Báo cáo kiểm tra dấu hiệu vi phạm

Quy trình kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm (Ảnh minh họa)

1. Bước chuẩn bị kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm

- Căn cứ kết quả kiểm tra, giám sát, nắm tình hình hoặc nhiệm vụ được giao, cán bộ theo dõi địa bàn đề xuất, báo cáo bằng văn bản với thường trực ủy ban về việc:

Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng, đảng viên (sau đây gọi là đối tượng kiểm tra); nội dung kiểm tra; kế hoạch kiểm tra (mốc thời gian kiểm tra, thời gian làm việc của đoàn...) và dự kiến thành viên đoàn (tổ) kiểm tra (gọi tắt là đoàn kiểm tra).

- Thường trực Ủy ban xem xét, ban hành quyết định và kế hoạch kiểm tra (mẫu theo quy định).

- Đoàn kiểm tra xây dựng đề cương gợi ý báo cáo giải trình (mẫu theo quy định) để đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo; lịch làm việc của đoàn; họp đoàn để thông báo kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên đoàn; chuẩn bị văn bản, tài liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ kiểm tra.

2. Bước tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm

- Thành viên ủy ban được phân công chỉ đạo và đại diện đoàn kiểm tra làm việc với (đại diện tổ chức đảng trực tiếp quản lý đối tượng kiểm tra (nếu có); đối tượng kiểm tra)5 để triển khai quyết định, kế hoạch kiểm tra; thống nhất lịch làm việc; yêu cầu đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo giải trình, cung cấp vãn bản, tài liệu có liên quan; ðề nghị chỉ ðạo các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện.

Trýờng hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.

- Đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo giải trình (bằng văn bản) theo nội dung đã được gợi ý và các văn bản, tài liệu; gửi Ủy ban kiểm tra (qua đoàn kiểm tra).

- Đoàn kiểm tra thẩm tra, xác minh: Nghiên cứu báo cáo, tài liệu nhận được; làm việc với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến nội dung, đối tượng kiểm tra để thu thập các văn bản, tài liệu, chứng cứ có liên quan; làm việc với đối tượng kiểm tra để yêu cầu giải trình bổ sung, làm rõ nội dung kiểm tra.

+ Nếu cần điều chỉnh, bổ sung nội dung, thời gian, đối tượng kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra hoặc có vấn đề chuyên môn, kỹ thuật cần giám định thì trưởng đoàn kiểm tra báo cáo thành viên Ủy ban chỉ đạo để báo cáo thường trực Ủy ban xem xét, quyết định.

+ Đoàn kiểm tra trao đổi bằng văn bản với đối tượng kiểm tra những nội dung cần giải trình, bổ sung, làm rõ. Xây dựng dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra (mẫu theo quy định).

(Nếu thấy vi phạm đã rõ, đến mức phải thi hành kỷ luật và đối tượng kiểm tra tự giác nhận có vi phạm và làm kiểm điểm tự nhận hình thức kỷ luật thì trưởng đoàn kiểm tra (hoặc thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn kiểm tra) báo cáo Ủy ban hoặc thường trực Ủy ban xem xét, quyết định cho kết hợp thực hiện quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đảng cùng với quy trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

Trước khi Ủy ban họp xem xét, xử lý kỷ luật, thành viên Ủy ban kiểm tra chỉ đạo đoàn gặp đại diện tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm nghe trình bày ý kiến và báo cáo (kèm theo bản tự kiểm điểm của đối tượng vi phạm) tại kỳ họp của Ủy ban kiểm tra. Hoặc đại diện tổ chức đảng, đảng viên vi phạm có quyền trực tiếp trình bày ý kiến hoặc có văn bản báo cáo với Ủy ban kiểm tra tại hội nghị xem xét, xử lý kỷ luật và phải nghiêm chỉnh chấp hành sau khi có quyết định).

- Tổ chức hội nghị (các tổ chức đảng là đối tượng kiểm tra hoặc trực tiếp quản lý đảng viên được kiểm tra tổ chức và chủ trì, ghi biên bản hội nghị) để đoàn kiểm tra thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra; đối tượng kiểm tra trình bày ý kiến giải trình, tự nhận hình thức kỷ luật (nếu có); hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra, thẩm tra, xác minh về các nội dung kiểm tra và đề nghị bằng văn bản (nếu có); bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật (nếu có).

- Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ (nếu có); hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra; trao đổi ý kiến với người đứng đầu (đơn vị theo dõi địa bàn; không phải là trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn kiểm tra) về kết quả kiểm tra; báo cáo xin ý kiến đồng chí thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn, thường trực Ủy ban (nếu cần), trước khi trình Ủy ban.

3. Bước kết thúc kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên

- Ủy ban kiểm tra xem xét, kết luận:

+ Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra; trình bày đầy đủ ý kiến của đối tượng được kiểm tra; các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan; đề xuất, kiến nghị (nếu có).

+ Ủy ban thảo luận, kết luận; biểu quyết quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (nếu có).

- Đơn vị theo dõi địa bàn có ý kiến bằng văn bản báo cáo về kết quả kiểm tra và hoạt động của đoàn kiểm tra.

- Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra; phối hợp với (đơn vị hoặc cán bộ tổng hợp) hoàn chỉnh thông báo kết luận kiểm tra, quyết định thi hành kỷ luật hoặc báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (nếu có); báo cáo thành viên Ủy ban phụ trách trước khi trình thường trực Ủy ban ký, ban hành.

- Thành viên Ủy ban chỉ đạo và đại diện đoàn kiểm tra công bố thông báo kết luận kiểm tra đến đối tượng kiểm tra và tổ chức, cá nhân có liên quan; triển khai thực hiện quy trình xem xét, xử lý kỷ luật (nếu có).

Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.

- Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm; trưởng đoàn có văn bản nhận xét, đánh giá từng thành viên đoàn kiểm tra, gửi người đứng đầu các đơn vị có cán bộ tham gia đoàn; lập hồ sơ và nộp lưu trữ theo quy định.

- Vụ địa bàn, đơn vị, cán bộ theo dõi địa bàn giám sát việc chấp hành kết luận, quyết định của Ủy ban.

Châu Thanh

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Hệ thống đang trong quá trình nâng cấp.
Hệ thống sẽ hoạt động trở lại ngay sau khi hoàn thành việc bảo trì, nâng cấp.

Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Ngành Kiểm tra đã triển khai toàn diện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng, mà trọng tâm là kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm các tổ chức và đảng viên vi phạm. Qua đó, góp phần ngăn chặn, răn đe và xử lý vi phạm các tổ chức đảng và đảng viên vi phạm; xây dựng Đảng và củng hệ thống chính trị vững mạnh; xây dựng niềm tin của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân...

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm, theo đó, cần quan tâm những nội dung sau:

Một là, UBKT các cấp phải chủ động vào cuộc, tranh thủ và nghiêm chỉnh chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy; UBKT cấp trên đối với công tác kiểm tra, giám sát.

UBKT phải chủ động, kịp thời vào cuộc ngay từ đầu để phát hiện dấu hiệu vi phạm; xác định đối tượng, nội dung vi phạm để tiến hành kiểm tra; tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo không “trông chờ”, “nghe ngóng”, dựa vào cấp ủy và sự chỉ đạo của UBKT cấp trên. Việc quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm phải chủ động, kịp thời, chọn đúng thời điểm và đúng nội dung kiểm tra, tập trung vào những vấn đề trọng điểm, dễ phát sinh vi phạm.

Đẩy mạnh thực hiện chủ trương UBKT Trung ương tăng cường kiểm tra cách cấp khi có dấu hiệu vi phạm, nghĩa là kiểm tra đến đối tượng là tổ chức đảng và đảng viên cấp huyện, qua đó nâng cao trách nhiệm và vị thế của UBKT. Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thành viên Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm UBKT Trung ương tại Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng năm 2017; triển khai nhiệm vụ năm 2018: “Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm phải triển khai kịp thời, quyết liệt, triệt để, trong thời gian ngắn kết luận rõ ràng, chính xác, xử lý kỷ luật nghiêm minh, khách quan, công tâm, đúng người, đúng vi phạm, tạo hiệu ứng tốt trong xã hội”. Thường trực UBKT phải sát sao đôn đốc các đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ, chọn đúng nội dung kiểm tra có tính chất “mấu chốt” để xác định đúng đối tượng kiểm tra và nhanh chóng làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. Thực tế cho thấy, qua xử lý một số vụ, việc nổi cộm gần đây, những khuyết điểm, vi phạm xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, dự án Formosa Hà Tĩnh cho thấy, công tác kiểm tra giám sát, theo dõi, nắm tình hình địa bàn có lúc còn bị động; việc phát hiện dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên chưa qua công tác giám sát thường xuyên mà chủ yếu qua báo chí, dư luận xã hội và sự phản ánh, kiến nghị, tố cáo của nhân dân.

Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phải giữ vai trò ngăn chặn không để những đối tượng cơ hội chui vào Đảng, vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Thực tế cho thấy, những đối tượng cơ hội chính trị và không có chính kiến “gió chiều nào che chiều ấy” rất khó phát hiện để xử lý. Những đối tượng này rất nguy hiểm, vừa phá hoại Đảng từ bên trong, vừa là môi trường cho các thế lực thù địch lợi dụng thực hiện “diễn biến hòa bình” thúc đẩy “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa”. Do vậy, cấp ủy, UBKT các cấp phải chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện dấu hiệu vi phạm, suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa” như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XII đã chỉ ra để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Cán bộ theo dõi địa bàn và thành viên UBKT trực tiếp phụ trách cần chủ động làm tốt công tác giám sát thường xuyên, kịp thời nắm bắt tình hình, báo cáo đề xuất lãnh đạo UBKT xem xét, quyết định kiểm tra để ngăn chặn những hành vi vi phạm từ khi còn manh nha, chớm phát sinh. Cán bộ theo dõi địa bàn phải dự đầy đủ các cuộc họp của địa phương, đơn vị theo Quy định số 86-QĐ/TW, ngày 1-6-2017, “Quy định giám sát trong Đảng”; chủ động thường xuyên thu thập, lựa chọn, xử lý các nguồn thông tin, nắm được hoạt động của tổ chức đảng, đảng viên thuộc đối tượng giám sát để sớm phát hiện các dấu hiệu vi phạm. UBKT cần có văn bản chỉ đạo các tổ chức đảng cấp dưới mời cán bộ kiểm tra cấp trên về dự họp để thực hiện chức năng giám sát thường xuyên theo quy định.

Cấp ủy đảng phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của UBKT; kịp thời và tạo điều kiện để UBKT thực hiện đúng quy chế làm việc; thường kỳ nghe UBKT báo cáo tình hình hoạt động và đưa ra ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo; quan tâm củng cố, kiện toàn UBKT, cơ quan UBKT và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra... để hoạt động của UBKT và cán bộ kiểm tra đạt được hiệu quả, chất lượng. Sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của cấp ủy đảng là nhân tố quyết định kết quả hoạt động của UBKT, cơ quan UBKT và cán bộ kiểm tra.

UBKT cấp dưới phải nắm chắc các đặc điểm, các vấn đề nêu trên để trong quá trình thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nếu gặp khó khăn, trở ngại, vướng mắc thì đề nghị tranh thủ sự hướng dẫn, chỉ đạo, hỗ trợ của UBKT cấp trên. Đối với vụ việc nghiêm trọng, phức tạp có thể đề nghị UBKT cấp trên yêu cầu cấp ủy cấp dưới quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi, kể cả về cán bộ, điều kiện, phương tiện làm việc. Trường hợp đặc biệt, đề nghị UBKT cấp trên trực tiếp kiểm tra.

Hai là, nắm vững và thực hiện tốt các phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra, giám sát, nhất là giám sát, kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.

Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là công tác lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng nội bộ Đảng, do đó, tiến hành công tác kiểm tra, giám sát phải giữ đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, đúng tính chất công tác đảng. Thực tế cho thấy, muốn tiến hành công tác kiểm tra, giám sát đạt chất lượng, hiệu quả, phải nắm vững và thực hiện tốt các phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra. Trong đó, thẩm tra, xác minh là một phương pháp quan trọng nhất; phải bảo đảm nguyên tắc: “Chứng cứ đến đâu, kết luận đến đấy, không suy diễn, không áp đặt, không thành kiến”. Không ít tổ chức đảng và đảng viên khi bị kiểm tra còn thiếu tự giác, quanh co, giấu giếm khuyết điểm, vi phạm; tìm mọi cách đối phó, gây khó khăn, trở ngại cho công tác kiểm tra, giám sát. Trong xử lý kỷ luật, không ít trường hợp phải thay đổi hoặc xóa bỏ hình thức kỷ luật; trong khiếu nại, tố cáo có không ít trường hợp không đúng...; vì vậy, chưa thẩm tra, xác minh thì chưa được kết luận.

Thẩm tra, xác minh phải tỉ mỉ, khách quan, toàn diện và giữ đúng nguyên tắc đảng và kỷ luật phát ngôn. Tập trung xem xét, phát hiện mâu thuẫn trong khi trao đổi, báo cáo, đồng thời thu thập thêm thông tin, tài liệu liên quan mới để đối chiếu, so sánh, tìm ra bằng chứng xác thực. Thẩm tra, xác minh tập trung vào những yếu tố“mắt xích” để làm rõ vi phạm lớn và đưa ra kết luận kịp thời. Thẩm tra, xác minh cũng là một biện pháp nhằm hỗ trợ nâng cao tính tự giác, tự phê bình của tổ chức đảng và đảng viên, làm cho đảng viên thấy rõ những chứng cứ vi phạm. Quá trình thực hiện phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra, giám sát, UBKT và cán bộ kiểm tra phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo, bám sát mục tiêu, yêu cầu, nội dung, đối tượng kiểm tra, giám sát và tình hình cụ thể, song không được dùng phương pháp đặc thù của các cơ quan pháp luật (như điều tra, theo dõi bí mật,...) vì sẽ vi phạm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng.

Ba là, cấp ủy, UBKT phải luôn quan tâm kiện toàn UBKT, xây dựng cơ quan UBKT và đội ngũ cán bộ kiểm tra có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu công tác kiểm tra, giám sát.

Thực tế cho thấy, cần luôn quan tâm kiện toàn UBKT các cấp, cơ quan UBKT phù hợp chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra có đủ phẩm chất và năng lực, trình độ, nắm vững các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thường xuyên cập nhật thông tin, bồi dưỡng kiến thức mọi mặt; thông thạo quy trình, kỹ năng, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát nói riêng và thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng nói chung.

Với vai trò là một trong những chức nãng lãnh đạo của Ðảng, công tác kiểm tra, giám sát trong thời đại kỹ thuật số hiện nay đã và đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ và thách thức lớn, khi mà các vi phạm pháp luật trong các tổ chức đảng và đảng viên với những dấu hiệu ngày càng tinh vi, phức tạp và khó phát hiện. Nếu đội ngũ làm công tác kiểm tra, giám sát của Ðảng không đáp ứng kịp thời những ứng dụng công nghệ mới trong việc khai thác và phân tích khối lượng lớn dữ liệu có cấu trúc phức tạp liên quan đến các thông tin quản lý đất đai, đầu tư, tài chính, ngân hàng,... thì các hành vi vi phạm có thể vượt quá tầm kiểm tra, giám sát. Việc hiểu biết về công nghệ số cũng giúp quá trình quản lý, trao đổi thông tin liên ngành cũng như trong nội bộ Ngành Kiểm tra Ðảng được nhanh gọn, thuận tiện và cẩn trọng hơn, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra, giám sát. 

Cấp ủy đảng và UBKT các cấp cần chăm lo củng cố, kiện toàn UBKT, cơ quan UBKT từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra theo hướng: “coi trọng cả đức và tài, đức là gốc”; trong việc nâng cao trình độ, năng lực, coi trọng cả việc nâng cao kiến thức về công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát; bên cạnh đó, cần trang bị cho đội ngũ cán bộ kiểm tra những kiến thức cần thiết có liên quan đến hoạt động kiểm tra, giám sát (quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, pháp luật...). Cán bộ kiểm tra phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, lập trường tư tưởng kiên định, là “người lính” xung kích trong mặt trận đấu tranh chống tiêu cực, phải giữ gìn tư cách, phải liêm chính, luôn phấn đấu, rèn luyện tác phong công tác, không kiêu ngạo, say sưa, thỏa mãn với thành tích.

Trong quá trình tác nghiệp, cán bộ kiểm tra phải luôn tôn trọng sự thật, không chịu bất kỳ một sức ép hay sự tác động sai trái nào, khẩn trương thẩm tra, xác minh làm rõ vụ, việc để báo cáo UBKT; đặc biệt không được suy diễn, hứa hẹn vô nguyên tắc hoặc vướng vào tiêu cực khi phải đấu tranh với những sai phạm của đồng chí mình, đấu tranh với chính mình trước những cám dỗ đời thường, như lời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2016: “Phải có dũng khí đấu tranh, chính trực và hơn ai hết, phải liêm, phải sạch. Không liêm, không sạch thì không nói được ai, không kiểm tra, giám sát, không kỷ luật được người khác”.

Nguồn: ubkttw.vn

Video liên quan

Chủ đề