phòng giặt nếu có.
  • Bạn nên mang theo giỏ đựng quần áo riêng để tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.
  • Đừng chạm vào mặt của bạn trong thời gian giặt đồ.
  • Không nên đứng lại lâu ở phòng giặt sau khi đã bấm nút giặt đồ vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các bề mặt tại phòng giặt và gặp gỡ những người đến giặt đồ.

Thời gian Virus corona tồn tại trên bề mặt

Khi có người thân trong gia đình mắc bệnh corona, bạn cần thực hiện các biện pháp xử lý đồ vải. CDC khuyến nghị thực hiện các biện pháp sau:

  • Mang găng tay dùng một lần trước khi tiến hành xử lý đồ vải bẩn và rửa tay ngay sau khi cởi găng tay.
  • Cố gắng không dụ đồ vải bẩn để tránh lây nhiễm vi rút corona vào không khí.
  • Sử dụng nước ấm nhất có thể để giặt đồ, lau khô vật dụng xung quanh sau khi hoàn tất thao tác giặt
  • Có thể dùng chung máy giặt với người mắc bệnh covid 19

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Lịch trình di chuyển của bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề