5 nhóm tính cách của trẻ sơ sinh

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Bạn muốn biết con mình sau này lớn lên sẽ có tính cách như thế nào. Sau đây là 4 kiểu tính cách của con, hãy theo dõi nhé!

Hãy tưởng tượng con bạn giống như một chiếc thuyền và tính cách của trẻ như đại dương. Trẻ sơ sinh như một chiếc thuyền trên mặt biển êm ả (tính cách dễ chịu), thuyền dễ dàng ra khơi trong năm đầu tiên. Nhưng chiếc thuyền chòng chành (khó giữ bình tĩnh) hoặc biển động (tính cách nóng nảy) khiến trẻ sơ sinh hay khóc quấy vì bé quá nhạy cảm.

May mắn thay… hầu hết trẻ sinh ra đều có tính cách dễ chịu!

4 kiểu tính cách của trẻ

Trẻ có tính cách dễ chịu

Tính cách của trẻ – Trẻ có tính cách dễ chịu như con thuyền trên mặt nước êm ả

Từ khi mới chào đòi, em bé vòi vĩnh nhẹ nhàng, như thể để nói, “Mẹ ơi, ở đây sáng quá!”

Thời điểm này bé vượt qua mọi thứ trong cuộc sống một cách dễ dàng.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Tuy nhiên, những đứa trẻ nhạy cảm hoặc dễ xúc động thường la hét, như chiếc thuyền trong cơn bão.

Trẻ nóng nảy: Đứa trẻ cá tính

Lizzy và cô em sinh đôi Jennifer như sống trong vỏ ốc. Cả hai đều siêu nhạy cảm với tiếng ồn và những tiếng nổ bất ngờ. Nếu không vừa ý, chúng khóc với sức mạnh điếc tai. Sự khác biệt của chúng: Jenny có thể tự trấn tĩnh bản thân, nhưng một khi Lizzy đã khóc, bé không tự kiềm chế được.

Hai loại tính cách đặc biệt khó tính: những đứa trẻ nhạy cảm với mọi thứ… và những người cáu kỉnh và dữ dội.

Trẻ nhạy cảm: mong manh dễ vỡ

Bạn có quen ai quá nhạy cảm với âm thanh, phòng lộn xộn hoặc mùi mạnh không? Tương tự như vậy, trẻ nhạy cảm có xu hướng bị giật mình khi điện thoại đổ chuông hoặc kêu lên với hương vị lanolin trên núm vú. Mong manh và dễ vỡ, những đứa trẻ này cởi mở với tất cả mọi thứ xung quanh… và một khi đã khóc thì rất khó nín.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Tính cách của trẻ – nhạy cảm

Nếu con bạn là một đứa bé nhạy cảm, bạn thấy đôi khi bé nhìn ra chỗ khác khi bạn cho bé ăn hoặc chơi. “Cái nhìn ác cảm này” không có nghĩa bé không thích bạn hoặc không muốn nhìn bạn. Nó chỉ có nghĩa là bạn đang gần sát bé quá. (Hãy tưởng tượng một khuôn mặt đột nhiên đến ngay trước mũi của bạn. Bạn cũng vậy, có thể cần nhìn đi chỗ khác!) Lùi lại một hoặc hai bước để nới rộng không gian giữa bé và bạn.

Bé mạnh mẽ: Tính cách giữa sự cáu kỉnh… và sự nổi giận

Tất cả trẻ sơ sinh đều hay không vừa lòng với điều gì đó. Dỗ một đứa trẻ bình tĩnh khá đơn giản, nhưng những đứa trẻ mạnh mẽ có xu hướng nổ tung. Một khi những đứa trẻ này đang khóc lóc, dỗ dành bé thực sự khó khăn, ngay cả khi bé có được những gì mình muốn.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Bà mẹ Jackie từng chứng kiến ​​cơn khóc dữ dội này khi đứa con hai tháng của cô bị đói.

Jeffrey gào khóc như thể “Cho tôi ăn hoặc tôi sẽ chết!”. Tôi đã nhảy ra khỏi ghế sofa, vạch ti ra và chạy đến với bé. Nhưng bé lờ và tiếp tục khóc lóc và giãy dụa.

Tôi đã lo lắng rằng bé nghĩ tôi cho bé ti chỉ để bé nín chứ không phải tình yêu thương của mẹ dành cho con. Bất chấp sự phản kháng, tôi vẫn kiên trì cho đến khi bé chịu ôm. Và sau đó, bé bú liên tục như thể bị đói đã vài tháng.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Cô Jackie biết rằng Jeffrey không cố ý phớt lờ mẹ, bé chỉ là một đứa bé nhỏ… ẩn chứa một nhân cách lớn.

Tính cách của trẻ có thay đổi khi bé lớn lên không?

Khi lớn lên, trẻ không bớt nhạy cảm, nhưng chúng đã có thể cân bằng tính cách của mình. Đến 3 tháng, em bé của bạn mỉm cười, gật gù, lăn, nắm và nhai để thể hiện sự phấn khích và khó chịu. Và một hoặc hai tháng sau đó, bé sẽ biết cười, nắm đồ vật và tập đi.

Theo thời gian, sự hưng phấn thể hiện bằng tiếng thét sẽ được thay thế bằng tiếng cười khúc khích. Vì vậy, nếu bạn có một em bé nhõng nhẽo, đừng lo lắng. Đứa trẻ dễ cáu kỉnh sau này thường trở thành những vui tính và sôi nổi nhất trong gia đình (Này mẹ, nhìn kìa! Nhìn kìa! Thật lạ thường!”). Và những đứa trẻ nhạy cảm lớn lên thành những đứa trẻ giàu lòng nhân ái và sâu sắc nhất. (Không, mẹ, nó không phải màu tím. Đó là hoa oải hương đấy”).

Theo happiestbaby

Đọc thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra đến lúc khôn lớn, trưởng thành đều phải trải qua các giai đoạn phát triển hình thành tính cách và biến đổi sinh lý khác nhau. Nếu như không thấu hiểu tâm lý của trẻ, mẹ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục và định hướng phát triển tâm lý cho trẻ. Chính vì vậy, nhà mình sẽ cung cấp cho các mẹ về sự hình thành tính cách của trẻ em. Giúp cho các mẹ hiểu hơn nhá !

1. Tính cách của trẻ em được định nghĩa như thế nào?

Tính cách của trẻ em được chia thành các nhóm tính cách. Mỗi nhóm tính cách được đặc trưng bởi những tính cách, khả năng, đặc điểm nổi trội của trẻ.

9 đặc điểm ảnh hưởng đến tính cách của trẻ con:

  • Mức độ hoạt động: Trẻ năng động như thế nào?
  • Nhịp độ sinh học: Thói quen ăn, ngủ và bài tiết
  • Phân tâm: Cách trẻ bị phân tâm khỏi một hoạt động hay nhiệm vụ
  • Tiếp cận và thay đổi: Cách trẻ tiếp cận một tình huống, con người, địa điểm, thức ăn mới khi thay đổi thói quen
  • Khả năng thích ứng: Cách trẻ dễ dàng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ tình huống này sang tình huống khác
  • Kiên trì: Cách trẻ phản ứng khi phải đối mặt với khó khăn
  • Mức độ phản ứng: Cách trẻ phản ứng với tình huống, dù tích cực hay tiêu cực
  • Sự nhạy cảm: Mức độ nhạy cảm của trẻ đối với những tác động bên ngoài như tiếng ồn, ánh sáng, thức ăn hoặc khi bị chạm vào
  • Tâm trạng: Có thể là sự lạc quan hay nghiêm túc

2. Thế nào là hình thành tính cách của trẻ em?

Các mẹ không thể quyết định được tính cách các bé mình sinh ra. Nhưng không có nghĩa là mẹ chẳng thể làm gì với tính cách của bé. Thiên hướng tính cách bẩm sinh của bé chỉ là một phần cá tính của bé sau này. Một phần quan trọng khác chính là cách mẹ phản ứng và xử sự với những tính cách thiên bẩm của con.

Các mẹ không thể quyết định được tính cách của trẻ mình sinh ra

Việc phát triển tính cách bẩm sinh của một đứa trẻ cũng khó như việc cố thay đổi thói quen của người bạn đời, mẹ có thể giúp bé nhận ra năng lực tiềm ẩn một cách toàn diện bằng cách mang đến cho bé cơ hội trải nghiệm và khám phá những gì phù hợp nhất với bé.

3. Sự hình thành tính cách của trẻ em

Tính cách của trẻ em sẽ được hình thành khá sớm mẹ hay để ý vấn đề này nhé. Một vài đặc điểm sẽ hiển nhiên xuất hiện ngay từ khi bé ra đời. Một vài đặc điểm khác thì lại xuất hiện khi bé được khoảng 3 – 4 tháng tuổi. Và một vài đặc điểm có thể phát triển dần về mức độ theo thời gian.

Chẳng hạn như nỗi thất vọng của trẻ sẽ được cải thiện khi trẻ đạt được sự tự tin, hoặc sự hiếu động của bé cũng sẽ giảm dần khi khả năng tập trung của bé tốt hơn. Ngay cả những cá tính khó nhằn nhất vẫn có thể trở nên đơn giản hơn. Chẳng hạn như cách bé đối phó với những thăng trầm của cuộc sống. Và cách tìm kiếm niềm vui, hạnh phúc cho chính mình. Tất nhiên là phải cùng với sự hỗ trợ và hướng dẫn của bạn.

Sự hình thành tính cách của trẻ

Sau đây là 3 nhóm tính cách cơ bản của trẻ em mẹ cần nắm rõ

3.1.Tính cách của trẻ em: Dễ tính hoặc hoạt bát (Chiếm 40% trẻ em)

Bé dễ tính hoặc hoạt bát thường thể hiện tính cách qua:

  • Việc ăn, ngủ và bài tiết theo một quy luật ổn định
  • Dễ dàng thích nghi với các tình huống, con người mới, thay đổi môi trường
  • Giữ tâm trạng tích cực
  • Thể hiện cảm xúc nhẹ nhàng và ôn hòa

Mẹ ắt hẳn thấy tính cách của trẻ là người thân thiện, vui vẻ, tốt bụng và dễ tính. Điều này sẽ giúp mẹ cũng như bố cảm thấy bản thân đang làm tốt vai trò.

3.2.Tính cách của trẻ em: Khó tính, dễ bị kích thích (Khoảng 10% trẻ em)

Bé có tính cách khó tính, dễ bị kích thích thường:

  • Việc ăn, ngủ và bài tiết không theo một quy luật nhất định
  • Chậm thích ứng với các tình huống xảy ra, con người mới và khi thay đổi môi trường
  • Tâm trạng tiêu cực
  • Thể hiện cảm xúc một cách mạnh mẽ

Ở tính cách của bé trên, mẹ có thể thấy bé là một đứa trẻ cứng đầu và dữ dội, khiến công việc chăm sóc trở nên khó khăn. Các bậc phụ huynh sẽ cảm thấy chăm trẻ là công việc rắc rối.

3.3.Tính cách của trẻ: Khó gần hoặc thận trọng (Khoảng 15% trẻ em)

Tính cách của trẻ em khó gần biểu hiện:

  • Cảnh giác và chậm thích nhi với các tình huống, con người mới và sự thay đổi môi trường
  • Sẽ cảm thấy thoải mái hơn sau một lúc tham gia (một khi thấy thoải mái, bé hoàn toàn có thể hoạt bát như mọi đứa trẻ khác)
  • Giữ tâm trạng nghiêm túc
  • Thể hiện cảm xúc nhẹ nhàng

Ở đây, tính cách của trẻ là người nhút nhát, sợ hãi và nhạy cảm. Điểm này chính là điểm làm bố mẹ băn khoăn, không biết có thể làm gì để gần gũi bé hơn

4. Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ em

4.1.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 0 đến 1 tuổi

Ở tuổi này, khóc là cách bé có thể truyền đạt nhu cầu của chúng. Mẹ cần học cách cảm nhận sự khác biệt giữa tiếng khóc khi bé đói, bé mệt. Hay khi bé thấy khó chịu. Trong những năm đầu của cuộc đời bé cần được người lớn thỏa mãn những nhu cầu bản năng. Vì vậy năm đầu mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ đặc biệt tác động đến sự phát triển của bé. Bé có thể cảm nhận được cảm xúc trong giọng nói của bạn, hãy nhẹ nhàng và thân thiện để con cảm thấy an toàn và được yêu thương.

Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 0 đến 1 tuổi

4.2.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Bé ở độ tuổi này nên có nhiều tương tác xã hội và trải nghiệm bên ngoài. Tuy nhiên, khi các bé chơi cùng nhau. Các bé sẽ chưa thực sự tương tác và hiểu khái niệm chia sẻ. Những cơn giận dữ, tranh giành sẽ thường xuyên xảy ra. Mẹ không nên kỷ luật bé bằng cách la mắng hay đánh bé. Ví dụ mẹ bảo yêu em, trẻ sẽ cảm nhận được thông qua giọng nói, nét mặt, thái độ, cử chỉ của người mẹ. Ngôn ngữ của bé ở giai đoạn này, bé nói từ đơn rồi nói cụm từ và thành câu.

Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 1 đến 3 tuổi

4.3.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 3 đến 6 tuổi

Bé thích khám phá thế giới xung quanh một cách nhanh chóng. Hoạt động tiếp xúc với đồ vật ngày càng mở rộng, vốn từ tăng nhanh. Biết nói thành câu, biết nghe và kể chuyện. Trẻ thích thú trong các hoạt động trò chơi, học nói, học ăn hay đặt câu hỏi tại sao và bắt đầu đưa ra ý kiến.

Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 3 đến 6 tuổi

4.4.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 6 đến 10 tuổi

Bé có thể ghen tị với người khác. Tại thời điểm này, mẹ nên dạy bé tự học và cách tôn trọng, lắng nghe người lớn. Mẹ cũng nên cố gắng dành nhiều thời gian chất lượng với con nhiều nhất có thể. Chẳng hạn như đưa trẻ đi chơi và chơi cùng bé.

Đến cuối độ tuổi này nhân cách của bé được hình thành với những nếp sống, thói quen. Và những hành vi có ý thức, tự khép mình vào quy tắc xã hội. Hoặc theo những giá trị bản thân đã chấp nhận. Từ quan hệ ruột thịt dần dần chuyển sang quan hệ xã hội, trẻ có sự thay đổi môi trường sống. Không phải môi trường quen thuộc như trước đây mà vươn ra quan hệ ngoài xã hội như là quan hệ thầy cô, bạn bè.

4.5.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 10 đến 15 tuổi

Bước sang giai đoạn này hình thành tính cách của trẻ lớn lên rất nhanh. Có sự thay đổi trong hoạt động của hệ nội tiết và đáng chú ý nhất đó là sự phát dục. Vì vậy, đây còn gọi là độ tuổi đậy thì. Các đặc điểm sinh dục phát triển, tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động. Tuổi dậy thì con trai bắt đầu và kết thúc chậm hơn con gái từ 1-2 năm. Trong gian đoạn này, trẻ cũng sẽ có những suy nghĩ độc lập hơn và có những rung động đầu đời.

Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 10 đến 15 tuổi

4.6.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 15 đến 18 tuổi

Sự hình thành tính cách của trẻ. Hay nhu cầu khẳng định bản thân, ý thức bản thân ở độ tuổi này cũng phát triển. Với bước biến chuyển này giúp thiếu niên nhận thức, đánh giá được bản thân. Dựa vào những tiêu chuẩn đánh giá của mọi người thiếu niên sẽ xem xét hành vi và hoạt động của trẻ có phù hợp với yêu cầu của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, giai đoạn này thiếu niên cũng rất nhạy cảm với những đánh giá của mọi người xung quanh. Do đó đôi khi chỉ là những thành công nhỏ được người khác quá chú ý cũng dể tạo cho các trẻ tự cao, đánh giá cao bản thân của mình.

Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 15 đến 18 tuổi

5. Hiểu tính cách của bé là điều mẹ cần làm

Ai trong chúng ta cũng được sinh ra và tiếp cận, phản ứng, tương tác với thế giới theo một cách riêng. Còn được gọi là tính cách. Dù tính cách có các mức độ khác nhau, nhưng hầu hết mọi người đều có cuộc sống bình thường nhờ vào sự giáo dục của gia đình

Điều đó thể hiện rằng, sự hỗ trợ, hướng dẫn và những giới hạn giúp trẻ em vượt qua những thách thức liên quan đến tính cách. Một bé ở tuổi chập chững có thể học đếm từ 0 – 50 trong khi ban đầu bé không hề biết đến chữ số. Giống như vậy, bé cũng có thể học cách tự kiểm soát bản thân

Hay, những em bé hay lo lắng thì mẹ cần để bé được tiếp xúc với nhiều tình huống và môi trường khác nhau. Nhờ đó con sẽ học được cách thích nghi và ít căng thẳng hơn. Hoặc những em bé nghiêm túc có thể không bao giờ trở thành một diễn viên hài được nhưng bé hoàn toàn có thể luyện tập để phát triển óc hài hước hơn.

6. Tại sao cần hình thành tính tự lập cho trẻ ?

Vì các mẹ nuông chiều bé đã dẫn đến con không có hình thành tính tự lập. Hoặc không biết làm một việc gì ngoài việc học. Nếu bé cứ ỷ lại , sống dựa dẫm vào mẹ. Như vậy thì tương lai trẻ sẽ thiếu đi cơ hội việc làm, khả năng thích ứng trong xã hội và thích ứng với công việc.

Và khi các bé có tính tự lập thì:

  • Có thể làm hết mọi việc ngay từ nhỏ từ đó giúp con tự tin vào bản thân mình hơn. Đây là chìa khóa quan trọng cho bé trưởng thành.
  • Sẽ không dựa dẫm hay phụ thuộc vào mẹ khi đến tuổi đi làm. Và có thể tự giải quyết được mọi việc của bản thân một cách tốt hơn.
  • Có thể hỗ trợ mẹ nhiều việc phù hợp như làm việc nhà,…
  • Bé sẽ tự tin hơn về bản thân khi giao tiếp hay làm bất cứ việc gì. Và luôn cảm thấy vui vẻ khi tự làm mọi thứ và hạnh phúc khi hoàn thành nhiệm vụ.
Tại sao cần hình thành tính tự lập cho trẻ?

7. Các phương thức chính giúp bé phát triển tính cách

7.1.Thấu hiểu tính khí của con

Mẹ nên chú ý đến cách bé tiếp cận, phản ứng và tương tác với thế giới. Mẹ có thể đặt các câu hỏi như:

  • Việc học tập từ các tình huống ngẫu nhiên có gây khó khăn cho bé?
  • Bé có hay khó ngủ không?
  • Cách bé chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác như thế nào?
  • Các bé đối phó với môi trường kích thích cao như khu vui chơi đông đúc ra sao?
  • Bé có thể bình tĩnh khi cảm thấy buồn bã hoặc hưng phấn?

7.2.Chấp nhận tính cách của con

Mẹ có thể chưa biết , rằng tính cách giống như màu mắt vậy. Bé dễ tính sẽ khiến cha mẹ và người chăm sóc cảm thấy thoải mái hơn nhưng bố mẹ cần phải chấp nhận tính cách của bé dù tính cách của bé có ra sao.

Việc mẹ cố gắng thay đổi tính cách của bé sẽ có khả năng phản tác dụng và tổn thương bé. Tất nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bé có thể làm bất cứ điều gì mình muốn mà hãy để bé phát triển một cách lành mạnh, bé cần phải cảm thấy được yêu thương vì là chính bản thân mình.

7.3.Tạo cho con một tấm gương học tập về tính cách

Trong những giai đoạn đầu đời, bố mẹ chính là người mà bé tiếp xúc nhiều nhất. Điều này là nguyên nhân chính hình thành nên tính cách của trẻ em. Việc bố mẹ có những hành vi xấu cũng tác động rất lớn đến trẻ đó mẹ nhé! Vậy nên, hãy là một tấm gương để con noi tho mẹ nhé! Ngoài ra, phương pháp nuôi dạy con khoa học cũng vô cùng quan trọng, mẹ nên lưu tâm mẹ nhé!

Hãy dạy cho các bé biết yêu thương và quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh

Xem thêm: Know Your Baby’s Personality Based On Their Birth Month

Nguồn: KD Concepts (Youtube)

Trên đây, nhà mình đã cung cấp cho các mẹ về sự hình thành tính cách của trẻ em. Hy vọng các mẹ có thể tìm hiểu nhiều hơn về bé. Để giúp bé phát triển tính cách tốt đẹp về các độ tuổi phù hợp nhé!

Mẹ có thể quan tâm đến bài viết này:

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng nhẹ cân lớn nhanh như thổi

Video liên quan

Chủ đề