Bị lao phổi có nên chơi thể thao

Vận động và tập thể dục thường xuyên cải thiện chất lượng sống, cho người khỏe mạnh cũng như người có bệnh. Nhiều người cho rằng giữ sức khỏe là giúp duy trì một trái tim khỏe mạnh, giảm cân nặng và giảm nguy cơ bệnh tật như tiểu đường, nhưng tập thể dục cũng giúp cho phổi khỏe mạnh.

Hãy cùng tìm hiểu xem tập thể dục ảnh hưởng đến phổi như thế nào, hơi thở bị ảnh hưởng bởi vận động ra sao, và những lợi ích của tập thể dục cho người có và không có bệnh phổi.

Bất kỳ một hoạt động thể chất nào cũng đều được xem là tập thể dục. Nó có thể là một môn thể thao có tổ chức như chạy bộ, bơi lội, quần vợt hoặc chơi bowling, một chương trình luyện tập thể dục, hoặc một thú vui như đạp xe hay đi bộ.

Nó cũng bao gồm các hoạt động thể chất, là một phần trong cuộc sống hằng ngày của bạn như làm vườn, lau chùi hoặc đi bộ để mua sắm.
Để giữ sức khỏe, bạn nên tập thể dục vừa sức trong 30 phút, năm lần một tuần. Đối với người khỏe mạnh, tập thể dục vừa có thể là đi bộ với tốc độ 4 đến 6 km mỗi giờ. Nếu bạn có bệnh lý phổi, bạn cần đi với tốc độ đủ nhanh để gây khó thở mức độ vừa.

Trong lúc tập thể dục, hai cơ quan quan trọng nhất bị làm việc là tim và phổi. Phổi mang oxy đến cho cơ thể, để cung cấp năng lượng, và thải khí carbonic, phế phẩm tạo ra khi bạn sinh ra năng lượng. Tim bơm oxy đến các cơ đang vận động.

Khi bạn vận động và các cơ bắp làm việc nặng nhọc, cơ thể bạn sử dụng nhiều oxy hơn và sinh ra nhiều khí carbonic hơn. Để thích ứng với nhu cầu thêm này, hơi thở của bạn phải tăng từ khoảng 15 nhịp một phút (12 lít không khí) khi nghỉ ngơi, lên đến khoảng 40 đến 60 nhịp một phút (100 lít không khí) trong lúc tập thể dục. Hệ tuần hoàn của bạn cũng phải tăng tốc độ chuyên chở oxy đến các cơ để chúng duy trì hoạt động.

Khi phổi bạn còn khỏe mạnh, bạn vẫn giữ một khả năng dự trữ hô hấp lớn. Bạn có thể cảm thấy “hết hơi” sau khi tập, nhưng bạn sẽ không bị “hụt hơi”. Khi chức năng hô hấp bạn bị giảm,
bạn có thể sử dụng một phần lớn dự trữ hô hấp của mình. Điều đó có thể làm bạn cảm thấy “hụt hơi”, là một cảm giác rất khó chịu, nhưng nói chung là không có gì nguy hiểm.

Cảm thấy khó thở khi tập thể dục là chuyện bình thường. Tuy nhiên, tập thể dục thường xuyên có thể làm tăng sức mạnh và chức năng cơ bắp, làm cho chúng trở nên hiệu quả hơn. Các bắp thịt sẽ đòi hỏi ít oxy hơn khi vận động và chúng sẽ sản sinh ít khí carbonic hơn. Điều này ngay lập tức sẽ làm giảm lượng không khí ra vào cần thiết cho một mức độ vận động nhất định. Tập luyện cũng giúp cải thiện tuần hoàn và tim mạch.

Tập thể dục sẽ giúp cải thiện sức khỏe chung về thể lực và tâm lý. Nó có thể làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh khác như tai biến mạch máu não, bệnh tim và trầm cảm. Tập thể dục thường xuyên cũng là một trong những can thiệp quan trọng nhất để phòng ngừa tiểu đường típ 2.

Điều quan trọng nhất phải làm để duy trì sức khỏe phổi của bạn là chăm sóc chúng. Hút thuốc sẽ ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động thể chất và đạt được
tiềm năng thực sự của bạn. Nếu bạn bỏ hút thuốc, bạn có khả năng tập thể dục lâu, sau hai tuần khi bạn hút điếu thuốc cuối cùng. 

Người theo chế độ luyện tập quá nặng, hoặc luyện tập thường xuyên trong một môi trường đặc biệt, có thể có nguy cơ bị hen phế quản, hoặc tình trạng tăng phản ứng tính phế quản, tình trạng này đưa đến tắt nghẽn phế quản sau khi tập thể dục.

Các nhà nghiên cứu tin rằng tình trạng này là do các chất độc hại có trong môi trường không khí nơi họ luyện tập, như chất clorin trong hồ bơi, hoặc không khí lạnh và khô khi trượt tuyết đổ dốc. Các vận động viên luyện tập sức bền có khả năng đã hít phải các chất độc vào trong phổi, vì họ đã có tiếp xúc lâu dài trong điều kiện luyện tập.

Điều quan trọng là bạn phải biết các triệu chứng liên quan đến bệnh lý phổi, như ho, khó thở hoặc mệt mỏi, và đi bác sĩ ngay để khám các triệu chứng này.

Khi bạn đi bác sĩ, bạn phải yêu cầu làm xét nghiệm chức năng phổi. Xét nghiệm này kiểm tra hơi thở của bạn và có thể giúp chẩn đoán vấn đề của phổi. Bạn sẽ được yêu cầu thở vào trong một dụng cụ đo lượng khí trong phổi bạn và tốc độ thở ra.

Bạn cũng có thể được yêu cầu làm nghiệm pháp gắng sức để xác định những hạn chế của bạn.

Bạn đọc có hỏi: Điều trị bệnh lao có tập gym được không? Những thông tin tổng hợp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới bác sĩ để được kiểm tra rõ tình trạng sức khỏe và đưa ra tư vấn tốt nhất.

Xin chào BS,

Cháu năm nay 19 tuổi, đang điều trị bệnh lao trong chu trình 8 tháng. Hiện nay đang đến tháng thứ 6, sức khoẻ cháu cảm thấy khá tốt, không có biểu hiện gì lạ thường, kể cả khi vận động cao như tập thể dục hay leo cầu thang, cháu vẫn đi khám đều đặn.

Và vì cháu cảm thấy ổn về sức khoẻ nên muốn đi tập gym (thể hình) trở lại. Xin BS cho cháu lời khuyên nên hay không? Cảm ơn BS ạ.

Chào em,

Trong và sau khi điều trị lao, BS luôn khuyến khích bệnh nhân nên có chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.

Nhưng em cần lưu ý tập luyện phải lượng sức mình, ban đầu nên tập ở cường độ nhẹ sau đó tăng dần, không nên mang tạ quá nặng hoặc tập quá sức vì có thể ảnh hưởng đến tổn thương lao ở phổi em nhé!

Thân mến.

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

Để phòng chống bệnh lao, biện pháp hữu hiệu nhất là cho trẻ sơ sinh là đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng chống lao. Hiện nay, nhà nước đang thực hiện tiêm phòng lao ngay tháng đầu sau sinh trong chương trình Tiêm
chủng mở rộng.

Thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lý, ngủ đủ, tập thể dục đều đặn và tránh xa các chất gây nghiện như ma tuý, rượu bia, thuốc lá…

Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và khám sức khoẻ định kỳ là điều cần thiết để phòng bệnh lao.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Motnoi.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các thông tin trên website này được tự động tổng hợp, sưu tầm trên Internet, và thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên website này gây ra.

Chào BS, Em điều trị lao được 2 tuần, không có ho ra máu. Giờ em muốn chơi đá bóng thì có làm bệnh nặng thêm không ạ?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Chào em,

Việc tập thể dục thể thao không có chống chỉ định trong quá trình điều trị lao, thậm chí còn được khuyến cáo để tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn.

 Tuy nhiên em cần xem xét tập theo tình trạng sức khoẻ của mình. Nếu đột ngột tập luyện mạnh có thể ảnh hưởng đến tốn thương phổi cũ, gây ho ra máu tái phát. Em nên tập luyện những động tác thể dục nhẹ nhàng, vừa sức trước, rồi tăng dần cường độ em nhé!Thân mến.

Lần cập nhật cuối: 23:42 05/01/2018 GMT+7

Rất hữu ích

Hữu ích

Bình thường

Cao Minh Tú sinh năm 1993, hiện là huấn luyện viên thể hình tại Hà Nội. Phát hiện bị lao phổi năm 16 tuổi, Tú dần gầy yếu, suy kiệt, thường xuyên ốm đau.

"Lúc đó mình phải hạn chế tối đa những việc nặng, nghỉ tập gym, chỉ được làm việc nhẹ nhàng và giữ gìn sức khỏe, kể cả lúc học tập", chàng trai chia sẻ.

Thời gian sau đó, Tú vừa phải tập trung ôn thi đại học, vừa chữa bệnh. Ba tháng đầu Tú phải tiêm 90 mũi thuốc liên tục, sau đó điều trị bằng thuốc uống. "Thời gian điều trị bệnh kết hợp với ôn thi làm cơ thể mình yếu ớt hơn bao giờ hết", Tú nói.

May mắn sau 8 tháng, bệnh tình khỏi hẳn, chàng trai bắt tay vào việc tập gym để lấy lại vóc dáng, cải thiện sức khỏe.

"Mình đã tự hứa với bản thân cố gắng khỏe lên bằng được", Tú kể lại.

Thân hình Cao Minh Tú thay đổi từ 50 kg (trái) lên 70 kg sau hai năm tập gym.

Những tuần đầu tiên, Tú thuê riêng một huấn luyện viên để hướng dẫn. "Nghiên cứu và học hỏi từ những người có kinh nghiệm thì bản thân mới nghiệm ra nhiều thứ", chàng trai chia sẻ.

Tú tập một tiếng mỗi ngày, 6 buổi mỗi tuần, chú trọng vào các bài tập đa dạng các nhóm cơ khác nhau như pullup, deadlift, bench press, barbell squat. Ngoài thời gian tập gym, chàng trai chăm chỉ tập các bộ môn thể thao ngoài trời như chạy bộ, đá bóng, đạp xe để tăng sức bền cho cơ thể.

"Tập đúng kỹ thuật là một chuyện, duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp với thể trạng là điều quan trọng không kém, bởi mỗi người có một cơ địa khác nhau", Tú nói. Thời gian chữa trị bệnh lao khiến cơ thể gầy yếu, chàng trai bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cân.

Thân hình vạm vỡ của Minh Tú sau 7 năm tập gym, cao 1,76m và nặng 72 kg.

Tú cho biết, muốn tăng cân cần phải cung cấp lượng calo cao hơn mức tiêu thụ. Quá trình tập luyện kiên trì cũng giúp cho Tú phát triển những phẩm chất cá nhân.

"Từ một người chuyên dậy muộn, giờ mỗi ngày mình đều thức giấc lúc 5h sáng để chuẩn bị cho một ngày nấu nướng, làm việc", chàng trai cho biết. "Mình cóthể không phải là người đẹp nhất nhưng mình sẽ phải chăm chỉ và quyết tâm nhất".

Các kiểu Bench press trong phòng tập.

Sau 8 năm kể từ khi chữa bệnh lao, Cao Minh Tú nay là huấn luyện thể hình với mong muốn giúp các học viên thay đổi tinh thần và thể chất, giúp họ đạt được mục tiêu về hình thể và sức khỏe.

"Trong công việc này có một phần quan trọng là truyền cảm hứng cho người tập", chàng trai cho biết. "Ta sẽ thấy thực sự có ích khi bản thân thật chăm chỉ và quyết tâm".

Thúy Quỳnh

Video liên quan

Chủ đề