Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: Hãy nghĩ cho bản thân mình không vì sao

Cho ví dụ về mở rộng thành phần chủ ngữ (Ngữ văn - Lớp 6)

1 trả lời

Cho câu thơ :Mùa xuân người cấm súng (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Giải nghĩa cụ thể của từ đủng đỉnh (Ngữ văn - Lớp 6)

2 trả lời

Câu 1:Từ đoạn trích trên, có lẽ em đã hiểu thêm phần nào về sự cần thiết của việc tìm đc niềm vui, hạnh phúc trong nghề nghiệp hay công việc của mình. Ai cũng vậy đều có cho mình một công việc nghề nghiệp riêng, để đảm bảo cuộc sống cũng là đảm bảo ý nghĩa tồn tại của mỗi người. Nó là thứ giúp ta sống đúng nghĩa, đế tự khẳng định mình trong cuộc sống, mỗi người cần lựa chọn cho mình một nghề nghiệp và chuyên tâm theo đuổi, phấn đấu cho sự chọn lựa ấy. Do đó nghề nghiệp phải xuất phát từ sự đam mê, hạnh phúc, niềm vui nếu k sẽ chẳng có sự lâu bền. Chúng ta sẽ nhanh chán, bỏ cuộc, ghét bỏ công việc, k đem lại năng suất hiệu quả cao nếu làm sai nghề mình k thích. Do đó ta cần tìm kiếm niềm vui, niềm hạnh phúc đích thức trong nghề nghiệp để có thể làm việc hiệu quả nhất, năng suất nhất, góp phần cống hiến cho sự phát triển và xây dựng xã hội hiện nay. Do đó hãy chọn cho mình công việc phù hợp, luôn nhắc nhở bản thân chấp nhận và chú ý những mặt tích cực của hoàn cảnh thực tế cũng như công việc, bạn bè và đồng nghiệp… đừng đế ý nghĩ của mình đi quá xa, điều đó chỉ làm bạn thêm ì khi đến giờ đi làm. Hãy đem niềm vui vào công việc của bạn. Chúng ta để có thể có niềm vui hạnh phúc trong công việc hơn ai hết cần nỗ lực theo đuổi đam mê của chính mình, lựa chọn công việc là thế mạnh của mình. Công việc là một phần của cuộc sống, nếu k có niềm vui sự hạnh phúc điều đó sẽ giết chết chúng ta theo thời gian. Niềm vui, hạnh phúc là nhân tố quan trọng nhất quyết định công việc của mỗi người.

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Hãy học cách tự chủ trong mọi suy nghĩ và hành động, đừng bị phụ thuộc vào những người xung quanh. Sẽ không có ai có thể đi đôi giày của bạn để sống cho bạn suốt cuộc đời, vậy nên chớ để cho người khác định nghĩa bạn. Mỗi con người có những ưu tiên và giá trị khác nhau, nên hãy tự định nghĩa cuộc sống cho mình và hãy tự quyết định giá trị của chính bản thân. Bạn có thể lắng nghe và tôn trọng những ý kiến khác nhau, nhưng đừng để người khác phá vỡ quan điểm của bản thân khi bạn đã có niềm tin vững chắc vào nó. Nếu ai đó chê bạn xấu, lùn, da đen, nhưng đây là đặc điểm mà tạo hóa đã ban cho bạn khi bạn sinh ra thì những người chê bai mới là những người đáng phải xấu hổ. Nếu có ai đó than bạn là kẻ lười nhác hay thụ động, hãy hỏi lại họ xem họ có thể khuyên bạn làm những gì. Những người chỉ biết chê bai mà không có giải pháp cụ thể chỉ làm bạn cảm thấy nản chí và mất niềm tin vào bản thân. Những người đánh giá bạn không định nghĩa được bạn, mà họ đang định nghĩa bản thân mình. Học được cách không quan tâm đến sự đánh giá của người khác cũng làm cho cuộc sống của bạn thanh thản hơn. Hãy đi theo những ước mơ của bản thân nếu bạn tin vào những gì bạn đang làm, ngay cả khi bạn bị chỉ trích hay khi mọi người đều bảo bạn sẽ không đạt được chúng.” (Trích Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới, Nhóm tác giả Hồ Thu Phương, Nguyễn Phan Linh, Phạm Anh Đức, NXB Thế giới, 2018) Câu 1. Tác giả đã cho bạn lý do nào để khuyên bạn “Hãy đi theo những ước mơ của bản thân”? Câu 2. Theo tác giả, cần ứng xử như thế nào khi có ai than trách bạn là kẻ lười nhác hay thụ động? Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến: không ai có thể đi trên đôi giày của bạn để sống cho bạn suốt đời?

Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với quan niệm: Học được cách không quan tâm đến sự đánh giá của người khác cũng làm cho cuộc sống của bạn thanh thản hơn? Vì sao?

Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: "Hãy nghĩ cho bản thân mình" không? Viết đoạn văn (<15 dòng) nêu ý kiến của em

Suy nghĩ của em về quan điểm hãy nghĩ cho bản thân mình

Suy nghĩ về quan điểm hãy nghĩ cho bản thân mình vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc. Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được quan điểm hãy nghĩ cho bản thân mình là như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

  • Suy nghĩ về trách nhiệm chống giặc của công dân
  • Suy nghĩ về hậu quả của việc gây mất cân bằng hệ sinh thái của con người

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Nêu suy nghĩ về quan điểm hãy nghĩ cho bản thân mình

Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em có rất nhiều suy nghĩ về quan điểm "Hãy nghĩ cho bản thân mình". Thật vậy, trong cuộc sống, điều đó là hoàn toàn đúng. Chúng ta phải biết nghĩ cho bản thân trước khi nghĩ cho người khác. Đó là quy luật. Cuộc sống ở ngoài kia thật huyên náo và nhộn nhịp biết bao. Hơn nữa, nó còn chứa đựng và đầy rẫy những hiểm nguy, thử thách. Tuy nhiên, chỉ cần bạn mở rộng cánh cửa của tâm hồn mình, bạn sẽ biết rằng ở nơi đó cũng chứa đầy những điều tốt đẹp. Để mở rộng được cánh cửa đó, bạn phải nghĩ cho bản thân. Thật vậy, khi nghĩ cho bản thân, bạn không những tìm ra giá trị đích thực của mình mà còn có động lực để tiến lên phía trước. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng chỉ nghĩ về mình, nghĩ về lợi ích của mình mà quên đi hạnh phúc của người. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng nói "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Bởi lẽ đó, mỗi chúng ta hãy luôn nghĩ về bản thân để có cái nhìn tích cực về thế giới xung quanh, để kiếm tìm ra những điều phù hợp với bản thân từ đó kiên định theo đuổi, hiện thực hóa mục tiêu. Hơn hết, trong quá trình nghĩ về bản thân ấy, hãy biết nghĩ đến cả hạnh phúc của người khác.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Suy nghĩ về quan điểm hãy nghĩ cho bản thân mình. Qua đây chắn hẳn bạn đọc đã nắm được những ý chính cho bài viết của mình rồi đúng không ạ? Mong rằng qua đây bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết thêm các môn Toán 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Anh/chị có đồng tình với quan điểm sau của tác giả không: Người sống nguyên tắc là người có bản lĩnh, cần tự đặt mình vào những khuôn khổ đúng đắn để vươn tới chân - thiện - mĩ? Vì sao?

Xem lời giải

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 15 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 12

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

     Trước khi các em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hãy tập làm bất cứ thứ gì, có thể cả những thứ chẳng có ý nghĩa gì chứ không phải chỉ là điều các em thích hay cho là quan trọng. Đừng bực bội vì những việc mà các em đã không tin tưởng, vì như thế các em sẽ cảm thấy nhàm chán chính bản thân mình, cũng đừng đem bản thân so sánh một cách lệch lạc với những người như Baltimore Orioles (tên đội bóng chày chuyên nghiệp của Mỹ). Hãy giết chết cảm giác tự mãn và dễ dàng thỏa hiệp, cảm giác mọi thứ dường như đều có lý hay cảm giác tự bằng lòng trong trạng thái tinh thần u mê. Hãy làm cho bản thân xứng đáng với những gì mà các em đang cố gắng. Và hãy đọc, đọc mọi lúc, đọc như một nguyên tắc của bản thân và như một cách để tôn trọng chính mình. Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời. Hãy phát triển và bảo vệ một giá trị đạo đức bằng cách đưa ra các lập luận để chấp nhận nó. Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại. Hãy làm việc cật lực. Hãy nghĩ cho bản thân mình. Hãy yêu tất cả tấm lòng của mình. Và hãy làm tất cả những điều đó, như thể các em đang bị thúc giục, mỗi giây mỗi phút, từng chút một. Hãy tin bữa tiệc nào rồi cũng tàn nhưng các em đừng bao giờ tham gia vào một cuộc vui khi đã đến lúc tàn, cho dù buổi chiều hôm nay có rực rỡ đến thế nào.

(Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Welldesley – David MeCullough, theo //www.ehapu.edu.vn, ngày 5/6/2012)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn.

Câu 3. Tác giả quan niệm như thế nào về việc đọc?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Hãy nghĩ cho bản thân mình” không? Vì sao?

II.LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

     Từ nội dung chính đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tính tự mãn của học sinh ngày nay.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

     Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2016 tr.111)

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1:

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

* Cách giải:

Nội dung chính của đoạn trích: Sống là không chờ đợi.

Câu 3:

* Phương pháp: Đọc, tìm ý

* Cách giải:

Tác giả quan niệm về việc đọc như sau: Hãy đọc, đọc mọi lúc, đọc như một nguyên tắc của bản thân và như một cách để tôn trọng chính mình. Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời.

Câu 4:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

* Cách giải:

Có thể đồng tình hoặc không đồng tình hoặc đồng tình một phần.

- Nếu đồng tình, có thể lý giải như sau: Nghĩ đến bản thân là quan tâm và yêu thương chính mình. Khi mình biết yêu thương bản thân mình trọn vẹn mình sẽ biết yêu thương người khác trọn vẹn.

- Nếu không đồng tình, có thể lý giải như sau: Nghĩ đến bản thân quá nhiều sẽ là ích kỉ. Con người ích kỉ sẽ không biết quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh.

- Nếu đồng tình một phần có thể lý giải: Con người nên nghĩ đến bản thân và nghĩ đến cả những người xung quanh. Cần điều chỉnh sự quan tâm này cho phù hợp để tạo ra những ứng xử tốt đẹp.

II. LÀM VĂN 

Câu 1:

* Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…)

* Cách giải:

Yêu cầu về hình thức:

- Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ.

- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kỹ năng viết đoạn văn nghị luận.

Yêu cầu về nội dung:

Nêu vấn đề

* Giải thích vấn đề

- Tự mãn là tự lấy làm thỏa mãn về những gì mình đã đạt được, mà không cần phải cố gắng hơn nữa.

Phân tích, bàn luận vấn đề

- Tự mãn là một tính xấu

- Tác hại của tính tự mãn:

+ Con người sẽ bằng lòng với những gì mình có mà không cần cố gắng phấn đấu.

+ Con người ảo tưởng về bản thân mình.

- Nguyên nhân của thói tự mãn:

+ Do con người chủ quan, quên mất mình.

+ Do con người tự phụ, kiêu ngạo, luôn nghĩ mình hơn người khác.

- Biện pháp khắc phục:

+ Mỗi người cần phải rèn cho mình tính khiêm tốn.

+ Mỗi người phải tự nhận thức rõ về giá trị của bản thân.

- Ranh giới giữa tự tin với tự mãn rất gần.

Liên hệ bản thân

Câu 2:

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Giới thiệu tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc

- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Đường cách mạng, đường thơ Tố Hữu gắn liền với các chặng đường của cách mạng Việt Nam.

- Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Tập thơ là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và thắng lợi của dân tộc.

2. Phân tích

* Khái quát chung về bài thơ Việt Bắc

- Hoàn cảnh sáng tác: nhân sự kiện chiến dịch Điện Biên phủ thắng lợi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu từ Việt Bắc về thủ đô, Tố Hữu đã viết bài thơ này.

- Những câu thơ trong bức tranh tứ bình là lời của người ra đi gửi đến người ở lại.

- Hai câu thơ đầu của đoạn thơ là lời ướm hỏi của người ra đi băn khoăn về tình cảm ở lại với mình để từ đó giãi bày tâm tư, nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc.

* Đoạn thơ là bức tranh tứ bình về khung cảnh Việt Bắc.

- Hai câu đầu: giới thiệu nội dung bao quát cảm xúc chung của cả đoạn thơ. Câu đầu có tính chất đưa đẩy:

Ta về mình có nhớ ta

+ Đây là lời của của người ra đi nói với người ở lại, ướm hỏi, nhắc nhở tình nghĩa khi chia xa. Và hỏi cũng là để gợi dẫn, để tìm cơ hội bộc lộ tình cảm của mình:

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

+ "Hoa" và "người" đan xen hài hòa đằm thắm tạo nên nét riêng biệt của mảnh đất này.

- Tám câu thơ tiếp theo: được tổ chức trong một cấu trúc đặc sắc, những câu sáu dành để tả cảnh, những câu tám lại dành để tả người. Bốn cặp câu giống như bốn bức tranh của một bộ tứ bình.

+  Cảnh mùa đông:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

       Gam màu chủ đạo trong bức tranh này là gam màu xanh. Trên nền xanh bát ngát ấy, nổi bật lên những bông “hoa chuối đỏ tươi” xua tan đi vẻ âm u, thổi hơi ấm xua tan sương mù và gió rét. Sức nặng của hai câu thơ dồn vào hai chữ “đèo cao”, gợi lên tư thế hiên ngang của con người Việt Bắc trong công việc lao động.

+  Cảnh mùa xuân:

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

     Núi rừng Việt Bắc đã ngập trong một màu trắng thanh khiết, tinh khôi của hoa mơ. Thấp thoáng trong rừng hoa mơ ấy, ta bắt gặp hình ảnh con người Việt Bắc trong lao động, mang vẻ đẹp cần mẫn và tài hoa phù hợp với thiên nhiên thơ mộng và thanh khiết.

+ Cảnh mùa hạ:

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

     Câu thơ trên chỉ có sáu âm tiết nhưng đã gợi ra cả một chuỗi vận động liên hoàn: tiếng ve kêu gọi mùa hè đến, mùa hè với sắc nắng chói chang của nó nhuộm vàng cả rừng phách. Hình ảnh con người hiện ra qua cách gọi “cô em gái” khiến người Việt Bắc hiện lên thật thân thương, gần gũi. Đó có thể là người em gái đang hái măng rừng để nuôi quân. Con người hiện ra hết sức lặng lẽ: “cô em gái” chỉ có “một mình” giữa rừng măng, lao động trong thầm lặng, trong lãng quên, không cần được biết đến hay ngợi ca.

+ Cảnh mùa thu:

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

    Lẽ thường các bộ tứ bình thường bắt đầu là bức tranh mùa xuân và kết lại bằng bức tranh mùa đông. Nhưng trong tác phẩm của mình, nhà thơ lại mở màn bằng cảnh mùa đông và kết lại bằng một bức họa phẩm mùa thu với vầng trăng hòa bình chiếu rọi. Cảnh thật thơ mộng, hữu tình và yên bình, hạnh phúc!

    Nếu như trong toàn bộ tác phẩm, cặp xưng hô "ta" - "mình" luôn đồng hiện thì ở đây ta bắt gặp đại từ “ai”. Ai - phải chăng đó cũng chỉ là mình mà thôi. Đại từ phiếm chỉ khiến lời thơ trở nên tình tứ hơn, khiến nỗi nhớ như mang hình sắc của lứa đôi. Người ra về không tái hiện lại lời ca mà chỉ ghi lại ấn tượng mà bài ca đọng lại trong lòng người “ân tình thủy chung”. Đó là phẩm chất của những con người Việt Bắc, luôn son sắt thủy chung, một lòng với cách mạng. Chiến tranh dù qua đi, bụi thời gian dù có phủ bụi mờ lên những kỉ niệm thì vẻ đẹp của tấm lòng ấy mãi mãi vẹn nguyên trong kí ức của người ra đi.

=> Bốn bức tranh trên tôn lên giá trị của nhau, không thể tách riêng, chúng là bức tranh tuyệt sắc có sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên.

3. Kết bài

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ đề