Bị tai biến bao lâu thì khỏi

(05-07-2021)

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh

Người bị tai biến sống được bao lâu phụ thuộc vào những yếu tố trong quá trình điều trị và chăm sóc sau đó. Tai biến mạch máu não đang ngày càng trẻ hóa, đây là tình trạng cấp bách cần được xử lý ngay, nếu quá “thời gian vàng” có thể dẫn đến những biến chứng khác, thậm chí là tử vong. Xoay quanh vấn đề này, nhiều câu hỏi đã được đặt ra như:

  • Người bị tai biến sống được bao lâu?
  • Tai biến mạch máu nhẹ (hay còn gọi là tai biến nhẹ) có thể tái phát không?
  • Cách chăm sóc người bị tai biến mạch máu nặng như thế nào?

Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp thông qua bài viết bên dưới.

1. Người bị tai biến sống được bao lâu?

Tuy thời gian vàng để cứu người bị tai biến mạch máu não đã tăng lên rất nhiều nhờ vào kỹ thuật hiện đại, nhưng không một câu trả lời nào có thể khẳng định chính xác người bị tai biến sống được bao lâu.

Trong một nghiên cứu về tình trạng tử vong sau tai biến mạch máu não, có tới 31% bệnh nhân thiếu máu cục bộ trên não có thể sống sót vượt qua mức 5 năm. Tỷ lệ này tăng lên gần gấp đôi khi tình trạng này xảy ra ở những người trẻ dưới 50 tuổi.

Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 ca tai biến mới và 11.000 người tử vong. Tuy nhiên, con số này đang dần được giảm đáng kể vì nhiều phương pháp hiện đại được áp dụng, trong đó có thể kể đến phương pháp can thiệp mạch máu não đã được mở rộng cửa sổ điều trị có thể lên đến 24 giờ và cứu được nhiều người bệnh hơn.

Vậy nên, câu trả lời câu hỏi “người bị tai biến sống được bao lâu” còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Tình trạng tai biến nhẹ hay nặng
  • Tai biến nhẹ ở người già hay tai biến ở người trẻ
  • Sức khỏe của người bệnh trước khi bị tai biến
  • Sơ cứu khi bị tai biến đúng cách hay chưa
  • Cách chăm sóc người sau tai biến

2. Tai biến mạch máu não có thể tái phát không?

Tai biến mạch máu não xảy ra do hai nguyên nhân chính là tai biến do thiếu máu cục bộ và tai biến xuất huyết não. Đối với tai biến do thiếu máu cục bộ, các bác sĩ thường tìm cách để giúp làm tan cục máu đông và mạch máu sẽ hoạt động lại nhanh chóng để đưa máu chảy lên não. Đối với tai biến xuất huyết não, các bác sĩ có thể phải phẫu thuật để sửa chữa một mạch máu bị vỡ. Tuy nhiên, sau khi trải qua cơn tai biến lần đầu thì não của người bệnh đã bị tổn thương và để lại nhiều biến chứng nhứ:

  • Các vấn đề về nuốt: Người bệnh có thể hít phải các mảnh thức ăn hoặc đồ uống và dẫn đến nhiễm trùng ngực hoặc viêm phổi.
  • Bất động trong thời gian dài làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, thường ở cẳng chân. Nếu cục máu đông di chuyển đến phổi, có thể chặn dòng chảy của máu đến phổi, được gọi là thuyên tắc phổi.
  • Các cơn đau tim có nhiều khả năng xảy ra sau tai biến động kinh

XEM THÊM:  Rối loạn tuần hoàn não: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Những biến chứng này có thể là nguyên nhân dẫn đến việc tái phát tai biến mạch máu não lần hai. Trong một nghiên cứu được đăng tải trên trang Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, nguy cơ tai biến tái phát rất cao, nhất trong 90 ngày đầu tiên.

Thêm vào đó, sức khỏe sau tai biến lần đầu đã bị giảm sút đáng kể nên có thể bệnh nhân không vượt qua lần hai. Khi đó, đội ngũ y tế phải làm việc chăm chỉ để giảm nguy cơ đột quỵ lần thứ hai bằng cách điều trị các yếu tố nguy cơ như đông máu, huyết áp cao và các vấn đề về tim mạch.

3. Cách ngăn ngừa tai biến mạch máu não tái phát

Quá trình phục hồi sau tai biến mạch máu não liên quan đến việc chăm sóc chủ động và các nỗ lực phục hồi chức năng sớm. Sau đây là những cách giúp người nhà chăm sóc tốt hơn những bệnh nhân tai biến mạch máu não:

Không được bỏ uống thuốc

Không dùng thuốc là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tai biến lặp lại. Theo một nghiên cứu ở những bệnh nhân bị bệnh mạch vành, những bệnh nhân dùng 75% hoặc ít hơn thuốc theo chỉ định có nguy cơ tai biến cao gấp 4 lần so với những bệnh nhân dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn.

Đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống bao gồm nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và ít thực phẩm đã qua chế biến, được nhiều nghiên cứu kết luận rằng có thể làm giảm nguy cơ dẫn đến tai biến lần hai.

XEM THÊM:  5 phương pháp điều trị thiếu máu não hiệu quả hiện nay

Tập thể dụng thường xuyên

Nếu bệnh nhân bị tai biến nhẹ có thể khuyến khích bệnh nhân đi bộ để thúc đẩy quá trình hồi phục và hạn chế nguy cơ tái phát tai biến lần hai. Tuy nhiên, nếu việc đi lại gặp khó khăn thì nâng tay và chân từ một vị trí ngồi cũng được xem là cách vận động dành cho bệnh nhân tai biến.

Giữ cho bộ não hoạt động

Biện pháp tốt nhất để não tự phục hồi sau tai biến là sử dụng nó. Hãy khuyến khích các trò chơi trí óc như giải ô chữ, trò chơi trên bàn hoặc trò chơi bài.

Phục hồi và ngăn ngừa tai biến mạch máu não xảy ra lần nữa là cả một quá trình cố gắng của bệnh nhân và người nhà. Ngoài việc tập luyện và sử dụng thuốc điều trị, người bệnh có thể bổ sung các chất có lợi cho tuần hoàn não như Ginkgo biloba giúp não bộ luôn được cung cấp máu và oxy để hoạt động, giảm huyết khối, tránh nguy cơ gây tai biến tái phát.

Tuy trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại chiết xuất từ Ginkgo biloba với cùng công dụng trên, nhưng các sản phẩm được sản xuất theo công nghệ Phytosome vẫn được đánh giá cao hơn cả vì giúp tăng cường sinh khả dụng đáng kể, cho hiệu quả lâm sàng tốt hơn rõ rệt. Sản phẩm Ginkgo biloba Phytosome giúp điều trị suy tuần hoàn não và di chứng tai biến mạch máu não.

4. Chế độ dinh dưỡng cho người bị tai biến

Người bị tai biến mạch máu não cần bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của mình, để góp phần tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài những thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng, bữa ăn của người bị tai biến cần bổ sung thêm các loại thực phẩm như:

  • Cá hồi
  • Các loại trái cây tươi: cam, việt quất, táo, dâu tây, lựu…
  • Thịt nạc
  • Thực phẩm có nguồn gốc từ ngũ cốc
  • Uống sữa đậu nành, sữa ít béo
  • Uống sữa chua…

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc cho bạn về vấn đề người bị tai biến sống được bao lâu cũng như cách ngăn ngừa cơn tai biến tái phát!

Người dùng tìm kiếm: bệnh tai biến mạch máu não là gì

Nguồn tham khảo

Timeline of a Stroke

//www.webmd.com/stroke/stroke-symptoms-timeline

When someone is seriously ill or dying after a stroke

//www.stroke.org.uk/what-is-stroke/when-someone-is-seriously-ill-or-dying-afterstroke

Trung tâm đột quỵ đầu tiên châu Á đạt chuẩn chất lượng điều trị vàng châu Âu

//medinet.hochiminhcity.gov.vn/chuyen-muc/trung-tam-dot-quy-dau-tien-chau-adat-chuan-chat-luong-dieu-tri-vang-chau-au-c1780-13130.aspx


Thẻ của bài viết: Người bị tai biến sống được bao lâu

Tai biến mạch máu não được biết tới là một trong những căn bệnh có diễn biến phức tạp và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Khá nhiều bệnh nhân tai biến đã phải đối mặt với các biến chứng xấu do không kịp thời phát hiện và cấp cứu. Vậy người bị tai biến có phục hồi được hay không?

1. Bệnh tai biến mạch máu não

Bệnh tai biến mạch máu não hay còn được biết đến với tên gọi khác là đột quỵ, chúng hình thành khi lượng máu lên não giảm đột ngột, hậu quả gây ra hiện tượng chết một phần não bộ. Một số tổn thương có thể xảy ra đối với bệnh nhân đột quỵ như: tình trạng chảy máu não, màng não hoặc nhũn não. Những tổn thương não bộ này vô cùng nguy hiểm, làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các cơ quan chịu sự điều khiển của não bộ.

Tai biến mạch máu não gây nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh

Vì lý do kể trên đột quỵ được coi là một trong những căn bệnh “tử thần”, nếu bệnh nhân không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, họ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, nhiều tỷ lệ người tử vong do tai biến đang có dấu hiệu gia tăng trong những năm trở lại đây.

Để giải đáp được thắc mắc bệnh nhân tai biến có phục hồi được hay không, chúng ta cần biết dạng đột quỵ mà họ đang gặp phải. Hai dạng bệnh phổ biến hiện nay chính là: xuất huyết não và tai biến tắc mạch máu não. Bên cạnh đó, những cơn đột quỵ chỉ xảy ra trong khoảng 1 tới 2 tiếng đồng hồ sẽ được gọi là thiếu máu não. Dù bị tai biến ở mức độ nào đi chăng nữa, mọi người cũng không thể chủ quan, bỏ qua việc theo dõi, điều trị.

Nhiều người thắc mắc về đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tai biến mạch máu não cao. Trên thực tế, căn bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Đặc biệt, những người có lượng cholesterol trong máu cao, người nghiện thuốc lá hoặc, thừa cân béo phì hoặc có tiền sử mắc bệnh tiểu đường nên cẩn thận. Các bác sĩ cho biết những đối tượng kể trên có khả năng đột quỵ cao hơn so với người bình thường.

2. Biến chứng tai biến mạch máu não

Thông thường, bệnh nhân đột quỵ sau khi trải qua cơn nguy kịch sẽ có thể để lại một số di chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Để trả lời câu hỏi tai biến có phục hồi được hay không, trước tiên bạn nên nắm được mức độ các loại biến chứng.

Người nghiện thuốc lá có nguy cơ bị đột quỵ cao

Khả năng nói, giao tiếp của một số bệnh nhân tai biến suy giảm nghiêm trọng, trong đó hai vấn đề thường gặp là rối loạn vận ngôn hoặc thất ngôn. Cụ thể, tình trạng rối loạn vận ngôn xảy ra khi người bệnh nói ú ớ mà không thể hiện rõ ý nghĩ của mình bằng lời nói. Nghiêm trọng hơn là tình trạng thất ngôn, lúc nào bệnh nhân gặp khó khăn khi hiểu và diễn đạt bằng ngôn ngữ với mọi người xung quanh.

Một trong những biến chứng thường gặp của bệnh tai biến mạch máu não là mất khả năng vận động, hoặc khả năng di chuyển bị hạn chế. Cụ thể, bệnh nhân thường gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng, rối loạn dáng đi. Nếu không có người đi cùng, người bệnh rất dễ bị ngã và gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra, tình trạng liệt tay, chân, mặt hoặc liệt cả người cũng xảy ra khá phổ biến. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới bệnh nhân mà còn mang lại gánh nặng cho gia đình, người thân.

Suy giảm trí nhớ cũng là biến chứng sau đột quỵ thường gặp ngày nay. Bệnh nhân thường xuyên rơi vào trạng thái nhớ nhớ quên quên, lú lẫn,… Bên cạnh đó, người bệnh mất đi khả năng tập trung, thậm chí thay đổi tâm trạng cảm xúc nhanh chóng.

Ngoài những vấn đề kể trên, người bệnh có nguy cơ gặp phải tình trạng trầm cảm, không thể kiểm soát hành vi của mình, mất cảm giác,…

Dù đã trải qua cơn nguy kịch, bệnh nhân vẫn phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng

3. Bệnh nhân tai biến có phục hồi được hay không?

Những biến chứng kể trên không chỉ đe dọa tới sức khỏe của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống của họ và những người thân. Liệu bệnh nhân tai biến có phục hồi được hay không?

Trên thực tế, các bác sĩ không thể khẳng định chắc chắn về khả năng phục hồi hoàn toàn của các bệnh nhân đột quỵ. Để xác định được khả năng bình phục của mỗi người, chúng ta cần dựa vào các yếu tố như: vị trí, kích thước tổn thương tại não bộ, người bệnh có tiền sử mắc bệnh nền nào hay không, tuổi của bệnh nhân cao hay thấp,… Bên cạnh đó, những người được phát hiện và cấp cứu kịp thời sẽ có tỷ lệ bình phục cao hơn hẳn. Đó là lý do vì sao bệnh nhân tai biến mạch máu não cần được đi cấp cứu càng sớm càng tốt.

Tùy vào biến chứng mỗi người gặp phải, họ sẽ điều trị theo phác đồ phù hợp. Ví dụ như bệnh nhân mất khả năng nói sẽ được luyện tập với chuyên giao ngôn ngữ liệu pháp để phục hồi khả năng tốt nhất. Trong khi đó, bệnh nhân mất khả năng vận động thường được đề nghị điều trị vật lý trị liệu để cải thiện khả năng.

Bệnh nhân tai biến có phục hồi được hay không?

Đặc biệt, ý chí của bệnh nhân cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng để quyết định xem người bị tai biến có phục hồi được hay không? Các thành viên trong gia đình nên động viên, khích lệ để người bệnh cảm thấy thoải mái và có động lực luyện tập, điều trị phục hồi sau tai biến.

4. Những lưu ý bạn nên biết khi chăm sóc bệnh nhân tai biến

4.1. Thời gian vàng giúp bệnh nhân tai biến phục hồi

Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy sau 3 - 4 tháng đầu tiên bị đột quỵ, sức khỏe của bệnh nhân có thể phục hồi tốt nhất. Chính vì thế, chúng ta cần tận dụng khoảng thời gian vàng để chăm sóc, kết hợp điều trị và cùng người bệnh thực hiện vật lý trị liệu. Nhờ vậy, các biến chứng sẽ thuyên giảm đáng kể, chức năng của các cơ quan phục hồi tốt nhất.

Nhiều bạn thắc mắc sau 1 - 2 năm bệnh nhân tai biến có phục hồi được hay không? Như đã phân tích ở trên, thời gian bình phục của mỗi người là khác nhau. Chính vì thế, bạn không cần quá lo lắng nếu người bệnh bình phục chậm hơn so với những người khác. Sau 1 - 2 năm, họ vẫn có thể phục hồi sức khỏe.

4.2. Luôn động viên bệnh nhân

Trầm cảm là trạng thái tâm lý của nhiều bệnh nhân tai biến, họ cảm thấy chán nản vì tình trạng sức khỏe của mình, có nhiều siêu nghĩ tiêu cực vì phải dựa dẫm vào người thân trong sinh hoạt hàng ngày. Tâm lý này sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới kết quả điều trị, mất thời gian để bình phục lâu hơn.

Bệnh nhân tai biến rất cần sự động viên từ người thân

Tốt nhất người thân nên dành thời gian trò chuyện, động viên để bệnh nhân cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Giữ được tâm lý lạc quan, chắc chắn sức khỏe của người bệnh sẽ có nhiều chuyển biến tích cực.

Hy vọng rằng bài viết đã giúp mọi người giải đáp phần nào thắc mắc: bệnh nhân tai biến có phục hồi được hay không? Trên thực tế, khả năng bình phục của mỗi người là khác nhau, chúng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân hãy cố gắng giữ tinh thần lạc quan và luôn kiên trì.

Video liên quan

Chủ đề