Bánh khọt ở đâu

Bánh khọt ở đâu

Nếu bạn đã từng thưởng thức bánh khọt một lần chắc chắn sẽ muốn ăn lần thứ hai. Bởi vị ngon đặc trưng của bánh mà không phải bất kỳ loại bánh nào cũng có được. Bánh khọt là đặc sản của tỉnh nào và ăn bánh khọt có béo không là thắc mắc của nhiều người khi yêu thích món bánh này.

Bánh khọt là loại bánh Việt Nam (loại bánh này đặc trưng của miền nam Việt Nam). Bánh thường được làm từ bột gạo hoặc bột sắn, nhân tôm. Bánh được nướng chín và ăn kèm với rau sống, ót tươi và các gia vị đi kèm với nước mắn pha ngọt đậm vị….là món bánh được đông đảo người dùng yêu thích.

Ẩn chứa trong mỗi chiếc bánh Khọt là cả một điều giản dị, tinh túy của nghệ thuật khó có thể diễn tả hết bằng lời. Với sự tinh tế ấy chỉ có thể được đúc kết từ nghệ thuật, dân gian trải qua bao năm tháng, thăng trầm của lịch sử, món bánh khọt đã trở thành món ăn đặc trưng không gì có thể thay thế.

Bánh khọt là đặc sản của tỉnh nào?

Bánh khọt là đặc sản của tỉnh Vũng Tàu. Nói về tên gọi bánh khọt, khi người làm bánh lấy bánh khỏi khuôn, tiếng muỗng khuôn thường xa chạm phát ra âm thanh “khọt khọt”, nên từ đó mọi người thường gọi bánh này với cái tên khá đặc biệt “bánh khọt”.

Về nguồn gốc, theo nhiều tài liệu có ghi chép lại thì bánh khọt là loại bánh có nguồn gốc từ bánh căn của Bình Thuận, Ninh Thuận, Thanh Hóa. Trước đây, bánh khọt thường được làm vào những ngày nghỉ, ngày xum họp gia đình. Về lâu dần khi thành phố Vũng Tàu phát triển ngành du lịch đi kèm với ẩm thực quê hương thì món bánh khọt ngày càng được du khách khắp nơi yêu thích.

Ngày nay, khi bạn ghé đến thành phố Vũng Tàu, bạn có thể khá dễ dàng tìm thấy một quán bánh khọt thơm lừng từ góc phố, vỉa hè, quán cóc cho đến các nhà hàng cao cấp. Tuy nhiên, dù quán ăn bình dân hay nhà hàng sang trọng thì món bánh khọt vẫn giữa được nét đặc trưng truyền thống, hương vị đậm đà khó quên khi bạn thưởng thức.

Lượng calo trong 1 cái bánh khọt là bao nhiêu?

Nếu bạn là người yêu thích món bánh miền nam thì không thể không thưởng thức món bánh khọt. Món bánh này hấp dẫn với sự kết hợp hào hòa của bột bánh, vị béo ngậy của tôm, vị chua ngọt của nước mắm hay vị thơm dễ ăn cùng các loại rau sống ăn kèm. Tuy nhiên, vấn đề 1 cái bánh khọt bao nhiêu calo thì không phải ai cũng biết rõ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì hàm lượng calo có trong bánh khọt khá cao. Trong 1 cái bánh khọt có chứa mức năng lượng khoảng 175 calo. Và với một lần ăn thì bạn sẽ không ăn 1 cái bánh mà thường ăn đến 5 chiếc mới đủ no. Lúc này mức năng lượng dung nạp vào cơ thể khoảng 875kcal. Đây là mức năng lượng tương đối cao. Vì thế, nếu bạn lo lắng cho tình trạng cân nặng của mình thì cần lưu ý khi lựa chọn ăn bánh.

>>> Bạn cũng nên tham khảo thêm: [Review AZ] Bánh đúc làm từ bột gì và ăn bánh đúc có béo không?

Ăn bánh khọt có béo không?

Như đã trình bày nêu trên, lượng calo có trong bánh khọt tương đối cao. Như vậy nếu như bạn ăn nhiều bánh khọt 5-6 cái tương đương calo dung nạp là 875- 1050 calo. Đây là lượng calo cao hơn rất nhiều năng lượng cho phép. Vì năng lượng tiêu chuẩn trong 1 bữa ăn mà một người trưởng thành cần dung nạp chỉ là 667 calo. Như vậy có thể kết luận ăn bánh khọt sẽ béo.

Tuy nhiên, nếu bạn là tín đồ của món bánh này mà không muốn tăng cân thì hoàn toàn có thể điều chỉnh chế độ ăn hợp lý bằng cách: ăn 2-3 cái bánh khọt và nên giảm lượng khẩu phần ăn trong bữa ăn chính, sao cho năng lượng không vượt quá 600 calo thì cân nặng sẽ không tăng. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến vấn đề luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để duy trì sức khỏe cũng như có vóc dáng như mong đợi.

Một lời khuyên dành cho bạn nếu đang ăn kiêng là hãy lên kế hoạch với thực đơn giảm cân khoa học, Mỗi ngày cần nạp lượng calo dưới 1500 calo, giảm chất béo. Nên hạn chế tinh bột, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ để tránh gây tăng cân, béo phì.

>>> Bạn cũng nên tham khảo thêm: [Review AZ] Bánh gai làm từ gì và ăn bánh gai có béo không?

Trên đây là những thông tin cơ bản về chủ đề bánh khọt là đặc sản của tỉnh nào và ăn bánh khọt có béo không. Review AZ mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết hữu ích dành cho bạn.

Chúc bạn sức khỏe.

Bánh khọt ở đâu

Bánh khọt Vũng Tàu là một trong những món ăn đặc sản của vùng đất này và mới đây được Tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận “giá trị ẩm thực châu Á”. So với nhiều món ăn cầu kỳ khác, bánh khọt mang hương vị rất riêng của biển Vũng Tàu và được nhiều người ưa thích, từ người dân địa phương cho đến du khách trong nước và quốc tế. Hãy cũng VNTRIP.VN khám phá bánh khọt Vũng Tàu – thức ăn dân dã “ngon quên lối về” qua bài viết dưới đây nhé!

Tin liên quan: Kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu giá rẻ

Bánh khọt ở đâu

Nguồn gốc món bánh khọt Vũng Tàu

Theo lời những người lâu năm hành nghề làm bánh khọt, loại bánh này có nguồn gốc từ bánh căn của vùng Bình Thuận, Ninh Thuận, Thanh Hoá.

Cái tên bánh khọt cũng có sự lý giải hết sức thú vị. Nhiều người nói là khi đổ bánh, để lóc bánh ra khỏi khuôn, người ta thường dùng muỗng khuấy lên, có tiếng kêu “khọt khọt” khi muỗng chạm vào thành khuôn. Cũng có một cách lý giải khác đó là, ngày xưa, những người nghèo không đủ điều kiện để ăn các món cao lương mà chỉ ăn loại bánh làm hoàn toàn từ bột chứ không có thịt gì. Vì thế, người ta đặt tên là bánh “khộp”. Lâu dần, người dân đọc lái thành bánh “khọt”.

Bánh khọt ở đâu

Bánh khọt có nguồn gốc từ bánh căn vùng Ninh Thuận, Thanh Hoá (ảnh ST)

Trước đây, món bánh này thường được các bà, các mẹ làm vào những ngày nghỉ, ngày sum họp gia đình. Lâu dần, cùng quá trình phát triển du lịch mạnh mẽ đã tạo điều kiện giúp bánh khọt đến gần hơn với du khách mọi miền trong chuyến hành trình du lịch Vũng Tàu. Hiện nay, những cái tên như bánh khọt Gốc Vú Sữa, Cây Sung, bánh khọt Cô Ba Vũng Tàu,… chính là điểm hẹn ẩm thực mọi ngày của người dân địa phương cũng như là du khách thập phương quốc tế.

Bánh khọt Vũng Tàu thế nào mà khiến người ta thương nhớ đến vậy?

Nhiều du khách kháo nhau, đi du lịch Vũng Tàu mà chưa thưởng thức món bánh khọt thì là chưa thực sự tận hưởng cũng như tìm hiểu nét ẩm thực của thành phố biển này.

Bánh khọt ở đâu

Du lịch Vũng Tàu mà chưa từng thử bánh khọt thì thực là chưa hiểu hết nét ẩm thực độc đáo của thành phố biển này

Nguyên liệu chính để làm bánh là bột gạo nguyên chất. Người ta có thể pha thêm một ít bột nghệ để bánh có màu vàng bắt mắt. Nhân bánh khá đa dạng, có thể là sò điệp, tôm tươi, thịt bằm, chả cá,…thêm một ít mỡ hành hay chút ruốc, ăn kèm với các loại rau sống như: cải xanh, xà lách, tía tô, diếp cá, rau thơm, đu đủ thái sợi,…

Bánh khọt ở đâu

Nguyên liệu chính làm bánh khọt đó là bột gạo. Có thể cho thêm bột nghệ để bánh có màu vàng bắt mắt

Cuộn chiếc bánh trong lá rau xà lách và vài cọng rau thơm, chấm cùng với nước mắm chua ngọt, pha sền sệt rất vừa miệng, du khách có thể cảm nhận ngay từ đầu lưỡi cái giòn giòn của bánh, vị ngọt ngọt của tôm, sò, cái man mát của rau và mùi thơm ngậy của mỡ hành hoà quyện lại. Những hương vị ấy khiến cho bất cứ khách du lịch nào đã từng thử qua cũng muốn quay lại thưởng thức, như là quay lại để thưởng thức cái hương vị của tuổi thơ vậy.

Bánh khọt ở đâu

Bánh khọt dưới nước mỡ hành ăn kèm với rau thực đem đến một cảm giác như được quay lại tuổi thơ vậy

Hướng dẫn làm bánh khọt Vũng Tàu

Mỗi quán bánh khọt Vũng Tàu lại có một bí quyết riêng trong khâu pha chế, nhằm tạo ấn tượng riêng với khách hàng. Làm bánh khọt Vũng Tàu khó nhất ở khâu pha bột. Gạo đem ngâm nước khoảng 2 đến 3 tiếng cho mềm, sau đó mang đi xay. Bột gạo sau khi xay được pha với nước theo một tỷ lệ nhất định và để qua đêm, như vậy thì vỏ bánh mới giòn và ngon được.

Nhân bánh được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau, đặc biệt được nhiều người ưa thích vẫn là tôm tươi. Tôm cắt bỏ đầu, lột vỏ, làm sạch rồi để ráo. Có thể làm phần tôm cháy để tăng thêm sức hấp dẫn cho món ăn bằng cách giã nhuyễn tôm và cho vào đảo đều đến khi tôm mịn và khô rang.

Bánh khọt ở đâu

Nhân bánh được làm từ tôm hoặc thịt băm, sò điệp tuỳ theo khẩu vị thực khách

Bánh khọt được đổ trong những chiếc khuôn bằng nhôm hoặc inox. Trước khi đổ bánh, đặt khuôn bếp lên làm nóng, sau đó dùng mỡ heo phết đều các khuôn, chế một lượng bột vừa đến mặt khuôn, cho tôm tươi đã bóc vỏ vào giữa và đậy nắp chờ bánh chín. Khi bánh vừa chín, gắp bánh đặt ra đĩa và rắc thêm chút tôm cháy, mỡ hành.

Bánh khọt ở đâu

Đổ bột đến miệng khay rồi cho nhân vào, đậy nắp cho đến khi bánh chín

Bánh khọt Vũng Tàu ngon phải là những chiếc bánh vừa giòn vừa dai, vị béo của bột gạo, nước dừa, được ăn kèm với các loại rau sống. Khá nhiều người cho rằng, rau sống và nước mắm quyết định 50% sự thành công của món ăn này. Vị béo ngậy của mỡ hành lại thêm vị ngọt thơm của tôm quyện trong vỏ bánh giòn rụm, được đưa đẩy bởi vị ngọt của nước chấm và các loại rau củ quả ăn kèm tạo nên sức hấp dẫn riêng của bánh khọt.

Bánh khọt ở đâu

Ăn bánh khọt nóng hổi, giòn rụm cùng với rau thơm và nước chấm đậm đà là một trải nghiệm cực kỳ đáng nhớ

Những địa chỉ bánh khọt ngon ở Vũng Tàu

– Quán bánh khọt Cây Vú Sữa, 14 đường Nguyễn Trường Tộ, Vũng Tàu.

– Quán bà Hai, 376/27 đường Lê Lợi, TP Vũng Tàu.

– Bánh khọt Miền Đông, 59 Bà Triệu, TP Vũng Tàu.

– Quán bánh khọt Cây Đa, 21 Lý Thường Kiệt, TP Vũng Tàu.

– Quán Cây Tre – Bánh Khọt, 8B Lương Văn Can, P.2, TP Vũng Tàu.

Tin liên quan:

  • “Choén” sập các quán ăn Vũng Tàu “siêu ngon, siêu rẻ, siêu nổi tiếng”
  • Tổng hợp những món ăn vặt Vũng Tàu mà bạn “KHÔNG THỂ BỎ QUA”
  • Hồ Mây Vũng Tàu: Tổ hợp du lịch, giải trí, văn hoá độc đáo
  • Đồi Con Heo – Màu sắc mới trong bức tranh du lịch Vũng Tàu

Ngày nay, khi đi du lịch Vũng Tàu, du khách có thể dễ dàng tìm thấy món bánh khọt từ quán cóc bình dân đến nhà hàng cao cấp. Bánh khọt Vũng Tàu, với sự hấp dẫn tinh tế nhưng rất dân dã, đã trở thành món ăn thương hiệu nổi tiếng địa phương, chinh phục mọi thực khách. Nếu có dịp ghé qua thành phố Vũng Tàu thân thương thì các bạn hãy thưởng thức bánh khọt Vũng Tàu – món ăn dân dã “ngon quên lối về” này để có những trải nghiệm thực sự đáng nhớ nhé!