Bị bệnh tim sống được bao lâu

Bị bệnh tim sống được bao lâu
Suy tim độ 2 sống được bao lâu là thắc mắc chung của hầu hết người bệnh

Suy tim độ 2 là gì?

Theo Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA - Mỹ), bệnh suy tim được chia thành 4 giai đoạn, dựa theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như sự giới hạn trong hoạt động thể chất của người bệnh.

Theo đó, suy tim độ 2 là mức độ suy tim trung bình. Trong giai đoạn này, khi hoạt động gắng sức, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như khó thở, đau ngực, mệt mỏi, thở dốc, đánh trống ngực… khiến hoạt động thể lực bị ảnh hưởng nhẹ. Những triệu chứng này sẽ giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi.

Người bệnh suy tim độ 2 thường mắc kèm các bệnh lý như bệnh van tim, tim bẩm sinh, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tiền sử nhồi máu cơ tim, phân suất tống máu thấp… nhưng chưa xuất hiện triệu chứng suy tim khi nghỉ ngơi.

Bị bệnh tim sống được bao lâu
Suy tim độ 2 có thể gây ra các triệu chứng khó thở, đau ngực… khi người bệnh gắng sức

Người bệnh suy tim độ 2 sống được bao lâu phụ thuộc vào thái độ điều trị

Việc người bệnh suy tim sống được bao lâu sau khi chẩn đoán bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác của người bệnh, mức độ nặng - nhẹ của bệnh, người bệnh có mắc các bệnh nền nào dẫn tới suy tim hay không…

Quan trọng hơn cả, việc bạn có ý thức tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ, có chủ động duy trì lối sống lành mạnh (bao gồm cả chế độ ăn và thói quen vận động thể chất) hay không cũng ảnh hưởng rất nhiều tới tiên lượng sống của người bệnh suy tim.

Khó có thể dự đoán chính xác tuổi thọ của người bệnh suy tim độ 2. Có nhiều trường hợp người bệnh chung sống tốt với suy tim trong một khoảng thời gian dài mà không khiến suy tim tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người bệnh suy tim biểu hiện triệu chứng rất từ từ, nhưng nhanh chóng tiến triển xấu, thậm chí dẫn tới tử vong khi không tìm được hướng điều trị phù hợp.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Y học Nội khoa (Mỹ), các nhà khoa học đã xác định được sau khi ra viện, người bệnh suy tim có thể sống thêm trung bình 5,5 năm nữa.

Bị bệnh tim sống được bao lâu
Suy tim độ 2 được đánh giá là giai đoạn "then chốt" trong điều trị

Với người bệnh suy tim độ 2, đây được coi là giai đoạn “then chốt” trong điều trị. Theo đó, nếu tìm và duy trì được hướng điều trị tốt, bạn có thể kéo dài tuổi thọ lâu hơn nhiều con số 5,5 năm như dự đoán trên. Tuy nhiên, nếu không điều trị tốt, chức năng tim sẽ ngày càng suy yếu và nhanh chóng tiến triển thành suy tim độ 3, độ 4 - các giai đoạn muộn của bệnh suy tim, thậm chí đe dọa tới tính mạng.

Cách kéo dài tuổi thọ cho người bệnh suy tim độ 2

Để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh suy tim độ 2, bạn sẽ phải tìm được hướng điều trị đúng cách, kết hợp với việc duy trì lối sống lành mạnh để kiểm soát bệnh, duy trì sức khỏe tối ưu.

Điều trị suy tim độ 2

Nhìn chung, người bệnh suy tim sẽ cần dùng thuốc Tây y theo chỉ dẫn của bác sỹ để giảm và kiểm soát các triệu chứng suy tim, cải thiện khả năng bơm máu của tim và ngăn ngừa suy tim tiến triển. Các bác sỹ có thể kê đơn thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARBs) hoặc thuốc chẹn beta giao cảm giúp giãn mạch, giảm gánh nặng cho tim, kiểm soát nhịp tim để giúp tim bơm máu hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, các thuốc lợi tiểu cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị suy tim, giúp cơ thể loại bỏ chất lỏng dư thừa, giảm tình trạng phù nề, khó thở. Người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sỹ, không tự ý ngưng dùng hay giảm liều, bỏ liều thuốc kể cả khi sức khỏe đã được cải thiện. Đặc biệt, bạn cần tới bệnh viện tái khám định kỳ để được điều chỉnh thuốc phù hợp.

Duy trì lối sống lành mạnh

Người bệnh suy tim độ 2 sẽ cần tập thể dục đều đặn, vừa sức, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh (hạn chế thực phẩm nhiều muối natri và chất béo bão hòa; Tăng cường rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt) để làm chậm tiến triển của bệnh suy tim.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý duy trì sức khỏe tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress bằng cách thường xuyên nghe nhạc, ngồi thiền, tập yoga…

Dùng thêm sản phẩm hỗ trợ để tăng cường chức năng tim

Trong những năm gần đây, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để nâng cao sức khỏe là giải pháp được rất nhiều người bệnh suy tim độ 2 lựa chọn.

Theo đó, nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu (Canada) cho thấy, có sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim có thể giúp giảm các triệu chứng suy tim (như hồi hộp, đánh trống ngực, ho, phù, khó thở, mệt mỏi, giảm đau thắt ngực) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển.

Vi Bùi (Tổng hợp)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang -  dùng cho người bệnh tim mạch

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và đăng tạp chí quốc tế cho thấy hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; Giảm cholesterol, giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu.

Sản phẩm Ích Tâm Khang phù hợp cho người bị suy tim, người có triệu chứng tim mạch (do tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành....) và người có nguy cơ tim mạch như người cao tuổi, có tiền sử gia đình bị tim mạch.

Bị bệnh tim sống được bao lâu
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Bị bệnh tim sống được bao lâu
Bị bệnh tim sống được bao lâu

Không phải ai cũng may mắn sinh ra với một cơ thể khỏe mạnh. Nhiều trẻ nhỏ vừa chào đời đã có một trái tim dị tật, đe dọa đến cơ hội sống trong tương lai. Do đó, “bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu?” là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh cũng như các bậc cha mẹ có con gặp phải tình trạng này.

Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên và tìm hiểu các lưu ý khi chăm sóc người bệnh trong bài viết sau.

Bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu?

Bệnh tim bẩm sinh (CHD) là những dị tật liên quan đến cấu trúc tim xảy ra từ khi còn trong bào thai. Đây là dị tật phổ biến nhất trong tất cả các dị tật ở trẻ sơ sinh.

Mặc dù khá nguy hiểm nhưng hiện nay cơ hội phát hiện dấu hiệu bệnh và điều trị bệnh tim bẩm sinh thành công là rất cao. Trẻ bị tim bẩm sinh vẫn có thể sinh hoạt và sống cuộc sống như người bình thường. Người bị bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu? Theo thống kê, nhiều trường hợp bệnh nhân có thể sống đến năm 75 tuổi (+/- 11 tuổi), chỉ kém 4 tuổi so với người khỏe mạnh.

Các nhà nghiên cứu cho rằng người bị bệnh tim bẩm sinh có tỷ lệ sống cao và thời gian sống lâu hơn là do:

  • Công nghệ và quy trình tiên tiến giúp phát hiện khuyết tật tim bẩm sinh sớm và chính xác hơn. Bằng phương pháp siêu âm, bệnh tim bẩm sinh có thể được phát hiện ở tuần thứ 18 của thai kỳ.
  • Nhiều trẻ em bị tim bẩm sinh đủ điều kiện phẫu thuật ở độ tuổi nhỏ hơn.
  • Xuất hiện các kỹ thuật phẫu thuật mới giúp điều trị các trường hợp dị tật phức tạp hiệu quả hơn.
  • Quá trình chăm sóc hậu phẫu chuyên sâu tốt hơn.

Làm sao để kéo dài tuổi thọ và cách chăm sóc cho người bị bệnh tim bẩm sinh?

Trẻ bị tim bẩm sinh sống được bao lâu còn tùy thuộc vào việc chăm sóc có tốt không. Người bị khuyết tật tim bẩm sinh cần được theo dõi đặc biệt kể cả khi đã thực hiện phẫu thuật. Việc thăm khám thường xuyên là rất quan trọng để đưa ra được những lựa chọn và cách chăm sóc trẻ để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Người bị bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu phụ thuộc vào việc chăm sóc tại nhà có tốt hay không. Một số vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc người bệnh tim bẩm sinh bao gồm:

Chế độ dinh dưỡng

Một số trẻ bị tim bẩm sinh có thể bú kém hoặc ăn kém do cơ thể mệt mỏi, yếu sức. Điều này khiến trẻ khó phát triển chiều cao lẫn cân nặng. Hơn nữa, trẻ nhỏ mắc bệnh thường cần lượng calo nhiều hơn bình thường để cung cấp cho hoạt động của tim. Do đó, phần lớn trẻ bị tim bẩm sinh khi lớn lên sẽ có cơ thể nhỏ và gầy hơn những người khác, đồng thời sức đề kháng cũng yếu hơn.

Bị bệnh tim sống được bao lâu

Để cơ thể trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, bố mẹ nên chú trọng xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Việc tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng là cần thiết khi trẻ biếng ăn, không tăng cân hoặc có các biểu hiện bất thường về đường tiêu hóa khác.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn

Bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu phụ thuộc vào việc có tuân thủ phác đồ điều trị hay không. Một số người bị tim bẩm sinh sẽ cần dùng thuốc để điều trị các vấn đề liên quan đến khuyết tật tim, chẳng hạn như thuốc tăng cường hoạt động của tim hoặc thuốc hạ huyết áp. Trong trường hợp này, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng các loại thuốc để hạn chế tối đa các nguy cơ tiềm ẩn.

Hoạt động thể chất phù hợp

Luyện tập thể dục, thể thao là một phần quan trọng để có trái tim khỏe mạnh. Người bệnh hoặc bố mẹ bệnh nhi nên trao đổi với bác sĩ để biết nên cho trẻ chơi môn thể thao nào và với cường độ ra sao.

Lưu ý về vấn đề sinh sản

Có rất nhiều phụ nữ bị khuyết tật tim vẫn mang thai và sinh con bình thường. Tuy nhiên, phụ nữ mắc bệnh vẫn nên trao đổi với bác sĩ tim mạch khi có ý định có con. Bác sĩ sẽ tư vấn liệu người bệnh có nên mang thai hay không và giải thích việc mang thai sẽ ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người mẹ và em bé.

Một số dạng khuyết tật tim có thể khiến tình trạng tim bẩm sinh tồi tệ hơn ở giai đoạn thai kỳ. Người bệnh có thể cần thực hiện một số thủ tục điều trị trước khi mang thai hoặc dùng thuốc hỗ trợ tim khi mang thai.

Bên cạnh đó, thai nhi cũng có nguy cơ bị khuyết tật tim khi sinh ra. Do đó, phụ nữ cũng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia di truyền để có lựa chọn tốt nhất cho kế hoạch mang thai của mình.

Bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu và các vấn đề sức khỏe tiềm ản khác

Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu còn tùy thuộc vào các biến chứng có thể gặp phải. Người bị bệnh tim bẩm sinh có thể có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề sức khỏe sau:

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là một bệnh nhiễm trùng trong các lớp của tim. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến các vấn đề khác như hình thành cục máu đông, tổn thương van tim hoặc suy tim, làm tăng nguy cơ tử vong.

Chứng loạn nhịp tim

Loạn nhịp tim là tình trạng tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác do tim không bơm đủ lượng máu cần thiết đến các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh cũng làm tăng nguy cơ đông máu, tắc mạch.

Loạn nhịp tim ở người mắc tim bẩm sinh có thể xuất phát từ các khuyết tật tim hoặc từ tác dụng phụ của các phương pháp điều trị bệnh tim bẩm sinh trước đó.

Tăng huyết áp động mạch phổi

Tăng huyết áp động mạch phổi xảy ra khi huyết áp trong các động mạch dẫn từ tim đến phổi tăng cao hơn bình thường. Một số dạng khuyết tật tim có thể gây tăng huyết áp động mạch phổi, buộc tim và phổi phải làm việc nhiều hơn. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến tim to và suy tim.

Bệnh về gan

Những người bị khuyết tật tâm thất độc nhất có nguy cơ cao mắc các bệnh về gan. Do đó, họ cần thường xuyên kiểm tra tại bệnh viện để giữ sức khỏe tốt nhất.

Các rủi ro sức khỏe tiềm ẩn khác

Người trưởng thành bị bệnh tim bẩm sinh có thể mắc các căn bệnh khác như tiểu đường, béo phì hoặc xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, các căn bệnh này ở người mắc tim bẩm sinh có những biểu hiện khác so với người bình thường. Do đó, người bệnh cần tái khám hàng năm để phát hiện vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và có phương án điều trị kịp thời, nhằm giảm thiểu nguy cơ tử vong.

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp cho thắc mắc “bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu?”. Để nâng cao chất lượng cuộc sống, người bệnh nên tuân thủ kế hoạch điều trị, thăm khám định kỳ và xây dựng lối sống lành mạnh và hợp lý.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.