Biện pháp rút ngắn khoảng cách giàu nghèo

PHỎNG VẤN Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN Phạm Thế Duyệt:

Làm gì để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo ?

Giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN hai nhiệm kỳ, ông Phạm Thế Duyệt có sự gắn bó đặc biệt với người nghèo và công nhân lao động

. Phóng viên: Thưa ông, trước khi nghỉ hưu, ông có băn khoăn gì khi người lao động đang phải đối mặt với một cái Tết với giá cả leo thang? - Ông Phạm Thế Duyệt: Phải nói năm nay, người nghèo gặp nhiều khó khăn hơn bởi bão lũ, thiên tai diễn ra liên tiếp. Các hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa Tây Bắc, miền núi của miền Trung, các hộ nghèo của Tây Nam Bộ và Tây Nguyên cần phải được quan tâm đầy đủ. Những gia đình đó đáng thương lắm, đói không hẳn là đói nhưng rất nghèo. Đời sống vật chất, tinh thần vô cùng hạn chế. Tình trạng giá cả leo thang chóng mặt làm cho người nghèo lại nghèo thêm. Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là Tết, nếu làm chậm thì nhiều người nghèo sẽ không có Tết. . Ở các TP hiện giờ cũng có rất nhiều người nghèo. Trong thực tế, khoảng cách giàu nghèo cũng ngày một tăng. Ông nghĩ gì về điều này? - Xét về khía cạnh tâm lý, tôi cho rằng việc này chắc chắn sẽ gây ra nhiều suy nghĩ cho cả người nghèo lẫn người giàu. Nhưng tôi nghĩ dân mình rất tốt, nhiều người rất giàu mà không hề có thành kiến gì với người nghèo. Trong những đợt kêu gọi của MTTQ, người ta ủng hộ cả chục tỉ đồng. Những trường hợp như vậy rất đáng quý. . Một trong những nguyên nhân tạo ra khoảng cách giàu nghèo đó là sự bất công xã hội…? - Trong cơ chế thị trường, dân mình cũng phải học cách chấp nhận sự chênh lệch giàu nghèo. Nhưng trên phương diện quản lý, Nhà nước phải có chính sách, phương pháp điều tiết hợp lý để người giàu có thể giúp đỡ cho người nghèo; dành ngân sách Nhà nước tạo vốn cho người nghèo làm ăn; đào tạo, chăm lo cho người nghèo có nghề nghiệp; giúp người nghèo khám chữa bệnh; chăm lo đời sống tinh thần, nâng cao trình độ cho người nghèo... Chỉ có như thế mới có thể rút ngắn khoảng cách chênh lệch. Tôi cho rằng rút ngắn khoảng cách không có nghĩa là bắt người giàu phải đi chậm lại để “đợi” người nghèo mà phải có chính sách để đưa người nghèo nhanh chóng thoát nghèo. Đó là bản chất của Nhà nước XHCN. . Có thể dẫn ra chuyện thưởng Tết, có công ty dành tiền thưởng cho nhân viên tới 200 tỉ đồng, có nơi công nhân lại không có tiền ăn Tết. Ông nghĩ sao về sự khác biệt này?

- Theo tôi, đứng về phương diện quản lý, Nhà nước phải hết sức chú ý đến điều này để không làm ảnh hưởng tâm lý người dân cũng như sự ổn định xã hội. Cần có cơ chế giám sát xã hội tốt hơn để qua đó phản biện lại các chính sách của Nhà nước, tìm được đường lối đúng đắn nhất, bảo đảm quyền lợi và công bằng xã hội cho nhân dân. Trước mắt, nên căn cứ vào các trường hợp cụ thể để có phương pháp điều tiết sao cho hợp lý nhất. . Thưa ông, lo Tết cho người nghèo là rất tốt. Nhưng vấn đề là làm sao giúp họ thoát nghèo? - Lo Tết cho người nghèo rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là lo cho họ sau Tết. Đó mới là cái lâu dài cần theo đuổi. Tôi cho rằng không có ai lo cho người nghèo bằng dân lo cho dân. Nhà nước phải có chính sách trợ cấp, hỗ trợ đúng đắn, kịp thời. MTTQ luôn kêu gọi tất cả những nơi có thể quyên góp cho Quỹ Vì người nghèo, thường xuyên đóng góp để chăm lo cho bà con nghèo khó. Muốn tránh tình trạng kêu gọi chung chung, đi vào thực chất, cái khó vẫn là đánh giá đúng, đủ và có chủ trương sao cho sát với từng địa phương, bởi người nghèo không nơi nào giống nơi nào.

Công đoàn phải giúp NLĐ thấy được tương lai của mình

Về Công đoàn, theo tôi, cần quan tâm nhất là phải sâu sát từng xí nghiệp, từng đơn vị để làm tốt chính sách cho công nhân, lao động. Làm sao để chỗ ở, điều kiện sinh hoạt văn hóa, điều kiện xây dựng gia đình của công nhân đầy đủ. Người lao động (NLĐ) sẽ có mục đích phấn đấu, không chỉ vì tiền mà còn phải thấy được tương lai của mình.

Thứ hai, Công đoàn cần phải bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình để bảo vệ NLĐ. Thậm chí các cuộc đình công, biểu tình nếu giải quyết tốt cũng không khó. Nhưng chúng ta vẫn còn trong tình trạng thụ động, để xảy ra nhiều sự cố chưa tốt cho công nhân, lao động. Bảo vệ quyền lợi cho NLĐ phải được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt là các vụ tai nạn lao động. Nếu không có biện pháp giải quyết cơ bản thì không khắc phục được. Trong một tháng mà để xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động đáng tiếc như vừa qua thì đau xót lắm!

Nguyễn Quyết thực hiện

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm khoảng cách giàu - nghèo

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, để thu hẹp chênh lệch khoảng cách giàu nghèo phải tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ về kinh tế, chính trị và xã hội.

Biện pháp rút ngắn khoảng cách giàu nghèo

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tai Kỳ họp thứ 4, chiều ngày 18/11, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) nêu vấn đề: sự chênh lệch giàu nghèo, sự phân hóa xã hội cũng đang diễn ra. Chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi, Tây Nguyên. Trong cơ chế thị trường khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, phân hóa xã hội ngày càng lớn như một xu hướng. Đại biểu đề nghị Thủ tướng cho biết quan điểm về vấn đề này và các giải pháp khắc phục.

Trả lời đại biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Trong thời kỳ kháng chiến chúng ta thực hiện phương châm người cày có ruộng và Bác Hồ đã nói không sợ thiếu mà chỉ sợ không công bằng. Đại hội Đảng cũng xác định dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Trên tinh thần đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả hệ thống chính trị liên tục phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Theo đó, đã đạt được nhiều kết quả đáng trân trọng, đời sống của nhân dân từ nông thôn đến miền núi, vùng sâu, vùng xa được cải thiện rất đáng kể. Tuy vậy, tỷ lệ người nghèo, nhất là ở vùng xa xôi, hẻo lánh, biên giới, hải đảo, bãi ngang vẫn còn, thu nhập của người nông thôn chưa được bằng một nửa so với thành thị và đặc biệt ở vùng núi chỉ đạt được khoảng 44%.

Vì vậy, Thủ tướng cho rằng, việc phân phối của cải xã hội hợp lý để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội là chủ trương và phải làm liên tục. Điều này thể hiện định hướng xã hội chủ nghĩa theo quan điểm phát triển của nước ta.

Theo Thủ tướng, muốn giải quyết vấn đề này phải tiến hành nhiều việc.

Biện pháp rút ngắn khoảng cách giàu nghèo

Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum)

Trước hết, về mặt kinh tế, phải đẩy mạnh ổn định tái cơ cấu kinh tế, tăng năng suất, chất lượng để hiệu quả của nền kinh tế tốt hơn và mang lại lợi ích cho toàn xã hội nhiều hơn. Đào tạo việc làm cho người nông dân ở nông thôn miền núi, điều tiết thu nhập qua thuế tốt hơn, an sinh xã hội có nhiều trụ cột khác nhau, đảm bảo quyền lợi cần thiết cho người dân phải được tiến hành mạnh mẽ hơn, nhất là hỗ trợ tín dụng cho người nghèo mạnh mẽ hơn.

Về mặt chính trị, Thủ tướng nhấn mạnh “muốn giảm khoảng cách thì ổn định chính trị vô cùng quan trọng, tạo môi trường đầu tư kinh doanh tốt, dân chủ công khai để mọi người dân có cơ hội vươn lên và tạo điều kiện cho người dân làm chủ cũng là một thể hiện của giảm chênh lệch. “Có nhận thức tốt, có hành động tốt, có chính trị tốt, có kinh tế tốt thì mới có thể giải quyết tốt vấn đề khoảng cách chênh lệch này” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Đặc biệt, theo Thủ tướng, về mặt xã hội phải tiếp tục tiếp cận dịch vụ giáo dục y tế, nhất là cho người nghèo, người yếu thế, chính sách cho người có công, chính sách cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới hảo đảo, vùng đặc biệt khó khăn cần phải tiếp tục đặt ra trong quá trình chỉ đạo và thực hiện của nước ta. Ngân sách nhà nước cần cho xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động giảm nghèo, giúp đỡ người dân vùng thiên tai, khơi dậy một tinh thần trách nhiệm xã hội, tinh thần vượt khó, nhân rộng các mô hình thoát nghèo hiệu quả.

Thủ tướng cũng cho biết phải chỉ đạo, quan tâm mạnh mẽ hơn, dành nguồn lực nhiều hơn trong việc này, nhất là những vùng chưa có điện, chưa có đường, chưa có trạm xá hạ tầng cần thiết cho đời sống của người dân để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và những người yếu thế, nhất là giải quyết tốt các chính sách mà chúng ta đã ban hành đến tận người dân.

Thủ tướng nhấn mạnh “giải quyết đồng bộ các vấn đề này sẽ giảm khoảng cách giàu nghèo của chúng ta”./.

Minh Thư