Bài tập Các hiện tượng be mặt của chất lỏng

I. Lực căng bề mặt

Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó.

Ta có: f = σl với σ là hệ số căng bề mặt và đo bằng đơn vị niu tơn trên mét (N/m).

Giá trị của σ  phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng; σ giảm khi nhiệt độ tăng.

II. Hiện tượng dính ướt

Nếu thành bình bị dính ướt thì phần bề mặt chất lỏng ở sát thành bình sẽ bị kéo dịch lên phía trên một chút và có dạng một khum lõm.

Nếu thành bình không bị dính ướt thì bề mặt chất lỏng ở sát thành bình sẽ bị kéo dịch xuống phía dưới một chút và có dạng một khum lồi.

III. Hiện tượng mao dẫn 

Hiện tượng mức chất bên trong các ống dẫn có đường kính nhỏ luôn dâng cao hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống gọi là hiện tượng mao dẫn.

Các ống trong đó xảy ra hiện tượng mao dẫn gọi là ống mao dẫn.

Sơ đồ tư duy về các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

Bài tập Các hiện tượng be mặt của chất lỏng

Nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập về Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng phần lý thuyết, phương pháp giải và bai tập để các em có thể ôn tập và củng cố các kiến thức môn Vật Lý 10. Mời các em tham khảo.

Chúc các em học sinh lớp 10 thi tốt, đạt kết quả cao!

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng

    Những lực kéo căng bề mặt chất lỏng gọi là lực căng bề mặt của chất lỏng.

    – Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó.

    f = σ.l

    Trong đó: σ là hệ số căng mặt ngoài (N/m)

    Giá trị của σ phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của chất lỏng: σ giảm khi nhiệt độ tăng.

    – Ứng dụng:

    + Nhờ có lực căng mặt ngoài nên nước mưa không thể lọt qua các lỗ nhỏ giữa các sợi vải căng trên ô dù hoặc trên các mui bạt ô tô

    + Hòa tan xà phòng vào nước sẽ làm giảm đáng kể lực căng mặt ngoài của nước nên nước xà phòng dễ thấm vào các sợi vải khi giặt

    + Một giọt nước trên chiếc lá nơi trọng lực tác dụng vào giọt nước rất nhỏ nên giọt nước có dạng hình cầu

    + Lực căng bề mặt của chất lỏng tạo ra một lớp màng mỏng ngăn chặn những vật có trọng lượng nhỏ như loài nhện nước có thể xuyên qua lớp màng mỏng đó ngập sâu vào trong nước, cũng nhờ thế mà nó có thể lướt đi nhẹ nhàng trên mặt nước

2. Hiện tượng dính ướt. Hiện tượng không dính ướt

    – Hiện tượng dính ướt là hiện tượng một vật liệu nào đó bị dính chất lỏng và bị ướt, chất lỏng lan rộng ra trên bề mặt tiếp xúc và có hình dạng bất kì.

    – Hiện tượng không dính ướt là hiện tượng vật liệu đó khi tiếp xúc với chất lỏng và vật giữ nguyên được trạng thái khô ráo, chất lỏng có xu hướng co tròn lại thành một khối cầu sau đó bị dẹt xuống do tác dụng của trọng lực.

    – Ứng dụng: Hiện tượng mặt vận rắn bị dính ướt chất lỏng được ứng dụng để làm giàu quặng theo phương pháp “tuyển nổi”

Bài tập Các hiện tượng be mặt của chất lỏng

3. Hiện tượng mao dẫn

    – Hiện tượng mức chất lỏng ở bên trong các ống có đường kính nhỏ luôn dâng cao hơn hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống gọi là hiện tượng mao dẫn.

    – Các ống trong đó xảy ra hiện tượng mao dẫn gọi là ống mao dẫn.

    – Hệ số căng mặt ngoài càng lớn, đường kính trong của ống càng nhỏ, mức chênh lệch chất lỏng trong ống và ngoài ống càng lớn.

    – Ứng dụng:

        + Các cây xanh dù lớn hay rất nhỏ đều có bộ rễ cắm sâu vào lòng đất. Các sợi rễ này giống như ống mao dẫn giúp vận chuyển chất lỏng cùng muối khoáng từ trong các mạch nước ngầm sâu trong lòng đất lên để nuôi sống cây.

        + Bấc dầu là một loại vật liệu gồm nhiều sợi bông nhỏ đóng vai trò như một ống mao dẫn giúp dầu hỏa lên đến ngọn bấc để cháy.

        + Hiện tượng mao dẫn xảy ra ở các vách tường trong nhà, nơi vách tường tiếp xúc nhiều với chất lỏng ẩm ướt ở nền nhà. Lâu ngày do hiện tượng mao dẫn, các chất lỏng dưới nền nhà dâng lên làm ẩm cả bức tường.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

– Những lực kéo căng bề mặt chất lỏng gọi là lực căng bề mặt của chất lỏng.

– Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó.

    f = σ.l

– Trong đó: σ là hệ số căng mặt ngoài (N/m)

– Giá trị của σ phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của chất lỏng: σ giảm khi nhiệt độ tăng.

III. BÀI TẬP THAM KHẢO

Câu 1: Một chiếc vòng nhôm có bề dày không đáng kể, có đường kính 20 cm được treo bởi một lực kế sao cho đáy vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Cho hệ số lực căng bởi bề mặt của nước là 73.10-3N/m. Lực căng bề mặt tác dụng lên vòng nhôm có độ lớn gần đúng bằng

A. 0,055 N.

B. 0,0045 N.

C. 0,090 N.

D. 0,040 N.

Giải

Chọn C

Lực căng bề mặt tác dụng lên mặt trong và mặt ngoài của vòng nhôm.

Fc = 2σπd = 2.72.10-3.π.0,2 = 0,09 N.

Câu 2: Một màng xà phòng được căng trên một khung dây đồng hình vuông có chu vi là 320 mm. Cho hệ số căng bề mặt của nước xà phòng là 40.10-3N/m. Lực căng bề mặt tác dụng lên mỗi cạnh khung dây có độ lớn là

A. 4,5 mN.

B. 3,5 mN.

C. 3,2 mN.

D. 6,4 mN.

Giải

Chọn D

Màng xà phòng có hai mặt ngoài tác dụng lên mỗi cạnh của khung:

Bài tập Các hiện tượng be mặt của chất lỏng

Câu 3: Một màng xà phòng được căng trên một khung dây đồng hình chữ nhật treo thẳng đứng, đoạn dây AB dài 10 cm có thể trượt không ma sát trên khung, nằm cân bằng (Hình 37.1). Cho hệ số căng bề mặt của nước xà phòng là 40.10-3N/m. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Khối lượng của đoạn dây AB là

Bài tập Các hiện tượng be mặt của chất lỏng

A. 0,5 g.

B. 0,8 g.

C. 0,6 g.

D. 0,4 g.

Giải

Chọn B

Khi thanh AB cân băng thì lực căng do màng xà phòng cân bằng với trọng lực:

Bài tập Các hiện tượng be mặt của chất lỏng

Câu 4: Một ống nhỏ giọt đựng thẳng đứng bên trong đựng nước. Nước dính ướt hoàn toàn miệng ống và đường kính miệng dưới của ống là 0,45 mm. Hệ số căng bề mặt của nước là 72.10-3N/m. Trọng lượng lớn nhất của giọt nước khi rơi khỏi miệng ống gần đúng là

A. 0,10 mN.

B. 0,15 mN.

C. 0,20 mN.

D. 0,25 mN.

Giải

Chọn A

Trọng lượng lớn nhất của giọt nước bằng lực căng bề mặt ở miệng ống nhỏ giọt:

Pmax = Fc = σπd = 72.10-3.π.0,45.10-3 N = 0,10 mN.

Câu 5: Một chiếc vòng nhôm có trọng lượng P = 62,8.10-3N đặt thẳng đứng sao cho đáy của nó tiếp xúc với mặt nước. Cho đường kính trong và đường kính ngoài của vòng nhôm lần lượt là 46 mm và 48 mm; hệ số căng bề mặt của nước là 72.10-3N/m. Kéo vòng nhôm bằng một lực F thẳng đứng lên trên, để kéo được vòng nhôm rời khỏi mặt nước thì độ lớn của lực F phải lớn hơn giá trị nhỏ nhất là

A. 74,11 mN.

B. 86,94 mN.

C. 84,05 mN.

D. 73,65 mN.

Giải

Chọn C

Do nước dính ướt nhôm nên lực căng bề mặt tác dụng lên mặt trong và mặt ngoài của vòng nhôm cùng hướng với trọng lực.

Fmin = P + Fc1 + Fc2 = P + σ.π.(d1 + d2)

Fmin = 62,8.10-3 + 72.10-3π(46 + 48).10-3 = 84,05.10-3 N = 84,05 mN.

—(Nội dung tiếp theo của tài liệu, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)—

Trên đây là trich dẫn một phần nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập về Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Bài tập Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

1 587

Tải về Bài viết đã được lưu

Chuyên đề Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể

VnDoc giới thiệu tới các bạn Bài tập Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng thuộc chuyên đề Vật lý 10 nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập Lý 10 đạt kết quả cao.

  • Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất rắn
  • Bài tập Sự chuyển thể của các chất

  • 1

    Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng?

    • A. Bong bóng xà phòng lơ lửng trong không khí.
    • B. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ nổi trên mặt nước.
    • C. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài.
    • D. Giọt nước động trên lá sen.

  • 2

    Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng:

    • A. Làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
    • B. Làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
    • C. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định.
    • D. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang.

  • 3

    Điều nào sau đây là sai khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng?

    • A. Độ lớn lực căng bề mặt tỉ lệ với độ dài đường giới hạn l mặt thoáng của chất lỏng.
    • B. Hệ số căng bề mặt σ của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
    • C. Hệ số căng bề mặt σ không phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng.
    • D. Lực căng bề mặt có phương tiếp tuyến với mặt thoáng của chất lỏng và vuông góc với đường giới hạn của mặt thoáng.

  • 4

    Hiện tượng dính ướt của chất lỏng được ứng dụng để:

    • A. Làm giàu quặng (loại bẩn quặng) theo phương pháp tuyển nổi.
    • B. Dẫn nước từ nhà máy đến các gia đình bằng ống nhựa.
    • C. Thấm vết mực loang trên mặt giấy bằng giấy thấm.
    • D. Chuyển chất lỏng từ bình nọ sang bình kia bằng ống xi phông.

  • 5

    Chọn những câu đúng trong các câu sau:

    • A. Nếu lực tương tác giữa các phân tử chất rắn với chất lỏng mạnh hơn lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì có hiện tượng dính ướt.
    • B. Nếu lực tương tác giữa các phân tử chất rắn với chất lỏng mạnh hơn lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì có hiện tượng không dính ướt.
    • C. Sự dính ướt hay không dính ướt là hệ quả của tương tác rắn lỏng.
    • D. Khi lực hút của các phân tử chất lỏng với nhau hớn hơn lực hút của các phân tử chất khí với chất lỏng thì có hiện tượng không dính ướt.

  • 6

    Chọn những câu đúng trong các câu sau:

    • A. Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng nước trong các ống có tiết diện nhỏ (hoặc các khe nhỏ) được dâng lên hay hạ xuống so với mực nước trong bình chứa.
    • B. Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng trong các ống có tiết diện nhỏ (hoặc các khe nhỏ) được dâng lên so với mực chất lỏng trong bình chứa.
    • C. Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng trong các ống mao quản (hoặc các khe nhỏ) được dâng lên hay hạ xuống so với mực chất lỏng trong bình chứa.
    • D. Nếu ống mao dẫn có tiết diện rất nhỏ thì xảy ra hiện tượng mao dẫn.

  • 7

    Chọn những câu đúng trong các câu sau:

    • A. Người ta chỉ dựa vào hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng để giải thích hiện tượng mao dẫn.
    • B. Hiện tượng dính ướt hay không dính ướt là yếu tố gây nên hiện tượng mao dẫn.
    • C. Khi lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với nhau và lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với chất rắn, có sự chênh lệch với nhau là một trong những yếu tố gây nên hiện tượng mao dẫn.
    • D. Độ dâng lên hay hạ xuống của mực chất lỏng trong ống mao dẫn phụ thuộc vào tiết diện ống mao dẫn, khối lượng riêng của chất lỏng và bản chất của chất lỏng.

  • 8

    Điều nào sau đây là sai khi nói về các phân tử cấu tạo nên chất lỏng?

    • A. Khoảng cách giữa các phân tử chất lỏng vào khoảng kích thước phân tử.
    • B. Mỗi phân tử chất lỏng luôn dao động hỗn độn quanh một vị trí cân bằng xác định. Sau một khoảng thời gian nào đó , nó lại nhảy sang một vị trí cân bằng khác.
    • C. Mọi chất lỏng đều được cấu tạp từ một loại phân tử.
    • D. Khi nhiệt độ tăng, chuyển động nhiệt của các phân tử chất lỏng cũng tăng.

  • 9

    Hịên tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.

    • A. Bong bóng xà phòng lơ lửng trong không khí.
    • B. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ nỗi trên mặt nước.
    • C. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài.
    • D. Giọt nước động trên lá sen.

  • 10

    Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng:

    • A. Làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
    • B. làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
    • C. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định.
    • D. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang.

  • 11

    Điều nào sau đây là sai khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng?

    • A. Độ lớn lực căng bề mặt tỉ lệ với độ dài đường giới hạn l mặt thoáng của chất lỏng.
    • B. Hệ số căng bề mặt s của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
    • C. Hệ số căng bề mặt s không phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng.
    • D. Lực căng bề mặt có phương tiếp tuyến với mặt thoáng của chất lỏng và vuông góc với đường giới hạn của mặt thoáng.

  • 12

    Hiện tượng dính ướt của chất lỏng được ứng dụng để:

    • A. Làm giàu quặng (loại bẩn quặng) theo phương pháp tuyển nổi.
    • B. Dẫn nước từ nhà máy đến các gia đình bằng ống nhựa.
    • C. Thấm vết mực loang trên mặt giấy bằng giấy thấm.
    • D. Chuyển chất lỏng từ bình nọ sang bình kia bằng ống xi phông.

  • 13

    Ống được dùng làm ống mao dẫn phải thoả mãn điều kiện:

    • A. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và không bị nước dính ướt.
    • B. Tiết diện nhỏ hở một đầu và không bị nước dính ướt.
    • C. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu.
    • D. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và bị nước dính ướt.

  • 14

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng mao dẫn?

    • A. Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng chất lỏng trong những ống có tiết diện nhỏ được dâng lên hay hạ xuống so với mực chất lỏng bên ngoài ống.
    • B. Hiện tượng mao dẫn chỉ xảy ra khi chất làm ống mao dẫn bị nước dính ướt.
    • C. Hiện tượng mao dẫn chỉ xảy ra khi chất làm ống mao dẫn không bị nước làm ướt.
    • D. Cả ba phát biểu A, B, C đều đúng

  • 15

    Một vòng dây kim loại có đường kính 8cm được dìm nằm ngang trong một chậu dầu thô. Khi kéo vòng dây ra khỏi dầu, người ta đo được lực phải tác dụng thêm do lực căng bề mặt là 9,2.10-3N. Hệ số căng bề mặt của dầu trong chậu là giá trị nào sau đây:

    • A. s = 36,6.10-3 N/m.
    • B. s = 36,6.10-4 N/m.
    • C. s = 36,6.10-5 N/m.
    • D. s = 36,6.10-6 N/m.

    Lực căng bề mặt của dầu là: F = s.l = s.(πd).

    Bài tập Các hiện tượng be mặt của chất lỏng

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn

Bắt đầu ngay

Kiểm tra kết quả Chia sẻ với bạn bè Xem đáp án Làm lại