Bài tập tính tỷ giá danh nghĩa đa phương


I. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (Nominal exchange rate - NER)

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó bao gồm tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương và tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương.
Tỷ giá danh nghĩa (E): giá trong nước của một đơn vị ngoại tệ (EH/F), hay ngược lại, giá nước ngoài của một đơn vị nội tệ (EF/H = 1/EH/F). * Sự lên giá (Appreciation) để chỉ sự tăng giá của một đồng tiền được đo lường bởi số lượng tiền nước ngoài nó có thể mua. * Sự mất giá (Depreciation) để chỉ sự giảm giá trị của một đồng tiền được đo lường bởi số lượng tiền nước ngoài nó có thể mua.

- Nếu một VND có thể mua nhiều đồng ngoại tệ hơn, đó là sự lên giá của VND

- Nếu nó mua được ít ngoại tệ hơn thì đó là sự mất giá của VND
1.1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương hay Tỷ giá hối đoái song phương (Bilateral Exchange Rate) - Liên quan đến một cặp tiền tệ, nó chính là giá của một đồng tiền so với đồng tiền khác mà chưa đề cập đến lạm phát giữa hai nước.

1.2. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương hay còn gọi là tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng (NEER–Nominal Efective Exchange rate)

NEER không phải là tỷ giá, nó là một chỉ số được tính bằng cách chọn ra một số loại ngoại tệ đặc trưng (rổ tiền tệ) và tính tỷ giá trung bình các tỷ giá danh nghĩa của các đồng tiền có tham gia vào rổ tiền tệ với tỷ trọng tỷ giá tương ứng. Tỷ trọng của tỷ giá song phương có thể lấy tỷ trọng thương mại của nước có đồng nội tệ đem tính NEER so các nước có đồng tiền trong rổ được chọn.

Gọi t = 0 là kỳ gốc, (t = 0,1,2, …i) là các thời kỳ nghiên cứu.

E01,  E02,… E0n , là tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tê với đồng ngoại tệ thứ n trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = 0 (kỳ gốc)

 Ei1,  Ei2,… Ein , là tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = 1 (kỳ gốc)

trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = i (kỳ tính toán)
w1,  w2,… wn , là tỷ trọng thương mại của đồng tiền các nước.

Nếu so sánh tỷ giá danh nghĩa so với kỳ gốc, ta có:

- Tại thời kỳ t = 0: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n là:  e0n = E0/ E0n   

- Tại thời kỳ t = i: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n là:  ein = Ei/ Ein \[NEE{{R}_{I}}=\sum\limits_{j=1}^{n}{{{e}^{i}}_{j}{{\text{w}}_{j}}}\].

II. Tỷ giá hối đoái thực (RER)

Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và ngoài nước. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế.

2.1. Tỷ giá thực song phương (Bilateral Real Exchange Rate - BRER) là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước, nó là chỉ số thể hiện sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Vì thế có thể xem tỷ giá thực song phương là thước đo sức cạnh tranh trong mậu dịch quốc tế của một quốc gia so với một quốc gia khác.

+ Tỷ giá thực song phương ở trạng thái tĩnh


Tỷ giá thực song phương được xét tại một thời điểm. Ta có công thức tính như sau:

Trong đó: ° E: Tỷ giá danh nghĩa (tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ).

° Ph: Mức giá trong nước.


° Pf: Mức giá nước ngoài.
- Nếu Er = 1, ta nói rằng đồng tiền trong nước và đồng ngoại tệ có ngang giá sức mua.

- Nếu Er >1, đồng nội tệ được định giá thấp. Khi đồng nội tệ định giá thấp, về lý thuyết sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
- Nếu Er <1, đồng nội tệ được định giá cao, giá hàng hóa trong nước sẽ cao hơn giá hàng hóa ở nước ngoài. Do đó, ngược lại với trường hợp trên, đồng nội tệ định giá cao sẽ hạn chế xuất khẩu và tăng nhập khẩu

+ Tỷ giá thực song phương ở trạng thái động


Hiện nay không có quốc gia nào công bố giá của một rổ hàng hóa, cho nên tỷ giá thực ở trạng thái tĩnh chỉ mang ý nghĩa lý thuyết. Vì vậy, người ta sử dụng tỷ giá ở trạng thái động để tính toán sự vận động của tỷ giá thực từ thời kỳ này sang thời kỳ khác thông qua việc điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa với chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia có đồng tiền đem so sánh.

Tại thời điểm t:

\[e_{or}^{t}={{e}_{t}}\frac{CPI_{o}^{ft}}{CPI_{o}^{ht}}*100\]

Trong đó:
- eto = Et/Eo là chỉ số tỷ giá danh nghĩa thời điểm t so với thời điểm 0.
- etor = Ert/Ero là chỉ số tỷ giá thực thời điểm t so với thời điểm 0.

- CPIoft là chỉ số giá ở nước ngoài thời điểm t.

CPIoht là chỉ số giá ở trong nước thời điểm t.

Cách tính Tỷ giá thực song phương (BRER) ở Hoa Kỳ

NER: Nominal Exchange Rate = e – BRER: Bilateral Real Exchange Rate = Tỷ giá hối đoái thực song phương. – P*: PPI: là chỉ số giá sản xuất ( có thể thay bằng CPI) – P: CPI

+ Ký hiệu:


NER: Nominal Exchange Rate = e

 BRER: Bilateral Real Exchange Rate = ε
Chọn năm gốc để tính toán Là năm được cho là tỷ giá đạt được tại trạng thái cân bằng thực (e ≈ ƹ) - Cán cân thương mại cân bằng - Lạm phát vừa phải (thât nghiệp gần với thất nghiệp tự nhiên) - Tăng trưởng gần với tăng trưởng thông thường

2.2 Tỷ giá thực đa phương (Multilateral Real Exchange Rate -  MRER)
\[MRE{{R}_{r}}=\sum\limits_{I=1}^{n}{{{w}_{i}}\frac{NE{{R}^{I}}PP{{I}^{I}}}{CPI}}\]

Trong đó: MRER: Multilateral Real Exchange Rate – t: thời điểm t (năm, tháng) – i: các bạn hàng thương mại chính

– wi: trọng số thương mại

Ví dụ: Quan hệ giữa NER và BRER  Giả sử một giạ lúa gạo ở Mỹ bán với giá 100 USD và một giạ lúa gạo ở Nhật bán với giá 16000 Yên (tỷ giá hối đoái danh nghĩa thời điểm này là 80 yens/USD). Giá gạo của Mỹ theo đồng yên là: Giá gạo ở Mỹ = 100 USD/giạ ≃8000 yens/giạ. Do đó, tỷ giá hối đoái thực tế là 1/2 giạ gạo ở nhật bản trên một (1) giạ gạo ở Mỹ.

Công thức: Tỷ giá Yens Nhật - Dollar Danh nghĩa và Thực


Norminal: EYENS/USD
Real:          EYENS/USD *Pus /PJapan
Thế vào bài toán trên, ta có: Real = (80/1)*(100/16000) = 1/2

III. Các nhân tố ảnh hưởng:

- Lý thuyết ngang giá sức mua (The Purchasing Power Parity - PPP), nghiên cứu tương quan lạm phát giữa hai nước tác động đến tỷ giá.

- Lý thuyết ngang giá lãi suất (The Interest Rate Parity - IRP), nghiên cứu tương quan lãi suất của hai đồng tiền tác động đến tỷ giá.

- Lý thuyết cán cân thanh toán quốc tế (The Balance of Payment - BOP), nghiên cứu tác động của cán cân thanh toán đối với tỷ giá.

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Tỉ giá danh nghĩa đa phương (tiếng Anh: Nominal Effective Exchange Rate, viết tắt: NEER) là chỉ số tỉ giá trung bình của một đồng tiền so với các đồng tiền còn lại hay với một rổ ngoại tệ (The Basket of Foreign Currencies).

Khái niệm

Tỉ giá danh nghĩa đa phương còn được gọi là tỉ giá danh nghĩa trung bình hay tỉ giá đa biên, trong tiếng Anh là Nominal Effective Exchange Rate, viết tắt là NEER.

Tỉ giá danh nghĩa đa phương (NEER) là một chỉ số trung bình của một đồng tiền với các đồng tiền còn lại. Về mặt kinh tế, NEER là một chỉ số về khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia trên thị trường ngoại hối. Các nhà giao dịch ngoại hối đôi khi gọi NEER là chỉ số tiền tệ có trọng số thương mại.

Khác với các mối quan hệ trong tỉ giá hối đoái danh nghĩa, NEER không được dùng để đánh giá cho từng loại tiền riêng biệt. Thay vào đó, một con số riêng lẻ, thường là một chỉ số, biểu thị sức mạnh của đồng tiền nội tệ của một quốc gia khi so sánh với nhiều ngoại tệ cùng lúc.

Nếu đồng nội tệ tăng giá so với rổ ngoại tệ trong chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi, ta nói NEER tăng. 

Nếu đồng nội tệ giảm giá so với rổ ngoại tệ trong chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi, ta nói NEER giảm.

Ý nghĩa của NEER

NEER chỉ mô tả giá trị tương đối; không phải cách đo lường chắc chắn cho thấy liệu một đồng tiền là mạnh hay đang mạnh lên, yếu hay đang yếu đi trong thực tế. Nó chỉ cho thấy liệu một đồng tiền là yếu hay mạnh, hoặc yếu đi hay mạnh hơn, khi so với các ngoại tệ khác. 

Giống như mọi tỉ giá hối đoái, NEER có thể giúp xác định loại tiền tệ nào trữ giá trị hiệu quả cao hay thấp hơn. Tỉ giá hối đoái ảnh hưởng tới việc mua hoặc bán hàng hóa trên thị trường quốc tế.

NEER được sử dụng trong các nghiên cứu kinh tế và để phân tích chính sách về thương mại quốc tế. Nó cũng được sử dụng bởi các nhà giao dịch ngoại hối, những người tham gia vào hoạt động kinh doanh tiền tệ.

Rổ ngoại tệ

Rổ ngoại tệ trong tiếng Anh là The Basket of Foreign Currencies.

Mỗi NEER so sánh một loại tiền riêng lẻ với một rổ ngoại tệ. Rổ ngoại tệ được chọn dựa  trên các đối tác thương mại quan trọng nhất của một quốc gia cũng như các loại tiền tệ quan trọng khác. 

Các đồng tiền chính trên thế giới là đồng đôla Mỹ, đồng euro, bảng Anh,  yên Nhật, đôla Úc, đồng franc Thụy Sĩ, đồng rand Nam Phi và đôla Canada.

Giá trị của ngoại tệ trong một rổ ngoại tệ được gắn trọng số dựa theo giá trị thương mại với nước sở tại, có thể là giá trị xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc tổng giá trị xuấtnhập khẩu kết hợp hoặc các cách đo lường khác. Các trọng số thường liên quan đến tài sản và nợ của các quốc gia khác nhau.

Không có một tiêu chuẩn quốc tế nào trong việc lựa chọn giỏ tiền tệ.

(Theo investopedia.com)

Hằng hà

Video liên quan

Chủ đề