Ai là người sáng lập ra hội việt nam cách mạng thanh niên

Ngày 21 tháng 6 năm 1925 tờ báo Thanh niên ra đời, và sau này ngày 21 tháng 6 cũng trở thành ngày báo chí Việt Nam. Đây là tờ báo đóng vai trò quan trong quá trình truyền bá chủ nghĩa Mac Lênin vào Việt Nam, tố cáo tội ác của Thực dân xâm lược cùng bè lũ tay sai.

Do đó qua nội dung dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về tờ báo này thông qua bài viết Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Vào năm 1923, một nhóm gồm 7 thanh niên ở Trung Quốc đã thành lập ra Tâm Tâm xã, hoạt động với tôn chỉ: “Liên hiệp những người có trí lực trong toàn dân Việt Nam không phân biệt ranh giới đảng phái, miễn là có quyết tâm hi sinh tất cả tư ý và quyền lợi cá nhân, đem tất cả sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm người của người Việt Nam”.

Đến cuối năm 1924 khi Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc), Người đã tiếp xúc ngay với nhóm Tâm Tâm xã và hướng họ đi theo con đường cách mạng của Chủ nghĩa Mac-Lênin. Đến tháng 3 năm 1925 thì Người tổ chức lại Tâm Tâm xã thành nhóm Cộng sản đoàn, trên cơ sở đó lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên vào tháng 6 năm 1925 và phát hành ra tuần báo Thanh niên vào trung tuần của tháng 6 năm 1925.

Điều lệ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là: “Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phụ trách tổ chức và lĩnh đạo cuộc cách mạng ở Việt Nam hết sức phấn đấu để thu phục lấy đại bộ phận thợ thuyền, dân cày và binh lính, dẫn đạo cho quần chúng lao khổ bị áp bức ấy liên hiệp với vô sản giai cấp thế giới để một mặt đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, chế độ phong kiến và binh lính; một mặt tham gia vào cuộc thế giới cách mạng san trừ tư bản chủ nghĩa cả thế giới đặng thực hiện chủ nghĩa cộng sản”.

Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên

Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng bộ gồm có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn lãnh đạo, có trụ sở chính đặt tại Quảng Châu.

Tại đây Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp huấn luyện chính trị diễn ra từ năm 1925 đến năm 1927, kết quả đã đào tạo được 75 người. Sau đó số lượng hội viên đã ngày càng tăng lên nhanh chóng, nhất là kể từ khi có phong trào vô sản hóa diễn ra vào năm 1928. Hội đã được xây dựng với các cơ sở trải khắp cả nước: các kỳ bộ Trung, Bắc, Nam…

Tiếp đó, Hội đã cho ra mắt tờ báo Thanh niên và xuất bản tác phẩm Đường kách mệnh để phục vụ cho công tác huấn luyện, tuyên truyền của mình. Tác phẩm Đường kách mệnh đã vạch ra những vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, qua đó mà việc truyền bá chủ nghĩa Mac Lê-nin cũng đã được đẩy mạnh thông qua phong trào Vô sản hóa.

Đến năm 1929, nhằm đáp ứng yêu cầu của phong trào công nhân và phong trào yêu nước, do vậy mà chi bộ cộng sản đầu tiên của nước ta đã được thành lập tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) vào tháng 3 năm 1929. Sau khi diễn ra đại hội lần thứ nhất vào tháng 5 năm 1929 thì Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã phân hóa ra thành hai tổ chức đó là: Đông Dương cộng sản đảng vào tháng 6 năm 1929 và An Nam cộng sản đảng vào tháng 8 năm 1929. Như vậy, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được xác định là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhằm đem lại tiếng nói rộng rãi trong quần chúng nhân dân, vào ngày 21 tháng 6 năm 1925, Báo Thanh niên ra đời, đây được xác định là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo, ngoài ra Người còn là cây bút chủ chốt.

Vào thời điểm khi mới thành lập, Báo Thanh niên có trụ sở đặt tại số nhà 13 nay là 248-250 đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây được xem là căn cứ quan trọng trong hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu và nó cũng có ảnh hưởng rất lớn đến phong trào cách mạng Việt Nam trước khi có sự xuất hiện của Đảng.

Những bài viết của Báo Thanh niên đều ngắn gọn, lời văn giản dị, trong sáng, dễ hiểu và có nội dung thường đề cập đến các vấn đề chính trị như: Đế quốc và thuộc địa, cách mạng và cải lương, thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng cách mạng và Đảng Cộng sản, học tập lý luận chủ nghĩa Mac-Lênin…

Thông qua quá trình hoạt động của Báo Thanh niên mà Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã thống nhất về phương hướng và cả nội dung tuyên truyền, giáo dục cả ở trong và ngoài hội, góp phần quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa Mac Lê-nin vào Việt Nam, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Việt Nam.

Như vậy có thể nhận thấy Báo Thanh niên không chỉ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên mà đồng thời còn giới thiệu chủ nghĩa Mac-Lênin với chiến thắng Cách mạng tháng 10 Nga đến Việt Nam. Bên cạnh đó cũng giải thích đường lối của cách mạng Việt Nam tại thời điểm lúc bấy giờ. Tại thời điểm ấy, báo Thanh niên cũng đã đề cập đến vấn đề thành lập một chính Đảng ở Việt Nam.

Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chính là tờ báo Thanh niên. Cũng vì vậy mà hoạt động của cơ quan này nhằm mục đích chính là phục vụ cho mục tiêu chính trị của Hội. Một trong những việc thành công mà tờ báo này đã làm được đó chính là việc tuyên truyền đường lối của cách mạng Việt Nam, cũng như định hướng cho việc thành lập một chính đảng ở Việt Nam.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là một tổ chức của Nguyễn Ái Quốc hoạt với vị trí vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Vậy vai trò của hội Việt Nam cách mạng thanh niên cụ thể ra sao?

Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Sự thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gắn liền với các hoạt động và công lao vĩ đại của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Tháng 11 -1924, Nguyễn Ái Quốc đã từ Liên Xô trở về Quảng Châu (Trung Quốc) để xúc tiến công việc chuẩn bị cho sự ra đời của chính đảng mácxít ở Việt Nam.

Tháng 2-1925 sau khi gặp nhóm thanh niên yêu nước trong tổ chức Tâm tâm xã, Người đã chọn một số thanh niên tích cực, thành lập ra nhóm Cộng sản đoàn. Trong số các thành viên lớp đầu có Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Vương Thúc Oánh, Trương Vân Lĩnh, Lưu Quốc Long, Lâm Đức Thụ. Trụ sở của Hội đặt tại Quảng Châu.

Dựa trên nhóm Cộng sản đoàn, tháng 6-1925 Nguyễn Ái Quốc thành lập một tổ chức cách mạng có tính chất quần chúng rộng rãi hơn, lấy tên là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, cơ quan tuyên truyền của Hội là tờ báo Thanh niên. Báo ra số đầu ngày 21-6-1925.

Tháng 7 – 1925, cùng một số nhà cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia…, Người sáng lập tổ chức Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, có quan hệ mật thiết với Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên. – Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đã công bố chương trình và điều lệ bao gồm đường lối chính trị và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hội.

Mục đích hoạt động của hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Mục đích của Hội là tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai. Cụ “làm cuộc cách mạng dân tộc (đánh đổ thực dân Pháp và giành độc lập cho xứ sở ) rồi sau đó làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và giành độc lập cho xứ sở ) rồi sau làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản)”

Chương trình của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên: Tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, lập các đoàn thể quần chúng; huy động lực lượng quần chúng đập tan bọn thực dân Pháp, giành lấy chính quyền khi có cơ hội tốt; lập chính phủ công, nông, binh; thực hiện chính sách kinh tế mới; bãi bỏ tư bản tư nhân; đoàn kết vô sản quốc tế và lập xã hội công sản.

Về tổ chức Hội có 5 cấp: tổng bộ, xứ bộ, tỉnh bộ, huyện bộ và chi bộ. Về thành phần xã hội, lúc đầu bao gồm 90% là trí thức tiểu tư sản, chi có 10% là công nông; vể sau tuy các thành phần công nông có tăng lên, nhưng lực lượng trí thức vẫn chiếm tới 40%.

Hoạt động của hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Sau khi thành lập, Hội đã phái người về nước để tuyển người sang Trung Quốc dự các lớp huấn luyện ở Quảng Châu hay để gửi sang Liên Xô học tại Trường Đại học Phương Đông. Đồng thời, Hội tiến hành lập các chi bộ các cấp ở trong nước. Từ đầu năm 1925 đến tháng 9 năm 1927, Hội đã tổ chức được 10 khóa đào tạo cho các học viên được tuyển mộ với trên 200 hội viên. Nội dung chương trình học tập bao gồm cả kiến thức lý luận và thực tiễn cách mạng. Kết thúc các lớp đào tạo, phần lớn cán bộ được đưa về nước để tuyên truyền vận động, xây dựng các cơ sở của Hội.  Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các học viên sau đó được tập hợp lại thành tập sách Đường kách mệnh.

+ Từ đầu năm 1926, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã bắt đầu phát triển cơ sở ở trong nước, đầu nărn 1927 các kỳ bộ được thành lập, ngoài ra còn chú trọng xây dựng cơ sở ở Xiêm, để mở rộng hoạt động tuyên truyền trong Việt kiều.

+ Năm 1927, Hội đã xây dựng được các cơ sở trên nhiều địa phương trong nước. Các Kỳ bộ, Tỉnh bộ được thành lập.

+  Cuối năm 1928, Hội tổ chức phong trào “vô sản hoá”, đưa các hội viên về các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, nông thôn để rèn luyện nâng cao lập trường giai cấp công nhân, đồng thời trực tiếp giác ngộ và tổ chức quần chúng đấu tranh.

Vai trò của hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã được Hồ Chí Minh nhận xét: “Nó là quả trứng, mà từ đó, nở ra con chim non cộng sản (Đảng Cộng sản)”. Cụ thể vai trò của hội Việt Nam cách mạng thanh niên là:

+ Thứ nhất: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng đông đảo từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản.

+ Thứ hai: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về nước, thúc đẩy phong trào công nhân, phong trào yêu nước phát triển, góp phần đánh bại quan điểm “phi vô sản”.

+ Năm 1928 có 300 hội viên, đến năm 1929 có 1.700 hội viên, nếu kể cả hội viên dự bị thì có gần 3.000 người. Hội có cơ sở ở nhiều trung tâm kinh tế, chính trị và trở thành lực lượng chính trị yêu nước rộng lớn trong cả nước. Những hoạt động của Hội đã tích cực thúc đẩy phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản. Sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng Việt Nam, lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện một tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản.

+ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc trong việc tuyên truyền, tổ chức cách mạng ở Việt Nam. Đây là một bước quá độ nhằm chuẩn bị cho sự ra đời 1 chính đảng Cộng sản sau này.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Vai trò của hội Việt Nam cách mạng thanh niên đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Video liên quan

Chủ đề