01 kqkt-bctc kết quả kiểm toán bctc năm 2024

Nhằm đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình quản lý tài chính, việc kiểm tra báo cáo tài chính trở thành một bước không thể bỏ qua. Trong bài viết này, SAPP giúp bạn gửi lên cơ quan Thuế một bản báo cáo tài chính chuẩn chỉ nhất.

1. Quy định về nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì thời hạn nộp báo cáo tài chính năm như sau:

  • Đối với doanh nghiệp nhà nước:
    • Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
    • Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
  • Đối với các loại doanh nghiệp khác:
    • Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
    • Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
  • Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: Phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.

2. Cách kiểm tra nhanh báo cáo tài chính đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác và thể hiện hiệu quả quản lý tài chính của một doanh nghiệp. Qua những bước kiểm tra chi tiết và cẩn thận, chúng ta có thể phát hiện sớm các sai sót và nguy cơ tiềm ẩn trong báo cáo tài chính. Điều này không chỉ giúp bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp mà còn tạo ra môi trường tin cậy và minh bạch trong việc đầu tư của các bên liên quan khác. Kết quả của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính là ý kiến của kiểm toán viên đưa ra trong báo cáo kiểm toán. Vậy báo cáo kiểm toán là gì? Báo cáo kiểm toán bao gồm những phần nào? Ý kiến kiểm toán là như thế nào? Hôm nay, IAC Hà Nội sẽ giới thiệu với các bạn mẫu báo cáo kiểm toán tài chính, nội bộ chuẩn nhất với những nội dung đầy đủ theo quy định của chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam.

Báo cáo kiểm toán có thể hiểu là bảng tổng hợp kết luận cuối cùng của kiểm toán viên mà trên đó kiểm toán viên đánh giá báo cáo tài chính của công ty đã phản ánh trung thực, hợp lý hay chưa? Đã tuân thủ đúng theo Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành hay chưa. Qua đó đưa ra ý kiến kiểm toán viên về báo cáo tài chính.

01 kqkt-bctc kết quả kiểm toán bctc năm 2024

Nội dung của báo cáo kiểm toán là gì?

  • Báo cáo kiểm toán phải được lập bằng văn bản
  • Số hiêu và tiêu đề:

Báo cáo kiểm toán phải ghi rõ số hiệu phát hành báo cáo kiểm toán và tiêu đề là “Báo cáo kiểm toán độc lập”.

  • Người nhận báo cáo:

Báo cáo phải chỉ rõ người nhận báo cáo kiểm toán

  • Mở đầu của báo cáo kiểm toán phải:

– Nêu rõ tên đơn vị có BCTC đã được kiểm toán;

– Nêu rõ rằng báo cáo tài chính đã được kiểm toán;

– Nêu rõ tiêu đề của từng báo cáo cấu thành bộ báo cáo tài chính;

– Tham chiếu đến phần tóm tắt các chính sách kế toán quan trọng và các thuyết minh khác;

– Nêu rõ ngày kết thúc kỳ kế toán hoặc kỳ kế toán của từng báo cáo cấu thành bộ báo cáo tài chính;

– Nêu rõ ngày lập và số trang của báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

  • Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán:

Là chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày trung thực và hợp lý BCTC theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý liên quan đến việc lập và trình bày BCTC.

  • Trách nhiệm của kiểm toán viên:

Đưa ra ý kiến ý kiến về BCTC dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán

  • Ý kiến kiểm toán về BCTC đã được kiểm toán:

Các loại ý kiến kiểm toán về BCTC:

– Ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần là khi kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính được lập trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, ý kiến kiểm toán phải sử dụng mẫu câu sau: “Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu,…phù hợp với [khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng]”

– Ý kiến kiểm toán dạng không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần là:

+ Dựa trên bằng chứng kiểm toán thu thập được, kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, vẫn còn sai sót trọng yếu; hoặc

+ Kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra kết luận rằng báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, không còn sai sót trọng yếu.

  • Chữ ký của kiểm toán viên:

Báo cáo kiểm toán phải có 2 chữ ký của 2 kiểm toán viên hành nghề, dưới mỗi chữ ký phải ghi rõ họ và tên, số đăng ký hành nghề kiểm toán

  • Ngày lập báo cáo kiểm toán:

Ngày lập báo cáo kiểm toán không được trước ngày mà kiểm toán viên thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính

  • Tên và địa chỉ doanh nghiệp kiểm toán:

Báo cáo kiểm toán phải ghi rõ tên và địa chỉ doanh nghiệp kiểm toán

\>> Tham khảo các dịch vụ kiểm toán Chất lượng tại IAC Hà Nội để có được lựa chọn tốt nhất cho Doanh nghiệp: Dịch vụ kiểm toán !

Mẫu báo cáo kiểm toán tài chính, nội bộ cơ bản nhất

Trên đây là toàn bộ nội dung của các loại báo cáo kiểm toán cơ bản nhất hiện nay. Chúng tôi sẽ đưa ra một bản mẫu báo cáo kiểm toán chi tiết mà bạn có thể tham khảo:

01 kqkt-bctc kết quả kiểm toán bctc năm 2024

Công ty kiểm toán XYZ

Địa chỉ, điện thoại, fax…

Số: … /20×2

BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Kính gửi: [Người nhận báo cáo kiểm toán]

Chúng tôi đã kiểm toán báo cáo tài chính kèm theo của Công ty ABC, được lập ngày…, từ trang…đến trang…., bao gồm Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/20×1, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (nếu có), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày và Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Trách nhiệm của Ban Giám đốc

Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính của Công ty theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.

Trách nhiệm của Kiểm toán viên

Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính của Công ty có còn sai sót trọng yếu hay không.

Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về các số liệu và thuyết minh trên báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá các rủi ro này, kiểm toán viên đã xem xét kiểm soát nội bộ của Công ty liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của kiểm soát nội bộ của Công ty. Công việc kiểm toán cũng bao gồm đánh giá tính thích hợp của các chính sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính kế toán của Ban Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính.

Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán của chúng tôi.

Ý kiến của Kiểm toán viên

Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/201x, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.