Aqi mỹ là gì

Có thể khẳng định rằng, trong những năm trở lại đây, đặc biệt là những ngày vừa qua, mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã lên đến mức báo động. Và để đánh giá chất lượng không khí, người ta sử dụng chỉ số AQI – chỉ số chất lượng không khí.

Chỉ số AQI là gì?

Chỉ số AQI là gì?

Chỉ số AQI là gì – chỉ số chất lượng không khí là thước đo đơn giản hóa mức độ ô nhiễm không khí ở thời điểm hiện tại cũng như dự báo mức độ ô nhiễm không khí trong tương lai. Chỉ số AQI càng cao, không khí càng ô nhiễm, kéo theo rủi ro sức khỏe cũng tăng lên.

Mức độ cảnh báo về sức khỏe theo chỉ số AQI ở Mỹ

Chất lượng không khí

Khoảng giá trị AQI

Mức độ cảnh báo y tế

Tốt

0 - 50

Không ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Trung bình

51 - 100

Ở mức độ có thể chấp nhận được, những người nhạy cảm nên hạn chế thời gian đi ra ngoài đường

Kém

101 - 150

Gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, những người nhạy cảm nên hạn chế thời gian đi ra ngoài đường

Xấu

151 - 200

Những người nhạy cảm tránh ra ngoài còn những người bình thường nên hạn chế thời gian đi ra ngoài đường

Rất xấu

201 - 300

Cảnh báo sức khỏe khẩn cấp, ảnh hưởng tiêu cực tới tất cả mọi người

Nguy hiểm

301 - 500

Mức báo động, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tất cả mọi người

Cách tính chỉ số AQI

Muốn tính chỉ số AQI cần xác định nồng độ tác nhân gây ô nhiễm không khí trong một khoảng thời gian trung bình thông qua kết quả đo được bởi máy theo dõi không khí

Theo cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ EPA, chỉ số AQI được tính toán bởi 5 thông số, bao gồm:

- Ozon mặt đất

- Ô nhiễm phân tử (còn gọi là hạt lơ lửng), thường được đánh giá qua chỉ số bụi mịn PM 2.5 và PM 10.

+ PM tức là chất dạng hạt, có thể tồn tại ở dạng lỏng  hoặc rắn.

+ PM 2.5 là các hạt có kích thước tối đa là 2.5 μm. PM 10 là những hạt lớn hơn PM 2.5 và kích cỡ tối đa là 10 μm

+ Những hạt lơ lửng này được hình thành từ cacbon, sulfua, nito và các hợp chất kim loại khác, sinh ra từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, xây dựng công trình, bụi đường phố, khói thuốc lá, khí thải phương tiện giao thông,…

- Carbon monoxide (CO)

- Sulfur dioxide (SO2)

- Nitrogen dioxide (NO2). 

Với mỗi quốc gia lại có một thang đo chỉ số chất lượng không khí AQI riêng, ví dụ như ở Canada là chỉ số sức khỏe và chất lượng không khí (tính theo thang đo từ 1 đến 10+), ở Malaysia là chỉ số ô nhiễm không khí, ở Hong Kong là chỉ số sức khỏe chất lượng không khí…

Hà Nội đã là một trong số những thành phố có mức chỉ số AQI cao nhất trong khu vực

>>>XEM THÊM:

 Vì sao cần sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên?

Chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội

Thủ đô Hà Nội thời gian qua liên tục ghi nhận chỉ số chất lượng không khí ở mức cực kỳ nguy hại, dẫn đầu danh sách những thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới. 

Lý giải rõ hơn, lãnh đạo Tổng cục Môi trường cho biết chất lượng không khí ở Hà Nội và các tỉnh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết và khí hậu. Bởi vì trong khi lượng phát thải bụi gây ô nhiễm từ các nguồn vẫn duy trì đều nếu thời tiết có nhiều nắng, gió thì bụi mịn được phát tán trên phạm vi rộng.

Chất lượng không khí ở Việt Nam 

Chất lượng không khí ở Việt Nam càng ngày càng xấu, nhất là chỉ số chất lượng không khí tại thủ đô Hà Nội và TP. HCM ngày càng cao. Vì thế, việc đưa ra các biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm không khí đang rất cấp thiết. 

Ảnh hưởng của chất lượng không khí tới sức khỏe

Chỉ số chất lượng không khí được coi là một thước đo đơn giản hóa mức độ ô nhiễm không khí, cho biết không khí xung quanh ta là sạch hay ô nhiễm, ô nhiễm đến mức độ như thế nào.

Theo đó, rủi ro đối với sức khỏe của cộng đồng ngày càng cao khi chỉ số AQI càng lớn. Chỉ số AQI tập trung vào sự ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân có thể gặp trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi hít thở bởi không khí ô nhiễm.

Một số trang web cung cấp chỉ số AQI chính xác hiện nay

1. Theo dõi mạng lưới quan trắc của các cơ quan nhà nước và đại sứ quán

Chỉ số không khí được tính toán với số liệu lấy từ các máy đo có tiêu chuẩn kỹ thuật cao, được chứng nhận, số lượng giới hạn và cần liên tục được bảo dưỡng.

- moitruongthudo.vn: Số liệu không được tính theo thời gian thực tế, dùng một máy đo của Đại sứ quán Pháp và áp dụng công thức của Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam.

- airnow.gov: Trang của Đại sứ quán Mỹ

- aqicn.org/city/vietnam: Sử dụng số liệu đo của các trạm hiệu chuẩn từ hơn 1.000 thành phố trên thế giới.

2. Theo dõi mạng quan trắc của các tổ chức nghiên cứu và công ty tư nhân

Các máy đo loại này có chi phí không cao nên được lắp đặt ở rất nhiều địa điểm, tuy nhiên chất lượng kỹ thuật cần được hiệu chuẩn và máy phải được bảo dưỡng thường xuyên.

- Pamair.org: Trang website của công ty Việt Nam DnL

- Airnet.vn: Airnet là sản phẩm của Trung tâm nghiên cứu FIMO (Đại học quốc gia Hà Nội). Hệ thống sử dụng máy đo trong nhà và ngoài trời (được ghi chú rõ ràng) đặt ở nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Airvisual.org: Sử dụng các dữ liệu khác nhau thu từ vệ tinh, máy Airvisual sản xuất và thông tin từ các trang như moitruongthudo.vn (không theo thời gian thực tế) và đại sứ quán Mỹ.

Theo thống kê gần đây, thủ đô Hà Nội liên tục được cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí với chỉ số AQI rất cao, lên tới 170. Đây là tình trạng rất xấu, do đó mọi người nếu không cần thiết thì không nên ra ngoài đường nhiều.

Biện pháp khắc phục khi chỉ số AQI ô nhiễm không khí cao?

  • Trồng cây xanh xung quanh nhà và nơi làm việc: Cây xanh giúp cản lại rất nhiều bụi xung quanh môi trường bạn sống, tạo ra nhiều oxy cho môi trường sống hơn. 
  • Chọn ô tô hoặc xe, phương tiện công cộng để di chuyển phù hợp: Trên ô tô có máy lọc không khí ô tô có thể lọc được phần nào không khí bên ngoài và cho bạn môi trường không khí sạch hơn. Ngoài ra việc sử dụng phương tiện công cộng cũng góp phần giảm bớt lượng khí thải ra ngoài môi trường. 
  • Đeo khẩu trang khi ra đường, đeo kính để giảm bớt việc tiếp xúc với khói bụi.
  • Nâng cấp đường xá để hạn chế khói bụi đường gây ra. 
  • Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí bằng cách sử dụng xe phun nước tưới cây, rửa đường mỗi ngày. 
  • Thực hiện dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc thường xuyên. 
  • Hạn chế sử dụng các hóa chất như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng... 

Với những thông tin về chỉ số AQI nói riêng và những thông tin liên quan đến ô nhiễm không khí hiện nay, bạn đã có thể hiểu hơn cũng như cùng chung tay góp phần giúp giảm thiểu tình trạng này, để cuộc sống luôn xanh, an lành. Hãy thường xuyên truy cập vietchem.com.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác bạn nhé!

Thời gian gần đây, mỗi khi đọc các bản tin về ô nhiễm không khí bạn thường bắt gặp khái niệm "AQI", chẳng hạn như "AQI của Hà Nội trung bình là 212, chỉ số AQI do đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cung cấp...".

Vậy, AQI là gì và tại sao 3 chữ cái này quan trọng đến vậy với các nhà khí tượng, các nhà lập pháp, các tổ chức môi trường, và bạn?

Cơ bản về Chỉ số chất lượng không khí - AQI

AQI là viết tắt của Chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index).

Chỉ số chất lượng không khí (viết tắt là AQI) là chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc các chất ô nhiễm trong không khí, nhằm cho biết tình trạng chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, được biểu diễn qua một thang điểm.

- Trung tâm Quan trắc Môi trường (CEM), Việt Nam

AQI là một con số giúp bạn dễ hình dung mức độ ô nhiễm của không khí. Con số này càng thấp thì không khí càng trong lành, số càng cao thì càng ô nhiễm. AQI còn được thể hiện bằng màu sắc & thang điểm để chỉ ra mức độ ảnh hưởng của không khí đến sức khoẻ.

Việc biết mức độ AQI đặc biệt quan trọng với những người mắc bệnh hô hấp, hoặc có sức khoẻ hô hấp kém.

Hiện nay, mỗi quốc gia thường có thang điểm riêng của mình. Trung tâm quan trắc môi trường Việt Nam (CEM) đưa ra hệ thống như sau:

Không ảnh hưởng đến sức khoẻ

Nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian ở bên ngoài

Nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở bên ngoài

Nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài. Những người khác nên hạn chế ra ngoài.

Mọi người nên ở trong nhà

Thang điểm AQI với sức khoẻ, Trung tâm quan trắc môi trường Việt Nam (CEM). Nhóm nhạy cảm bao gồm trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp

Tại Hà Nội, đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cũng đo lường chất lượng không khí theo thang điểm của Hoa Kỳ:

Chất lượng không khí tốt, không gây nguy hại.

Chất lượng không khí chấp nhận được, nhưng một vài chất ô nhiễm có thể gây ảnh hưởng tương đối cho một nhóm nhạy cảm nhỏ

Nhóm nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng đến sức khoẻ. Hầu như không ảnh hưởng đến người bình thường.

Tất cả mọi người có thể bị ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nhóm nhạy cảm có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cảnh báo sức khoẻ: Tất cả mọi người có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Cảnh báo tình trạng sức khoẻ khẩn cấp. Toàn bộ dân số có thể chịu ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Thang điểm AQI với sức khoẻ, Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA).

AQI thường được đo hàng giờ hoặc hằng ngày bởi các trạm quan trắc khí tượng. Ngoài ra, các thiết bị đơn giản hoặc các hệ thống cảm biến như LoRaWAN cũng có thể đo lường chỉ số này.

Tính AQI như thế nào?

Các nhà khí tượng tính AQI bằng cách đo lượng hợp chất ô nhiễm trong không khí. Cũng như thang điểm AQI, mỗi quốc gia lựa chọn các yếu tố gây ô nhiễm khác nhau. Thông thường, các yếu tố này bao gồm: Ozone ở tầng thấp (gần mặt đất), bụi mịn (PM - Particulate matter), CO, SO2, NO2.

Mỗi quốc gia lại cũng có cách tính toán khác nhau. Ở Việt Nam, AQI theo giờ được tính theo công thức:

TSx : Giá trị quan trắc trung bình 1 giờ của thông số X

QCx : Giá trị quy chuẩn trung bình 1 giờ của thông số X

Lưu ý: Đối với thông số PM10: do không có quy chuẩn trung bình 1 giờ, vì vậy lấy quy chuẩn của TSP trung bình 1 giờ thay thế cho PM10

AQIx h : Giá trị AQI theo giờ của thông số X (được làm tròn thành số nguyên).

Giá trị AQI theo giờ: AQIh = max(AQIhx)

Công thức tính của Mỹ:

 = AQI,

 = the pollutant concentration,

= the concentration breakpoint that is ≤ ,

= the concentration breakpoint that is ≥ ,

= the index breakpoint corresponding to ,

= the index breakpoint corresponding to .

Cũng không đơn giản đúng không nhỉ? Đo lường không khí là việc khá là phức tạp, tuy nhiên với các ứng dụng theo dõi AQI hiện nay thì người dùng không cần bận tâm đến các công thức Toán cũng có thể biết không khí nơi mình đang sống có trong lành hay không.

Sự ra đời của AQI

AQI ra đời năm 1968 tại Mỹ theo chỉ thị của Uỷ ban Kiểm soát Ô nhiễm không khí Quốc gia. Ông Jack Fensterstock, trưởng ban Kiểm soát Khí thải được giao nhiệm vụ thiết lập một hệ thống chỉ dẫn về ô nhiễm không khí và áp dụng tại các đô thị lớn của Hoa Kỳ. Đây là một phần của nỗ lực nhằm nâng cao ý thức của người dân và thay đổi thái độ của chính phủ Mỹ về ô nhiễm không khí. Thời kỳ đầu, do hạn chế về công nghệ nên các nhà khoa học chỉ đo được các loại khí CO, SO và TSP, tuy nhiên cách tính cũng tương tự như ngày nay: đo các hợp chất và dùng công thức toán học tổng hợp chúng vào một con số. Đó chính là AQI đầu tiên.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn như trang thiết bị, tiêu chuẩn không đồng đều hay ý kiến không thống nhất về các yếu tố gây ô nhiễm, Jack cùng các cộng sự đã thành công trong việc thu hút sự chú ý của công chúng và chính phủ Mỹ.

Cho đến ngày nay, AQI vẫn là thước đo quan trọng và duy nhất để người dân trên thế giới cảnh giác hơn về ô nhiễm không khí và tác hại của nó đến sức khoẻ.

Hiểu biết về không khí xung quanh mình là bước đi đầu tiên tiến tới thay đổi môi trường không khí - vốn không của riêng ai, mà là của tất cả chúng ta.

Nguồn: Airmap team

Video liên quan

Chủ đề