Bài viết đánh giá tổng quan starbucks năm 2024

Ra đời vào năm 1971 tại khu chợ lịch sử Pike Place ở Seattle. Starbucks đã trở thành thương hiệu cafe lớn nhất thế giới. Hiện có mặt tại 65 quốc gia, với hơn 21.000 cửa hàng, Starbucks hiện là công ty có mức tăng trưởng nhanh nhất nước Mỹ. Dưới đây là 4 bài học kinh doanh đắt giá mà bất kì doanh nghiệp nào cũng nên học hỏi từ thương hiệu này.

Bài viết đánh giá tổng quan starbucks năm 2024

1. Định vị sứ mệnh ngay từ đầu

Bài học kinh doanh đầu tiên có thể học từ Starbucks đó là định vị bản thân ngay từ đầu. Starbucks luôn hướng mình là một người bạn thân thiết của khách hàng.

Không đơn thuần là một tiệm cafe, Starbucks biến các cửa hàng của mình thành một nơi mà mọi khách hàng đều muốn ghé qua sau những bộn về của công việc.

Là nơi đầu tiên mọi người nghĩ đến khi muốn tụ họp bạn bè, hay những cuộc đàm phán quan trọng giữa các doanh nhân.

Thông điệp Starbucks truyền tải là bất kì đối tượng khách hàng nào, ở độ tuổi nào thì đều sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời tại Starbucks.

Bài viết đánh giá tổng quan starbucks năm 2024

2. Hiểu tâm lý khách hàng, luôn chăm sóc nhân viên

Nếu bạn đã từng có trải nghiệm tại những quán cafe Starbucks ắt hẳn bạn sẽ nhận được những câu hỏi như: bạn đang tìm kiếm điều gì, từ những nhân viên bán hàng. Đây được đánh giá là một trong những kỹ năng chăm sóc khách hàng mà bất cứ ngành dịch vụ nào cũng nên học hỏi.

Bằng cách biết được nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, bạn sẽ dễ dàng đưa ra những giải pháp cho họ. Điều này không chỉ giúp tăng sự gắn kết với khách hàng và còn giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Một điểm cộng tuyệt vời từ thương hiệu cafe nổi tiếng này đó là chế độ chăm sóc nhân viên tốt đến nỗi, không một nhân viên nào muốn bỏ đi.

Nhân viên bán hàng là cánh tay đắc lực trực tiếp tiếp xúc và nắm bắt tâm lý khách hàng. Vì vậy mà Starbucks luôn dành sự quan tâm nhất định đến nhân viên của họ. Khi đã hiểu nhân viên, sẽ dễ dàng khai thác và giúp họ phát huy những tiềm năng của bản thân.

Bài viết đánh giá tổng quan starbucks năm 2024

Phần mềm quản lý bán hàng SIÊU ĐƠN GIẢN SUNO.vn giúp người chủ quản lý mọi mặt của cửa hàng: từ tính tiền bán hàng, quản lý tồn kho hàng hóa, quản lý thu chi tiền bạc, chăm sóc khách hàng đến phân tích kết quả kinh doanh dễ dàng. SIÊU ĐƠN GIẢN, rất dễ sử dụng kể cả với người không rành máy tính.

3. Không ngừng sáng tạo và luôn đi kèm trách nhiệm

Khi nhận thấy nhu cầu khách hàng có xu hướng ngồi lại tại quán trong một khoảng thời gian tương đối lâu, Starbucks đã cung cấp dịch vụ truy cập wifi miễn phí từ năm 2010.

Ở thời điểm hiện tại, Starbucks còn cho phép khách hàng thanh toán qua ứng dụng của iPhone. Đây là thương hiệu đầu tiên tại Mỹ áp dụng hình thức thanh toán mới mẻ này.

Duy trì yếu tối cốt lõi truyền thông, nhưng không ngừng đổi mới, sáng tạo, thích nghi với nhu cầu của khách hàng là những gì mà thương hiệu này đang làm.

Ngoài ra, cách giải quyết vấn đề khi xảy ra sự cố của Starbucks cũng giúp thương hiệu này luôn giữ được vị trí độc tôn trong lòng khách hàng, vì trong dịch vụ, sai sót là điều khó tránh khỏi.

Ví dụ, khi tính nhầm hóa đơn, ghi nhầm thức uống, … các nhân viên sẽ nhanh chóng nhận lỗi và sửa sai với khách hàng, xử lý mọi sự cố một cách linh hoạt, để không làm ảnh hưởng đến khách hàng của họ.

Bài viết đánh giá tổng quan starbucks năm 2024

4. Nhất quán trong kinh doanh

Đối với bất kì doanh nghiệp nào, đây cũng được xem là yếu tố chủ chốt để duy trì sự trung thành của khách hàng dành cho thương hiệu nào đó.

Cụ thể, nếu bạn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời vào lần đầu tiên sử dụng, họ sẽ quay lại với mong muốn duy nhất được trải nghiệm dịch vụ như vậy lần nữa.

Starbucks luôn luôn duy trì và đảm bảo chất lượng mọi sản phẩm cung ứng đến khách hàng đều như nhau tại mọi chi nhánh của công ty.

Tập đoàn Starbucks Coffee vẫn giữ vững vị trí là chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới nhờ vào các chiến lược mới mẻ có khả năng tối ưu hóa mọi điểm mạnh kinh doanh, khắc phục các điểm yếu.

Từ đó thương hiệu này khai thác các cơ hội và vượt qua các rào cản như sự đe dọa từ trong chính môi trường ngành công nghiệp cà phê. Bài viết này sẽ phân tích SWOT của thương hiệu Starbucks một cách rõ ràng.

Bài viết đánh giá tổng quan starbucks năm 2024

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ quản lý chiến lược mà đánh giá các điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weakness), cơ hội (Opportunity) và thách thức (Threat) liên quan tới doanh nghiệp trong môi trường nội và ngoại của nó.

Trong trường hợp phân tích doanh nghiệp lần này, phân tích SWOT của thương hiệu Starbucks Coffee cân nhắc tới các điểm mạnh và điểm yếu (nhân tố chiến lược bên trong) xuất hiện trong quá trình vận hành sản phẩm cà phê, cửa hàng cà phê và các ngành nghề có liên quan.

Bài phân tích này cũng đề cập tới các cơ hội và thách thức (nhân tố chiến lược bên ngoài) liên quan tới môi trường cạnh tranh. Một môi trường đầy cạnh tranh như ngành công nghiệp cà phê sẽ đòi hỏi công ty phải liên tục cải thiện các thế mạnh kinh doanh để tối ưu hoạt động tài chính và phát triển bền vững.

Bài viết đánh giá tổng quan starbucks năm 2024

Thương hiệu Starbucks Coffee hoạt động trên khá nhiều lĩnh vực. Điều này đã tạo ra những thách thức khác nhau dành cho doanh nghiệp. Sự đa dạng của các ngành công nghiệp gia tăng bởi công ty đang phát triển nhiều sản phẩm hơn để phục vụ cho việc kinh doanh chính là chuỗi cửa hàng cà phê.

Ví dụ, chiến lược marketing hỗn hợp của Tập đoàn Starbucks đẩy mạnh vào việc công ty mở rộng các sản phẩm như trà, đồ ăn và nhượng quyền bên cạnh sản phẩm chính là cà phê. Trong mô hình phân tích SWOT, điều kiện này đã tạo ra môi trường kinh doanh đầy thách thức. Công ty được đòi hỏi phải sử dụng những chiến lược cạnh tranh khác nhau thích hợp với từng ngành công nghiệp.

Bài viết đánh giá tổng quan starbucks năm 2024

Các nhân tố chiến lược nội và ngoại thể hiện trong phân tích SWOT này có thể giúp thương hiệu Starbucks Coffee thành công hơn trong việc cạnh tranh với hàng loạt các công ty cửa hàng cà phê và các dịch vụ ăn uống khác như Dunkin’ Donuts, McDonald’s, Burger King,…

  1. Điểm mạnh (Strength)

Cấu thành nên mô hình phân tích SWOT là các nhân tố chiến lược bên trong mà công ty có thể sử dụng như là thế mạnh để khắc phục điểm yếu và bảo vệ doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh. Trong trường hợp này, các điểm mạnh chính của Starbucks Coffee là:

  • Hình ảnh thương hiệu mạnh
  • Chuỗi cung cấp toàn cầu rộng lớn
  • Sự đa dạng hóa ôn hòa thông qua các cửa hàng chi nhánh

Bài viết đánh giá tổng quan starbucks năm 2024

Starbucks Coffee là một những thương hiệu mạnh và nổi tiếng nhất thế giới. Công ty này có một lượng lớn khách hàng thân thiết và vẫn đang phát triển thêm, giúp cho việc kinh doanh cửa hàng cà phê ổn định hơn.

Trong mô hình phân tích SWOT, chuỗi cung cấp toàn cầu rộng lớn của Starbucks đã trở thành một điểm mạnh trong việc hỗ trợ vận hành. Ví dụ, công ty này có một mạng lưới nhà cung cấp trên toàn cầu mà đã được tuyển chọn kỹ lượng dựa trên các tiêu chí chất lượng, chẳng hạn như chất lượng của hạt cà phê Arabica.

Hơn nữa, công ty này cũng đang ngày càng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. Chẳng hạn như các thương vụ sáp nhập hoặc phát triển các chi nhánh như Ethos Water, Seattle’s Best Coffee, và Teavana. Sự đa dạng hóa đã làm giảm ảnh hưởng xấu từ các rủi ro thị trường và ngành công nghiệp.

Các nhân tố chiến lược nội được xác định trong phần này của phân tích SWOT về thương hiệu Starbucks Coffee đã chỉ ra rằng: công ty có các thế mạnh trong việc quảng bá về khả năng biến hóa thông qua sự đa dạng hóa và một chuỗi nhà cung cấp toàn cầu.

  1. Điểm yếu (Weakness)

Điểm yếu của doanh nghiệp là một thành phần cấu thành nên phân tích SWOT. Đây là những nhân tố bên trong mà làm giảm năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Điểm yếu của thương hiệu Starbucks Coffee bao gồm:

  • Mức giá cao
  • Tiêu chuẩn được khái quát hóa cho hầu hết các sản phẩm
  • Các sản phẩm có thể bị bắt chước

Starbucks đưa ra mức giá bán hàng khá cao để tối đa hóa lợi nhuận nhưng điều này lại khiến sản phẩm khó bán hơn. Nhân tố chiến lược bên trong này là một điểm yếu bởi nó giới hạn thị phần của công ty, đặc biệt với những người tiêu dùng có mức thu nhập tương đối thấp.

Bài viết đánh giá tổng quan starbucks năm 2024

Thêm vào đó, phân tích SWOT này đã xem xét các tiêu chuẩn chung chung đã bó hẹp sự linh hoạt của chuỗi kinh doanh cà phê và cửa hàng cà phê. Chẳng hạn, công ty đã đưa ra những tiêu chuẩn chung cho các loại đồ uống thủ công. Điều này vô hình chung đã khiến sản phẩm thiếu liên kết tới nền văn hóa của các thị trường mục tiêu tại địa phương và không gợi cảm tình với người tiêu dùng trong khu vực đó.

Hơn nữa, các sản phẩm của Starbucks rất dễ bị bắt chước. Ví dụ, những đối thủ nhỏ hơn tại địa phương có thể phát triển các loại đồ uống không giống hệt nhưng lại khá tương đồng với sản phẩm của công ty. Thậm chí đến cả thiết kế nội thất và không gian tại các cửa hàng của Starbucks rất dễ bị mô phỏng lại. Điều kiện về môi trường kinh doanh này đã tăng sức mạnh cho các đối thủ.

Bài viết đánh giá tổng quan starbucks năm 2024

Các nhân tố bên trong tại phần này của bài phân tích SWOT về công ty Starbucks Coffee đã chỉ ra rằng công ty phải phát triển các điểm mạnh để giảm ảnh hưởng tiêu cực từ việc bắt chước và ảnh hưởng của giá thành cao lên thị phần của công ty trong nền công nghiệp toàn cầu.

Hãy đón đọc bài viết tiếp theo để hiểu sâu hơn thêm về cơ hội và thách thức của Starbucks Coffee trên thị trường toàn cầu.

Nếu bạn đang có dự định kinh doanh cửa hàng cà phê, hãy dùng ngay phần mềm quản lý quán cafe chuyên nghiệp để việc kinh doanh được thuận lợi. Dễ dàng quản lý dữ liệu khách hàng, kho hàng, từ đó cải thiện và hướng tới mở một chuỗi cửa hàng cà phê thành công.