Biến phí ngoài sản xuất là gì

Phân loại chi phí trong DNSX là việc căn cứ vào các tiêu thức khác nhau để phân chia chi phí phát sinh trong doanh nghiệp thành từng nhóm nhằm phục vụ cho việc điều hành và kiểm soát chi phí. Có nhiều các thức phân loại chi phí khác nhau trong doanh nghiệp, vì mỗi cách thức phân loại chi phí đều có những mục tiêu nhất định, có thể phân loại chi phí theo các tiêu thức sau đây:

*) Phân loại chi phí theo hoạt động (theo chức năng hoạt động)

Theo tiêu thức này, gồm có:

Chi phí hoạt động SXKD thông thường: chi phí SXKD (chi phí sản xuất gồm có: chi phí NVLTT; chi phí NCTT; chi phí SXC; chi phí ngoài sản xuất (chi phí bán hàng, chi phí QLDN) và chi phí hoạt động tài chính.

Chi phí khác: là những khoản chi phí phát sinh một cách không thường xuyên ngoài chi phí sản xuất kể trên: chi phí nhượng bán, thanh lý TSCĐ; tiền do vi phạm hành chính; truy thu thuế

Với tiêu thức phân loại này sẽ giúp nhà quản trị quản lý được chi phí thuộc hoạt động SXKD thông thường và chi phí ngoài hoạt động SXKD khác từ việc xác định tỷ trọng các loại chi phí để có phương thức kiểm soát phù hợp với từng loại, đổi mới cách thức sản xuất và quản lý để giảm thiểu chi phí SXKD thông thường đồng thời giảm tối đa các chi phí khác nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

*) Phân loại chi phí SXKD căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí (phân loại chi phí SXKD theo yếu tố)

Theo cách phân loại này, những chi phí có cùng nội dung tính chất kinh tế được xếp thành một loại không kể chi phí đó phát sinh ở đâu, dùng vào mục đích gì. Theo cách này chi phí được chia làm 5 yếu tố:

Chi phí nguyên liệu, vật liệu: là toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phù tùng thay thế, thiết bị dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ.

Chi phí nhân công: bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ BNN, KPCĐ và các khoản phải trả khác cho người lao động trong kỳ.

Chi phí khấu hao TSCĐ: là toàn bộ giá trị khấu hao TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ.

Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ chi phí liên quan đến các loại dịch vụ mua ngoài như: tiền điện, tiền nước, điện thoại, sửa chữa phục vụ cho các hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong kỳ.

Chi phí khác bằng tiền: là những chi phí khác phát sinh ngoài 4 yếu tố chi phí trên dùng cho hoạt động SXKD trong kỳ.

Với tiêu thức phân loại này sẽ giúp nhà quản trị biết rõ từng loại chi phí phát sinh trong kỳ là chi phí NVL hay chi phí nhân công hay chi phí khấu hao máy móc thiết bịđể từ đó có cách thức quản trị về vật tư, về nhân công, máy móc thiết bị

*) Phân loại chi phí SXKD theo công dụng kinh tế của chi phí

Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành 2 loại:

Chi phí SXKD: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC:

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: gồm toàn bộ các loại chi phí về nguyên liệu vật liệu dùng trực tiếp để tạo ra thực thể sản phẩm hoặc thực hiện các công việc lao vụ, dịch vụ;

+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các chi phí về tiền lương, tiền công, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ BNN, KPCĐ) và các khoản phải trả khác cho người lao động trực tiếp sản xuất;

+ Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất tại các phân xưởng, tổ đội sản xuất.

Chi phí ngoài sản xuất: bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Với tiêu thức phân loại này nhà quản trị sẽ biết được mức độ chi phí SXKD có tỷ trọng như thế nào trong toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp. Nhà quản trị thường quan tâm đến chi phí SXKD về mức độ tiêu hao cũng như kết quả đạt được tương ứng nhằm có những hoạch định và biện pháp quản lý chi phí cụ thể.

*) Phân loại chi phí SXKD theo mối quan hệ với các khoản mục trên Báo cáo tài chính

Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay quá trình mua hàng hóa để bán, khoản chi phí này được trình bày trên Bảng CĐKT dưới các tiêu thức là Hàng tồn kho (thành phẩm, sản phẩm dở dang). Khi sản phẩm hoặc hàng hóa được bán ra, chi phí sản phẩm được chuyển thành giá vốn hàng bán và trình bày trên chỉ tiêu Giá vốn hàng bán trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh trong kỳ và được ghi nhận vào kết quả hoạt động SXKD, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ, chi phí này không tạo nên giá trị hàng tồn kho và không được trình bày trên Bảng cân đối kế toán. Các khoản chi phí này được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dưới các chỉ tiêu chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

So sánh chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ có điểm khác nhau là: Chi phí thời kỳ phát sinh ởthời kỳ nào được tính để xác định kết quả kinh doanh của kỳ đó và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Còn chi phí sản phẩm chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh khi chúng được tiêu thụ trong kỳ mà không phụ thuộc vào kỳ hình thành.

Với tiêu thức phân loại này sẽ biết được chi phí sản phẩm, chi phí thời kỳ là những loại nào và mức độ ứng xử trong kỳ ra sao để có những biện pháp điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu đặt ra về mặt lợi nhuận cũng như giá trị hàng tồn kho trong kỳ. Có thể khái quát chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ qua sơ đồ 1.6.

*) Phân loại chi phí SXKD theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí

Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí như từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng, cho nên có thể quy nạp trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí. Các loại chi phí thường được quy nạp trực tiếp như chi phí NVLTT, chi phí NCTT.

Chi phí gián tiếp: là các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên phải tập hợp gián tiếp và tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức hợp lý. Việc tập hợp chi phí gián tiếp có thể theo địa điểm phát sinh chi phí như phân xưởng sản xuất, bộ phận bán hàng , lựa chọn tiêu thức có thể theo khối lượng sản phẩm hoàn thành, theo giá trị nguyên vật liệu chính hay hệ số nhưng phải đảm bảo tính hợp lý để tính giá cho các đối tượng được đúng đắn.

Theo tiêu thức này, chi phí được phân thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp giúp nhà quản trị có biện pháp quản lý được tốt từng loại chi phí dựa trên đặc điểm phát sinh cũng như mức độ tập hợp. Với chi phí trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sẽ dễ dàng hơn trong việc nhận biết nguyên nhân gây ra đột biến tăng hay giảm để có những điều chỉnh thích hợp.

*) Phân loại chi phí SXKD theo mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh

Chi phí cơ bản: là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm, như chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí khấu hao TSCĐ

Chi phí chung: là các chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất có tính chất chung, như chi phí quản lý phân xưởng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Phân loại chi phí theo tiêu thức này để có biện pháp quản trị phù hợp đối với từng loại chi phí cơ bản hay chi phí chung nhằm giúp nhà quản trị điều hành có cách ứng xử tốt nhất với từng loại chi phí.

*) Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động

Cách phân loại này còn được hiểu là cách ứng xử của chi phí, gồm có 3 loại sau:

Biến phí : là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi mức độ hoạt động của doanh nghiệp, mức độ hoạt động của doanh nghiệp có thể là số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số ca máy hoạt động tương ứng với các loại chi phí như chi phí NVLTT, chi phí NCTT,

Tuy nhiên biến phí đơn vị có thể thay đổi hoặc không thay đổi phụ thuộc vào biến phí tỷ lệ hay biến phí cấp bậc. Trong đó: biến phí tỷ lệ là biến phí thay đổi hoàn toàn tỷ lệ thuận với mức hoạt động.

Định phí: là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Những định phí phát sinh trong doanh nghiệp như lương của bộ phận quản lý, khấu hao TSCĐ khi áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, tiền thuê nhà xưởng Định phí tồn tại theo các loại là định phí tuyệt đối, định phí cấp bậc, định phí bắt buộc và định phí không bắt buộc.

Định phí tuyệt đối nếu tính cho một đơn vị khối lượng hoạt động thì càng giảm nếu khối lượng hoạt động càng nhiều lên và càng tăng nếu khối lượng hoạt động ít đi.

+ Định phí cấp bậc: là những chi phí chỉ có thể cố định trong một phạm vi giới hạn nhất định về mức độ hoạt động. Khi mức độ hoạt động vượt qua giới hạn đó thì định phí sẽ có sự thay đổi.

Thường gắn liền với chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền thuê đất hoặc nhà xưởng trả cho nhiều năm Do đó doanh nghiệp cần khai thác triệt để công suất tối đa của máy móc, nhà xưởng để giảm định phí trên một đơn vị hoạt động.

+ Định phí không bắt buộc: là các định phí có thể đựơc thay đổi ngay lập tức hoặc trong thời gian ngắn bằng các quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp, thường gắn với một số loại chi phí như quảng cáo, nhân sự quản lý, đào tạo lao động

Chi phí hỗn hợp: là chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố định phí và yếu tố biến phí.

Tiêu thức phân loại này sẽ phục vụ cho việc quản trị chi phí cũng như các ứng dụng của KTQT trong quản trị chi phí đó là xác định lãi trên biến phí, điểm hòa vốn

*) Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định

Chi phí kiểm soát được: là những chi phí mà các nhà quản trị ở một cấp quản lý nào đó có thể xác định được lượng phát sinh và có thẩm quyền quyết định đối với mức độ phát sinh chi phí này.

Chi phí không kiểm soát được: là những chi phí mà các nhà quản trị ở một cấp quản lý nào đó không thể xác định được lượng phát sinh và không có thẩm quyền quyết định đối với các chi phí này.

Tiêu thức này chỉ rõ các chi phí có kiểm soát được hay không và lý do, để từ đó có những biện pháp xác định đối với phần chi phí không kiểm soát được phục vụ cho việc điều hành doanh nghiệp.

*) Phân loại chi phí phục vụ cho việc lựa chọn phương án đầu tư

Chi phí chênh lệch: là những khoản chi phí có ở phương án sản xuất kinh doanh (SXKD) này nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở phương án SXKD khác.

Chi phí cơ hội: là lợi ích bị mất đi khi lựa chọn phương án kinh doanh này thay bằng lựa chọn phương án kinh doanh khác.

Chi phí chìm: là những chi phí đều có trong tất cả các phương án SXKD.

Tiêu thức này giúp nhà quản trị trong việc lựa chọn các phương án đầu tư, SXKD như lựa chọn nên sản xuất sản phẩm hay không, nên mở rộng kinh doanh hay không, nên tự sản xuất hay mua ngoài

Video liên quan

Chủ đề