Bao nhiêu ngày kể từ ngày 17/9/2007

(Website Quảng Bình) - Ngày 09/5/2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 08/2012/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định chính sách khuyến khích phát triển Công nghiệp –Thương mại giai đoạn 2011 - 2015. Theo đó, Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 19/5/2012 và nội dung cụ thể như sau: 

A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG         

I. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Các tổ chức, cá nhân trong nước có dự án đầu tư vào phát triển Công nghiệp – Thương mại trên địa bàn tỉnh, có tổng mức đầu tư dưới 100 tỷ đồng (trừ các dự án đầu tư đã được hưởng chính sách theo Quyết định 21/2007/QĐ-UBND ngày 17/9/2007 của UBND tỉnh), bao gồm:

a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

b) Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

c) Hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh;

2. Các tổ chức, cá nhân trong nước hoạt động dịch vụ phát triển công nghiệp và Thương mại.

3. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp và hạ tầng thương mại.

II.  Lĩnh vực, ngành nghề được hưởng chính sách:

1. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản;

2. Sản xuất hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và xuất khẩu;

3. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất, sành sứ, thuỷ tinh;

4. Sản xuất sản phẩm mới, sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sản phẩm thân thiện với môi trường;

5. Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa cơ khí nông nghiệp;

6. Xây dựng thuỷ điện nhỏ, điện sử dụng năng lượng mới hoặc năng lượng tái tạo để cung cấp điện dân sinh vùng sâu, vùng xa, miền núi, rẻo cao;

7. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề, du nhập phát triển nghề mới;

8. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp và làng nghề tiểu thủ công nghiệp;

9. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại;

10. Các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước;

11. Các hoạt động dịch vụ phát triển Công nghiệp - Thương mại khác.

III. Các nội dung hỗ trợ.

1. Hướng dẫn, tư vấn lập dự án đầu tư, lựa chọn mặt bằng sản xuất, huy động vốn và các hoạt động dịch vụ công nghiệp khác theo quy định của pháp luật;

2. Đầu tư dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất; ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản xuất;

3. Các hoạt động xử lý môi trường trong sản xuất Công nghiệp và hoạt động Thương mại;

4. Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật công nghệ mới, sản phẩm mới cần phổ biến nhân rộng;

5. Đào tạo nghề, truyền nghề và du nhập phát triển nghề mới để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động;

6. Xây dựng, đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu; Tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước và các hoạt động dịch vụ thương mại khác;

7. Dự trữ trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ phòng chống và khắc phục hậu quả bảo lụt theo kế hoạch hàng năm khi có yêu cầu của tỉnh;

8. Tổ chức các khóa học, hội thảo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý; Nghiên cứu đề tài, đề án khoa học; tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước;

9. Xây dựng, hình thành và phát triển các doanh nghiệp đầu mối, các mô hình liên kết sản xuất trong làng nghề;

10. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp, kết cấu hạ tầng thương mại;

IV. Điều kiện được hưởng chính sách

Các dự án đáp ứng được yêu cầu tại điều 1, 2, 3 của quy định này và chưa được hỗ trợ từ nguồn kinh phí của nhà nước (cho nội dung đề nghị hỗ trợ) thì sẽ được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn vốn khuyến công và xúc tiến thương mại của tỉnh nếu đáp ứng các điều kiện sau:

1. Đối với các dự án đầu tư thành lập cơ sở mới, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị phải đảm bảo các điều kiện về sử dụng lao động và vốn đầu tư bình quân trong năm như sau:

a) Về sử dụng lao động:

          - Sử dụng từ 15 lao động trở lên đối với các xã, phường vùng đồng bằng.

          - Sử dụng từ  10 lao động trở lên đối với các xã miền núi, bãi ngang.

          - Sử dụng từ  7 lao động trở lên đối với các xã vùng sâu, rẻo cao và đặc biệt khó khăn.

          Đối với các dự án có sử dụng lao động là người khuyết tật được tính hệ số 1,5 cho một lao động khuyết tật.

b) Về vốn đầu tư:

          - Các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp và hạ tầng thương mại có tổng mức vốn đầu tư trên 03 tỷ đồng.

          - Các dự án về chế biến nông, lâm, thuỷ sản, cơ khí nhỏ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và xuất khẩu tổng mức vốn đầu tư từ 150 triệu đồng trở lên.

          - Các dự án của các ngành sản xuất khác:

          + Có tổng mức đầu tư từ 400 triệu đồng trở lên ở xã, phường vùng đồng bằng.

          + Có tổng mức đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên ở các xã miền núi, bãi ngang.

          + Có tổng mức đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên đối với các xã vùng sâu, rẻo cao và đặc biệt khó khăn.

2. Doanh nghiệp đầu mối là các doanh nghiệp được Giám đốc sở Công Thương công nhận làm nhiệm vụ đầu mối cung cấp nguyên liệu và bao tiêu bao tiêu sản phẩm cho trên 100 lao động ở địa bàn tỉnh sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa đó.

3. Các dự án khác: Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; tổ chức đào tạo nghề; tham quan, khảo sát, hội thảo, tập huấn, nâng cao năng lực quản lý; xây dựng đề tài, đề án khoa học; tham gia các hội chợ, triển lãm…thì các cơ sở phải đăng ký và được đưa vào kế hoạch khuyến công và xúc tiến thương mại hàng năm do Sở Công Thương quản lý.

II. NHỮNG CHÍNH SÁCH CỤ THỂ

I. Chính sách về đầu tư

1. Các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp và thương mại thuê tư vấn trong các lĩnh vực: lập dự án đầu tư, lựa chọn mặt bằng sản xuất, huy động vốn và các thủ tục khác theo quy định của pháp luật. Được hỗ trợ 50% chi phí tư vấn, nhưng tối đa không quá 20 triệu đồng/cơ sở.

2. Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm  công nghiệp và làng nghề tiểu thủ công nghiệp được hỗ trợ 80% chi phí lập quy hoạch chi tiết; 50% chi phí bồi thường tài sản trong giải phóng mặt bằng; 30% chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhưng tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án.

3. Các cơ sở sản xuất di dời ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch mới được hỗ trợ 80% chi phí bồi thường tài sản trong giải phóng mặt bằng, 30% chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhưng tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án.

4. Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Thương mại bằng nguồn vốn của doanh nghiệp (không dùng nguồn vốn ngân sách) được hỗ trợ 50% chi phí bồi thường tài sản trong giải phóng mặt bằng; 30% chi phí đầu tư xây dựng chợ nông sản, thực phẩm, chợ hạng 2, hạng 3; 20% chi phí xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng thương mại tiện ích văn minh và hiện đại (siêu thị, cửa hàng tự chọn…), nhưng tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án.

II. Chính sách về khoa học công nghệ và môi trường

1. Dự án chuyển giao, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất (chưa được hỗ trợ từ nguồn vốn khoa học công nghệ của tỉnh) được hỗ trợ 50% tổng giá trị máy móc thiết bị và công nghệ chuyển giao, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/cơ sở;

2. Dự án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật mới, công nghệ mới được hỗ trợ chi phí đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị công nghệ mới, vận hành, chạy thử hoàn thiện công nghệ, tổ chức hội nghị trình diễn… Mức hỗ trợ tối đa 250 triệu đồng/mô hình.

3. Hỗ trợ 50% chi phí các dự án xử lý môi trường trong sản xuất công nghiệp và hoạt động Thương mại, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/dự án và không quá 01 lần.

III. Chính sách về lao động và đào tạo.

Các tổ chức, cá nhân có dự án tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề, du nhập phát triển nghề mới được hỗ trợ  như sau:

Các tổ chức hoạt động dịch vụ khuyến công và xúc tiến thương mại tổ chức các lớp đào tạo nghề được hỗ trợ 80% chi phí đào tạo nghề nhưng tối đa không quá 60 triệu đồng/lớp học; đối với các cơ sở, doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo được hỗ trợ 60% chi phí đào tạo nghề, nhưng tối đa không quá 45 triệu đồng/lớp học (theo định mức chi phí đào tạo nghề tại phụ lục 1).

IV. Chính sách về thị trường, xây dựng thương hiệu và doanh nghiệp đầu mối

1. Hỗ trợ chi phí xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp bao gồm: chi phí xây dựng thương hiệu, thiết kế logo, đăng ký nhãn hiệu, quảng bá thương hiệu…được hỗ trợ 50% chi phí, nhưng tối đa không quá 35 triệu đồng/thương hiệu.

2. Hỗ trợ cho các cơ sở, doanh nghiệp 50% chi phí thuê gian hàng tham gia hội chợ  tại các tỉnh đồng bằng, 80% chi phí tại các vùng miền núi;

Hỗ trợ cho các cơ sở, doanh nghiệp 50% chi phí vận chuyển hàng hóa, sản phẩm tham gia hội chợ, triển lãm. Mức hỗ trợ trong tỉnh tối đa không quá 5 triệu đồng/doanh nghiệp, trong nước tối đa không quá 10 triệu đồng/doanh nghiệp, nước ngoài tối quá 30 triệu đồng/doanh nghiệp.

3. Hỗ trợ một lần chi phí xây dựng, hình thành và phát triển các doanh nghiệp đầu mối được Sở Công Thương công nhận làm nhiệm vụ đầu mối cung ứng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm cho người lao động sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa đó, cứ 30 lao động làm việc ổn định trong 1 năm được hỗ trợ 10 triệu đồng, mức tối đa không quá 100 triệu đồng/doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp đầu mối mở rộng thêm quy mô, địa bàn và thu hút nhiều lao động tham gia thì được xem xét hỗ trợ tiếp theo định mức trên.

4.  Hỗ trợ tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, tham quan học tập, khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại…căn cứ vào tính chất, quy mô, hiệu quả và các quy định tài chính hiện hành để xác định mức hỗ trợ, nhưng đi trong nước tối đa không quá 100 triệu đồng/đoàn, đi nước ngoài tối đa không quá 200 triệu đồng/đoàn.

V. Chính sách về hỗ trợ lãi suất

Hỗ trợ 50% lãi suất vay ngân hàng phần vốn dự trữ hàng thiết yếu phục vụ phòng, chống và khắc phục hậu quả bảo lụt theo kế hoạch hàng năm khi có yêu cầu của UBND tỉnh và giao cho sở Công Thương ký kết hợp đồng đảm bảo cung ứng hàng hoá với doanh nghiệp, thời gian dự trữ tối đa không quá 60 ngày.

VI. Chính sách về khen thưởng

1. Thưởng nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, nghệ nhân, thợ giỏi trong lĩnh vực CN – TTCN được UBND tỉnh công nhận:

- 30 triệu đồng/1 làng nghề truyền thống;

- 25 triệu đồng/1 làng nghề;

- 20 triệu đồng/01 nghề truyền thống ;

- Thưởng thêm 5 triệu đồng/1 nghệ nhân do trung ương công nhận;

- 3 triệu đồng/thợ giỏi cấp tỉnh công nhận.

2. Chi khen thưởng khác cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào phát triển sản xuất kinh doanh công nghiệp – thương mại trên địa bàn tỉnh thực hiện theo quy định hiện hành.

VII. Các hoạt động dịch vụ phát triển Công nghiệp – Thương mại khác được hỗ trợ trên cơ sở dự toán kinh phí theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.

VIII. Trường hợp một dự án có nhiều nội dung hỗ trợ thì mức hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng.

IX. Kinh phí thực hiện chính sách này được bố trí từ kế hoạch ngân sách (Nguồn vốn khuyến công và xúc tiến thương mại) hàng năm  của tỉnh.

Đ.Chiến

(Nguồn: Quyết định số 08/2012/QĐ-UBND ngày 09/5/2012)

Video liên quan

Chủ đề