Bạch cầu có các cơ chế bảo vệ cơ thể

Các tế bào máu, trong đó có bạch cầu, được sinh ra từ tế bào gốc tủy xương và bị phá hủy ở lách. Các bạch cầu thực hiện chức năng chính của mình tại các mô trong cơ thể. Xét nghiệm bạch cầu giúp xác định được thành phần, số lượng các loại bạch cầu tại thời điểm xét nghiệm, từ đó hỗ trợ chẩn đoán các trường hợp bệnh lý liên quan.

1. Xét nghiệm Bạch cầu là gì?

Bạch cầu là một tế bào máu và là một trong các thành phần quan trọng nhất của máu. Các bạch cầu lưu hành trong máu gồm bạch cầu có hạt và bạch cầu không có hạt. Có chức năng chính là giúp cơ thể chống lại các tác nhân ngoại lai như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,... Chức năng này được thực hiện nhờ 2 cơ chế:

- Thực bào: được các bạch cầu hạt và bạch cầu mono đảm nhiệm. Có 3 loại bạch cầu hạt là: bạch cầu đoạn trung tính, bạch cầu đoạn ưa acid và bạch cầu đoạn ưa base.

- Sản xuất các kháng thể: được thực hiện bởi các bạch cầu lympho và tương bào.

Hình 1: Bạch cầu là một loại tế bào máu quan trọng của cơ thể

Hai cơ chế trên có liên quan với nhau vì: quá trình thực bào thường được tạo thuận lợi thêm nhờ sự hiện diện của các kháng thể và sản xuất kháng thể đôi khi cần tới quá trình thực bào trước đó nhằm tiếp xúc với kháng nguyên.

- Xét nghiệm bạch cầu là xét nghiệm đếm số lượng và tỷ lệ phần trăm của các loại bạch cầu này trong máu. Việc đếm số lượng bạch cầu có thể thực hiện bằng phương pháp thủ công (hòa loãng máu bằng dung dịch phá hủy hồng cầu và đếm số lượng bạch cầu) hoặc sử dụng máy đếm tự động.

2. Đặc điểm các loại bạch cầu trong máu

Mỗi loại bạch cầu sẽ có đặc điểm và chức năng khác nhau. Cụ thể như sau:

- Bạch cầu đoạn trung tính (Neutrophil): khi cơ thể xuất hiện phản ứng viêm thì tế bào này sẽ xuất hiện đầu tiên tại vùng tổn thương đó. Thực hiện chức năng thực bào giúp làm sạch các tế bào tại vùng viêm. Đời sống của tế bào này kéo dài khoảng 4 ngày. Các tế bào trưởng thành có nhân chia thành 3 - 5 đoạn, các tế bào chưa trưởng thành chưa thực hiện phân đoạn được gọi là các bạch cầu đũa (stab). Bạch cầu stab có thể xuất hiện trong máu ngoại vi khi cơ thể bị nhiễm trùng cấp.

- Bạch cầu đoạn ưa bazơ (Basophil): tế bào này giải phóng histamin, bradykinin và serotonin khi cơ thể có tổn thương hay nhiễm trùng. Các chất trên giúp tăng tính thấm mao mạch làm tăng lượng máu tới vùng tổn thương. Các bạch cầu này cũng tham gia vào quá trình đáp ứng dị ứng.

Hình 2: Đặc điểm các loại bạch cầu trong máu

- Bạch cầu đoạn ưa acid (Eosinophil): là loại tế bào có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thế chống đỡ ký sinh trùng. Chúng có chức năng thực bào và tham gia vào các phản ứng viêm.

- Bạch cầu Mono (Monocyte): Có đời sống dài nhất trong các loại bạch cầu, lên tới nhiều tháng hay nhiều năm. Các bạch cầu Mono có chức năng thực bào.

- Bạch cầu lympho: gồm 2 loại là bạch cầu lympho T và lympho B. Các tế bào này lưu trú ở máu và hạch bạch huyết. Có đời sống kéo dài nhiều ngày hay nhiều năm.

3. Kết quả xét nghiệm bạch cầu cho biết điều gì?

Xét nghiệm bạch cầu thực hiện bằng cách lấy máu tĩnh mạch có chống đông EDTA. Nên thực hiện xét nghiệm ngay, nếu không thì phải bảo quản ở 4 độ C. Khi lấy mẫu máu cần chú ý không được garo quá lâu.

- Giá trị bình thường của các loại bạch cầu được thể hiện qua bảng dưới đây:

Hình 3: Xét nghiệm bạch cầu là xác định số lượng và tỷ lệ các loại bạch cầu trong máu

- Tăng số lượng bạch cầu thường gặp trong:

+ Các nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm trùng sinh mủ.

+ Nhiễm khuẩn huyết.

+ Phụ nữ có thai: Phụ nữ có thai 3 tháng đầu số lượng bạch cầu có thể tăng lên 5 - 15 G/L và ở các tháng tiếp theo tăng lên đến 6 - 16 G/L.

+ Khi gắng sức cũng sẽ làm tăng số lượng bạch cầu, có thể tăng tới 4 - 15 G/L.

+ Áp xe.

+ Ung thư.

+ Sản giật.

+ Các tình trạng tăng sinh tủy xương lành tính hay ác tính.

+ Nhiễm độc hóa chất, nọc độc.

+ Bệnh dị ứng (tăng bạch cầu đoạn ưa acid).

+ Bệnh thủy đậu (tăng bạch cầu đoạn ưa base).

+ Bệnh đa u tủy xương, bệnh Leucemie.

Hình 4: Bạch cầu bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân nguy hại như vi khuẩn

- Giảm số lượng bạch cầu thường gặp trong trường hợp:

+ Bệnh nhân lớn tuổi, suy giảm miễn dịch.

+ Bệnh nhân xạ trị, hóa trị.

+ Lao (giảm bạch cầu lympho).

+ Các nhiễm khuẩn do virus.

4. Một số lưu ý về xét nghiệm bạch cầu

Xét nghiệm bạch cầu thường là một phần trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu. Xét nghiệm này là xét nghiệm không thể thiếu và thường được kết hợp với các xét nghiệm sinh hóa khác để thăm dò trước một số triệu chứng như:

  • Sốt.

  • Đau bụng.

  • Khó thở.

  • Hội chứng viêm.

  • Thiếu máu.

  • Xuất huyết.

- Xét nghiệm cho phép xác định các bệnh nhân có tình trạng giảm bạch cầu và giúp bệnh nhân điều trị bằng kháng sinh trong trường hợp có nhiễm khuẩn nặng.

- Xét nghiệm này cho phép phân biệt hội chứng viêm do tăng bạch cầu (nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm trùng sâu, ung thư có hoại tử, áp xe) với hội chứng viêm không tăng bạch cầu (bệnh tự miễn, ung thư không hoại tử, nhiễm trùng do virus như lao).

- Phân biệt một số thể bệnh: trong bệnh đa hồng cầu; nếu tăng bạch cầu và tiểu cầu gợi ý là đa hồng cầu nguyên phát ngược lại khi số lượng bạch cầu bình thường gợi ý bệnh đa hồng cầu thứ phát.

Hình 5: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ xét nghiệm uy tín, tin cậy.

Xét nghiệm bạch cầu là xét nghiệm thường quy nằm trong gói dịch vụ khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Khám sức khỏe tổng quát định kỳ giúp bạn theo dõi được tình trạng sức khỏe thường xuyên, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang triển khai thực hiện nhiều gói khám sức khỏe phù hợp với từng mục đích và nhu cầu để bạn lựa chọn. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về kết quả nhận được bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn kết quả cho bạn. Bên cạnh đó bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, quy trình khám nhanh gọn bài bản, môi trường khám bệnh sạch sẽ tiện nghi.

Gọi điện thoại đặt lịch khám theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.

Cơ thể của chúng ta được tạo thành từ các tế bào. Các tế bào có kích thước, màu sắc khác nhau và kết hợp với nhau tạo thành các bộ phận như da, não, phổi,...

Khi bạn cảm thấy ốm là khi hệ miễn dịch của bạn đang chiến đấu để giúp bạn khỏe trở lại. (Ảnh: Dân trí)

Có một số tế bào di chuyển khắp cơ thể để vận chuyển thức ăn và rác thải.

Một số tế bào khác có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, chúng là một phần của hệ miễn dịch. Dịch nhầy trong mũi hay ta thường gọi là nước mũi và những sợi lông tơ trong mũi và cổ họng là một phần trong hệ miễn dịch. Nước mũi giữ các vi trùng lại không cho chúng tiến sâu hơn vào bên trong cơ thể. Các sợi lông mũi và họng bị kích ứng, gây cho bạn cảm giác ngứa mũi ngứa họng, hắt hơi và ho để đẩy vi trùng ra ngoài.

Nhưng vi trùng vượt qua được lớp bảo vệ đầu tiên này và xâm nhập được vào máu, chúng sẽ đối mặt với một "đội quân" đặc biệt, đó là các tế bào của hệ miễn dịch có nhiệm vụ chống lại vi trùng.

Tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu

Hãy hình dung máu trong cơ thể như một bát xúp, gồm nhiều thành phần khác nhau. Các thành phần chính là tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu.

Hồng cầu làm cho máu có màu đỏ. Hồng cầu vận chuyển ô xi từ phổi đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Bạch cầu có nhiệm vụ như các chiến sĩ chiến đấu chống lại sự tấn công của vi trùng. Bạch cầu hoạt động rất nhanh, mạnh mẽ và rất thông minh. Chúng có xâm nhập vào các tế bào ở mũi hoặc họng để bắt giữ và thậm chí là nuốt chửng vi trùng.

Bạch cầu có tài nhận ra và chiến đấu với vi trùng, chúng khoác ra ngoài thân mình những mảnh vỡ của vi trùng để cho các bạch cầu khác nhìn thấy được những tế bào xấu và có hại trông như thế nào, nhờ đó các bạch cầu có thể ngăn chặn các tế bào xấu nếu các tế bào này quay trở lại.

Bạn có lần nào đi khám và bị tiêm không? Đó có thể là lần bạn đi tiêm vắc xin phòng bệnh. Vắc xin mang theo vi trùng đã bị làm yếu để cho vi trùng này không thể làm bạn mắc bệnh và ốm được, giống như một con hổ mà không có răng vậy. Vắc xin đi vào máu và giúp cho hệ miễn dịch học được cách nhận ra vi trùng nếu như sau này có vi trùng thật , nguy hiểm tấn công bạn.

Một số con vi khuẩn rất thông minh và biết cách thay đổi hình dạng bên ngoài để cho bạch cầu không thể nhận ra chúng. Đó là lí do bạn bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, đã khỏi rồi nhưng sau đó vẫn bị lại những lần khác.

Đôi khi bạch cầu sẽ ăn luôn vi khuẩn. Có lúc chúng lại bắn ra những quả bóng gọi là kháng thể và hướng vào các tế bào xấu. Những quả bóng này sẽ dính vào các tế bào xấu và làm cho tế bào xấu yếu đi, không cho tế bào xấu đi lan ra những nơi khác trong cơ thể bạn.

Làm thế nào để giúp cơ thể chống lại vi trùng?

Đánh nhau với các tế bào xấu có thể làm cơ thể bạn nóng lên tức là khi bạn bị sốt. Đó là vì bạch cầu hoạt động tốt hơn khi nhiệt độ cơ thể bạn cao hơn bình thường.

Trong quá trình chiến đấu đó, bạn có thể bị mẩn ngứa, đau, mỏi và thấy rất mệt. Điều quan trọng là khi đó bạn cần uống nhiều nước hoặc ăn canh, súp ấm và nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi giúp cho cơ thể bạn hồi phục sau khi các chiến sĩ bạch cầu trong cơ thể bạn chiến đấu.

(Nguồn: vtv.vn)

Các tế bào T phát triển từ các tế bào gốc tủy xương di chuyển đến tuyến ức, nơi chúng trải qua sự chọn lọc khắt khe. Có 3 loại tế bào T chính:

Trong quá trình chọn lọc, các tế bào T phản ứng với tự kháng nguyên được trình diện bởi các phân tử MHC nội sinh hoặc chính các phân tử MHC (bất kể có kháng nguyên hay không) thì được loại bỏ bởi quá trình chết theo chu trình, hạn chế khả năng tự miễn dịch. Chỉ có các tế bào T mà có thể nhận ra phức hợp kháng nguyên ngoại lai cho phân tử MHC của cơ thể mới tồn tại; chúng rời tuyến ức vào máu ngoại vi và mô lymphoid.

Hầu hết các tế bào T trưởng thành biểu hiện CD4 hoặc CD8 và có một vùng gắn kháng nguyên, thụ thể bề mặt Ig-like gọi là thụ thể tế bào T (TCR). Có 2 loại TCR:

  • Alpha-beta TCR: Bao gồm các chuỗi TCR alpha và beta; hiện diện trên hầu hết các tế bào T

  • Gamma-delta TCR: Bao gồm chuỗi TCR gamma và delta; hiện diện trên một số lượng nhỏ các tế bào T

Các gen mã hoá TCR, giống như gen Ig, được sắp xếp lại, dẫn đến việc xác định tính đặc hiệu và ái lực với kháng nguyên. Hầu hết các tế bào T (những người có alpha-beta TCR) nhận ra peptide có nguồn gốc kháng nguyên biểu hiện ở phân tử MHC của tế bào trình diện kháng nguyên. Các tế bào T Gamma-delta nhận ra protein kháng nguyên trực tiếp hoặc nhận ra lipid antigen được biểu hiện bởi một phân tử giống MHC gọi là CD1. Đối với các tế bào B, số lượng tế bào T đặc hiệu là gần như vô hạn.

Để các tế bào T alpha-beta được kích hoạt, TCR phải kết nối với kháng nguyên-MHC (xem hình Mô hình hai tín hiệu để kích hoạt tế bào T Mô hình hai tín hiệu cho kích hoạt tế bào T. ) . Các phân tử bổ sung đồng kích hoạt cũng phải tương tác (ví dụ, CD28 trên tế bào T tương tác với CD80 và CD86 trên tế bào trình diện kháng nguyên); nếu không, tế bào T trở nên trơ hoặc chết theo chương trình. Một số phân tử phụ (ví dụ, CTLA-4 [kháng nguyên tế bào lympho T gây độc 4) trên tế bào T, cũng tương tác với CD80 và CD86 trên tế bào chết, tương tác với PD-L1 [ligand protein death cell 1] trên tế bào trình diện kháng nguyên) ức chế các tế bào T hoạt hóa trước đó và do đó làm giảm đáp ứng miễn dịch. Các phân tử như CTLA-4 và PD-1, và các phối tử của chúng, được gọi là các phân tử checkpoint bởi vì chúng báo hiệu rằng tế bào T cần được kiềm chế để tiếp tục hoạt động. Các tế bào ung thư biểu hiện các phân tử điểm kiểm tra có thể được bảo vệ khỏi hệ thống miễn dịch bằng cách hạn chế hoạt động của các tế bào T đặc hiệu của khối u.

Các kháng thể đơn dòng nhắm vào các phân tử điểm kiểm tra trên các tế bào T hoặc trên các tế bào khối u (gọi là các chất ức chế điểm kiểm tra, xem bảng Một số tác nhân miễn dịch trong sử dụng lâm sàng Một số tác nhân điều trị miễn dịch trong sử dụng lâm sàng

) được sử dụng để ngăn chặn sự điều chỉnh giảm đáp ứng của khối u và điều trị hiệu quả một số bệnh ung thư kháng thuốc. Tuy nhiên, vì các phân tử checkpoint cũng có liên quan đến các phản ứng miễn dịch khác, các chất ức chế checkpoint có thể gây ra phản ứng viêm và tự miễn dịch nghiêm trọng (cả hệ thống và cơ quan).

Các chuỗi alpha (α) và beta (β) của thụ thể tế bào T (TCR) liên kết với kháng nguyên (Ag) -phức hợp hòa hợp mô (MHC) trên một tế bào trình diện kháng nguyên (APC), và CD4 hoặc CD8 tương tác với MHC. Cả hai hành động kích thích tế bào T (tín hiệu đầu tiên) thông qua các chuỗi phụ CD3. Tuy nhiên, nếu không có tín hiệu thứ hai (đồng kích hoạt), tế bào T sẽ trơ hoặc dung nạp.

TCR có cấu trúc tương đồng với thụ thể tế bào B; các chuỗi αβ (hoặc là gamma [γ] và delta [δ]) có các vùng hằng định (C) và biến đổi (V). (1) = tín hiệu thứ nhất; (2) = tín hiệu thứ 2.

Tế bào T hỗ trợ (Th) thường là CD4 nhưng có thể là CD8. Chúng biệt hóa từ Th0 thành một trong những tế bào sau đây:

  • Th1: Nói chung, tế bào Th1 tăng cường miễn dịch qua trung gian tế bào thông qua các tế bào T và các đại thực bào gây độc tế bào và do đó đặc biệt liên quan đến việc phòng chống các tác nhân gây bệnh trong tế bào (ví dụ, virus). Chúng cũng có thể thúc đẩy sản xuất một số lớp kháng thể.

  • Th2: Th2 tế bào đặc biệt chuyên nghiệp trong việc thúc đẩy sản xuất kháng thể bởi các tế bào B (miễn dịch dịch thể) và do đó đặc biệt liên quan đến các đáp ứng trực tiếp nhắm vào dị nguyên gây bệnh ngoài tế bào (ví dụ vi khuẩn, ký sinh trùng).

  • Th17: Tế bàoTh17 thúc đẩy viêm mô.

Tế bào T điều hòa (ức chế) trung gian ngăn chặn phản ứng miễn dịch và thường biểu hiện yếu tố phiên mã Foxp3. Chúng bao gồm các tập hợp con của các tế bào T CD4 hoặc CD8 phát triển trong tuyến ức (Treg tự nhiên) hoặc từ các tế bào T thông thường khi gặp kháng nguyên ở ngoại vi (Treg gây ra). Các tế bào T điều hòa tiết ra các cytokine như chuyển đổi yếu tố tăng trưởng (TGF) -beta và interleukin (IL) -10 với các đặc tính ức chế miễn dịch hoặc ức chế đáp ứng miễn dịch với các cơ chế tế bào như CTLA- 4 và CD25. Bệnh nhân có đột biến chức năng trong Foxp3 phát triển hội chứng rối loạn tự miễn dịch IPEX Hội chứng IPEX (điều hòa miễn dịch, hội chứng đa tuyến nội tiết, bệnh đường ruột, hội chứng liên kết X).

Tế bào T (Tc) gây độc thường là CD8 nhưng có thể là CD4; chúng rất quan trọng để loại bỏ các mầm bệnh trong tế bào, đặc biệt là vi rút. Tế bào Tc đóng một vai trò trong việc thải ghép cơ quan.

Tế bào Tc phát triển bao gồm 3 giai đoạn:

  • Một tế bào tiền thân, khi được kích thích thích hợp, có thể biệt hóa thành một tế bào Tc

  • Một tế bào phản ứng đã biệt hóa và có thể tiêu diệt mục tiêu thích hợp của nó

  • Một tế bào nhớ không hoạt động (không còn được kích thích) nhưng sẽ sẵn sàng để trở thành một tế bào phản ứng khi được tái kích thích bởi sự kết hợp kháng nguyên -MHC ban đầu

Tế bào TC được kích hoạt đầy đủ, như tế bào diệt tự nhiên, có thể giết chết một tế bào đích bị nhiễm bệnh bằng cách gây ra sự chết theo chu trình.

Tế bào Tc có thể tiết ra cytokines và như tế bào Th sẽ được chia thành các loại Tc1 và Tc2 dựa trên dấu ấn sản xuất cytokine của chúng.

  • Đồng ghép: Được tạo ra để đáp ứng với các tế bào tự thân (autologous) được biến đổi bởi nhiễm virus hoặc các protein ngoại lai khác

  • Dị sinh: Được tạo ra để đáp ứng với các tế bào biểu hiện các sản phẩm MHC ngoại lai (ví dụ, trong ghép tạng khi các phân tử MHC của người hiến tặng khác với người nhận)

Một số tế bào Tc có thể trực tiếp nhận ra MHC ngoại sinh (con đường trực tiếp); những tế bào khác có thể nhận ra các mẩu MHC ngoại sinh được trình diện bởi các phân tử MHC tự thân của người nhận ghép tạng (con đường gián tiếp).

Video liên quan

Chủ đề